helloo

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của helloo
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong môi trường học đường – nơi rèn luyện tri thức và đạo đức cho thế hệ trẻ – việc giữ gìn lời ăn tiếng nói là vô cùng cần thiết. Thế nhưng hiện nay, hiện tượng nói tục, chửi bậy trong học sinh lại đang diễn ra khá phổ biến và trở thành một vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa học đường và sự phát triển nhân cách của các em.

Nói tục, chửi bậy là hành vi sử dụng những từ ngữ thô tục, thiếu văn hóa trong giao tiếp. Nhiều học sinh cho rằng đây chỉ là thói quen nhỏ, mang tính vui đùa, không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc lạm dụng ngôn từ thiếu chuẩn mực sẽ làm giảm giá trị giao tiếp, tạo ấn tượng xấu về bản thân, gây tổn thương cho người khác và làm suy giảm môi trường học tập lành mạnh. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến lối sống và đạo đức lâu dài của người học sinh, khiến các em dễ bị hiểu lầm hoặc xa lánh trong tập thể.

Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ nhiều phía. Một phần là do học sinh bị ảnh hưởng từ các nguồn thông tin không lành mạnh trên mạng xã hội, phim ảnh thiếu chọn lọc. Ngoài ra, việc chưa được giáo dục đầy đủ về ngôn ngữ ứng xử, cũng như thiếu sự nhắc nhở từ gia đình và nhà trường, đã khiến thói quen xấu này ngày càng lan rộng. Một số học sinh vì muốn hòa nhập với bạn bè hoặc không ý thức rõ hậu quả, nên vẫn tiếp tục sử dụng lời nói không phù hợp.

Để khắc phục, cần sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và bản thân học sinh. Gia đình nên làm gương trong cách nói năng và thường xuyên nhắc nhở

3. Đoạn văn phân tích làm rõ chủ đề truyện

Chủ đề chính của truyện Hai người cha là tình cha sâu sắc và lòng nhân ái giữa con người với nhau trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Tác phẩm không đơn thuần chỉ phản ánh hiện thực mất mát mà còn nhấn mạnh sức mạnh kết nối của tình người – nơi chiến tranh không thể phá vỡ được những giá trị đạo đức và lòng yêu thương. Thông qua hình ảnh hai người cha – một người nuôi, một người ruột thịt – truyện thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu và sẵn sàng hy sinh vì người khác. Tác phẩm truyền đi thông điệp rằng: trong đau thương, con người vẫn có thể tìm thấy ánh sáng của tình yêu thương, và chính điều đó làm nên vẻ đẹp của cuộc sống.

2. Đoạn văn phân tích nhân vật ông Tám Khoa

Ông Tám Khoa trong truyện Hai người cha là một người lính cách mạng đã dành cả tình thương, sự chăm sóc và hy sinh để nuôi dưỡng đứa con của đồng đội đã hy sinh. Nhân vật ông Tám hiện lên với vẻ đẹp của lòng vị tha, trách nhiệm và tình yêu thương không biên giới. Dù biết mình không phải là cha ruột, ông vẫn yêu thương đứa trẻ bằng cả tấm lòng. Khi gặp người cha ruột của bé, ông không oán trách, không tranh giành, mà ngược lại, nhường lại con cho người cha thực sự, một cách đầy xúc động và cao thượng. Hình ảnh ông Tám Khoa là biểu tượng cho người lính giàu lòng nhân ái, dám hy sinh vì đồng đội và sống trọn vẹn với chữ "nghĩa" giữa thời chiến.

1. Đoạn văn phân tích truyện “Hai người cha”

Truyện ngắn Hai người cha của Lê Văn Thảo là một tác phẩm giàu tính nhân văn, kể về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa hai người lính – một người là cha nuôi, một người là cha ruột – cùng có chung tình yêu và sự hy sinh dành cho một đứa trẻ. Truyện khắc họa sâu sắc những mất mát, đau thương mà chiến tranh để lại, nhưng nổi bật hơn cả là tình yêu thương, sự thấu hiểu và lòng nhân hậu giữa con người với nhau. Qua lối kể chân thực, giản dị nhưng đầy cảm xúc, tác phẩm khiến người đọc xúc động trước sự cao cả của tình cha và thông điệp về lòng vị tha, bao dung trong cuộc sống. Truyện không chỉ nói về chiến tranh mà còn là lời ngợi ca tình người và phẩm chất cao đẹp của những người lính Việt Nam.

Hai câu đầu:câu trên sử dụng biện pháp hoán dụ qua từ "mồ hôi" ý chỉ công sức người sự vất vả của người dân thúc khuya dậy sớm cày sâu cuốc bẫm với hy vọng về 1 mùa bội thu.

 

Ở trước nhà em có trồng rất nhiều tre. Khi rảnh rỗi, em thường ngồi đếm các đốt của từng cây tre. Mỗi lần như vậy em lại nhớ về truyện cổ tích Cây tre trăm đốt mà mẹ từng kể.

Chuyện kể về một anh chàng đầy tớ nghèo khó nhưng chịu khó làm lụng. Anh làm việc cho lão phú ông trong làng, và được ông ta hứa là nếu chịu khó làm thì lão sẽ gả cô con gái xinh đẹp của mình cho. Nghe vậy, anh vui lắm, nên ra sức làm những việc phú ông yêu cầu, không quản mệt nhọc, vất vả.

Tuy nhiên, đời nào mà lão phú ông lại gả con gái của mình cho một kẻ nghèo khổ, đi làm thuê cơ chứ. Đến khi cô con gái đủ tuổi kén rể thì ông ta đã vội vàng đồng ý, gả cô cho tên nhà giàu ở làng bên.

Vì để dấu diếm chàng đầy tớ nhà mình, phú ông nói với chàng trai rằng, hãy tìm cho được một cây tre trăm đốt về làm sính lễ thì mới gả con gái cho. Thế là chàng trai vội vàng lên rừng tìm kiếm cây tre trăm đốt. Thế nhưng chàng tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được cây tre trăm đốt nào cả. Quá mệt mỏi và tuyệt vọng, chàng ngồi xuống bật khóc tức tưởi. Đúng lúc đó bụt hiện lên, bảo anh hãy chặt một trăm đốt tre và dạy cho anh hai câu thần chú. Câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để một trăm đốt tre tự gắn lại với nhau tạo thành cây tre trăm đốt. Câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tự rời nhau ra.

 

Thế là chàng trai mừng rỡ mang tre về nhà. Về đến nơi, chàng thấy trên sân là đám cỗ linh đình thì nhận ra là mình bị lừa. Thế nhưng chàng vẫn gọi phú ông ra xem cây tre trăm đốt. Khi lão ta vừa lại gần, chàng đọc ngay thầ chú “Khắc nhập, khắc nhập” khiến lão bị dính luôn vào cây tre. Cả nhà hỗn loạn, đầy tờ tìm mọi cách vẫn không gỡ lão ra được. Mãi sau, lão đồng ý gả con gái cho chàng đúng như đã hứa. Chàng không tin ngay, mà bắt lão thề thốt nhiều lần mới thả cho lão xuống.

Từ đó, mọi người ai càng nể phục chàng. Chàng cưới được cô vợ xinh đẹp, chung sống bên nhau hạnh phúc.

140 450 chắc là vậy