BÙI HOÀNG KHANG

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của BÙI HOÀNG KHANG
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a. Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.

Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối ta không nhìn thấy được. Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

b. Không Trăng: khi Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời, mặt tối của nó quay về phía Trái Đất cho nên chúng ta không thấy Mặt Trăng, đó là ngày không Trăng.

Trăng lưỡi liềm: khi chỉ một phần Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng quay về phía Trái Đất thì ta thấy Trăng lưỡi liềm.

Trăng tròn: Khi Mặt Trăng ở phía ngược lại với Mặt Trời, nửa được Mặt Trời chiếu sáng của nó quay về phía Trái Đất, ta thấy một Mặt Trăng tròn.

a. Khi vật chuyển động trong môi trường thì lực ma sát giữa vật và môi trường xuất hiện, cản trở chuyển động của vật. Lực đó được gọi là lực cản của môi trường (nước, không khí).

b. Các ví dụ về lực cản môi trường:

- Một chiếc ô tô chuyển động sẽ chịu lực cản của không khí, lực này có cùng phương với phương chuyển động, chiều ngược với chiều chuyển động của ô tô.

- Một con cá chuyển động trong nước sẽ chịu lực cản của nước, lực này có cùng phương với phương chuyển động, chiều ngược với chiều chuyển động của con cá.

- Một người nhảy dù thì người và dù sẽ chịu lực cản của không khí, lực này có cùng phương với phương chuyển động, chiều ngược với chiều chuyển động của người và dù. Lực cản của không khí giúp người nhảy dù rơi xuống đất chậm và an toàn.

a. Vai trò của động vật:

* Vai trò với tự nhiên:

- Là mắt xích quan trọng của chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần duy trì trạng thái cân bằng về mặt số lượng các loài trong hệ sinh thái.

- Giúp cải tạo đất. Ví dụ: giun đất, dế, bọ hung,…

- Giúp thụ phấn cho cây và phát tán hạt cây.

* Vai trò với con người:

- Cung cấp thức ăn (bò, lợn, gà,…)

- Cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống (cừu, ong,…)

- Làm đồ mĩ nghệ, trang sức (ốc, trai,…)

- Phục vụ nhu cầu giải trí và an ninh.

- Tiêu diệt sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng.

- Phục vụ nghiên cứu, học tập, thử nghiệm thuốc chữa bệnh.

b. Tác hại của động vật:

- Giun, sán kí sinh gây bệnh cho người (sán chó, sán lá gan,...).

- Gây hại cho vật nuôi (Ve, rận kí sinh trên chó, mèo,...).

- Trung gian truyền bệnh (muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét).

- Phá hoại mùa màng (ốc bươu vàng hại lúa,...).

​Thuật toán có cấu trúc lặp dùng để mô tả các bước của việc lặp lại quá trình kiểm tra số lượng vở trong cặp nhiều lần. Vì vậy em phải sử dụng sơ đồ khối mô tả cấu trúc lặp đó.

Em có thể tham khảo sơ đồ sau đây:

loading...

Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ có dạng:

  1. - Kiểm tra một điều kiện.
  2. - Nếu điều kiện đúng thì thực hiện nhiệm vụ 1.
  3. - Nếu điều kiện sai thì thực hiện nhiệm vụ 2.​

Ví dụ:

Nếu như hôm nay là thứ 7 hoặc CN thì Hoàng ở nhà, nếu không thì Hoàng đi học.

Trong ví dụ trên ta có thể thấy:

  1. - Điều kiện kiểm tra: Hôm nay là thứ mấy?
  2. - Nếu điều kiện hôm nay là thứ 7 hoặc CN đúng thì thực hiện nhiệm vụ 1: Hoàng ở nhà.
  3. - Nếu điều kiện hôm nay là thứ 7 hoặc CN sai thì thực hiện nhiệm vụ 2: Hoàng đi học

Để tạo ra một sơ đồ tuy duy cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.
  • Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
  • Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh.
  • Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.

Tác hại, nguy cơ khi dùng Internet:

  1. - Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp.
  2. - Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.
  3. - Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt trên mạng.
  4. - Tiếp nhận thông tin không chính xác.
  5. - Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng.

Quy tắc an toàn khi sử dụng Internet

  1. - Giữ an toàn.
  2. - Không gặp gỡ.
  3. - Đừng chấp nhận.
  4. - Kiểm tra độ tin cậy.
  5. - Hãy nói ra.

- Là đã thi hành gì chính sách cai trị về kinh tế , văn hóa-xã hội 

- Theo em chính sách về xã hội là thâm độc nhất vì chính sách này sẽ làm ta mất dần đi văn hóa , phong tục tập quán , và làm dân ta mất đi thần đấu tranh nên nếu mất đi văn hóa dân tộc Việt Nam ta sẽ rất nguy hiểm 

a. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc:

- Về bộ máy cai trị:

+ Chia thành các đơn vị hành chính như châu - quận, dưới đó là huyện

+ Chính quyền từ cấp huyện trở lên đề do người Hán nắm giữ.

- Về kinh tế:

+ Chiếm ruộng đất để lập thành ấp, trại và bắt dân cày cấy.

+ Áp đặt tô thuế nặng nề.

+ Độc quyền buôn bán về sắt và muối.

+ Bắt dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, sản vật quý.

- Về văn hóa xã hội: thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt và tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.

b. So sánh hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa vương quốc Phù Nam và vương quốc Chăm-pa:

- Điểm giống:

+ Hoạt động kinh tế chủ yếu tương đồng nhau: trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất hàng thủ công; khai thác các nguồn lợi tự nhiên của rừng và biển; buôn bán bằng đường biển phát triển.

+ Tổ chức xã hội: Xã hội phân chia thành các tầng lớp chính như: tăng lữ, quý tộc, dân tự do (thương nhân, thợ thủ công).

- Điểm khác:

+ Tổ chức xã hội: Ở Chăm-pa, có một bộ phận nhỏ là nô lệ (phục vụ trong các gia đình quý tộc). Ở Phù Nam không có bộ phận nô lệ.

a. Những tác động của thiên nhiên tới sản xuất:

Các hoạt động sản xuất của con người đều chịu tác động của thiên nhiên.

- Đối với sản xuất nông nghiệp:

Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,...phù hợp.

- Đối với sản xuất công nghiệp:

Tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.

- Đối với giao thông vận tải và du lịch:

+ Địa hình đồng bằng thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ hơn địa hình đồi núi.

+ Nơi nhiều sông, hồ thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.

+Nơi có khí hậu ôn hòa, nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho ngành du lịch.

b. Những tác động của con người khiến thiên nhiên bị suy thoái:

Những tác động của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái bao gồm:

- Phá rừng: Việc chặt phá rừng để lấy đất canh tác, khai thác gỗ hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng gây mất đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

- Khai thác khoáng sản quá mức: Khai thác khoáng sản mà không có kế hoạch bền vững làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.

- Ô nhiễm nguồn nước: Xả rác thải, hóa chất độc hại và chất thải công nghiệp vào sông, hồ, biển làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sự sống của các loài thủy sinh.

- Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học: Dùng quá nhiều hóa chất trong nông nghiệp làm suy giảm độ màu mỡ của đất và ô nhiễm nguồn nước.

- Khí thải từ công nghiệp và phương tiện giao thông: Khí thải từ các hoạt động công nghiệp và giao thông góp phần vào sự biến đổi khí hậu, làm tăng hiệu ứng nhà kính và gây ô nhiễm không khí.

- Khai thác thủy sản không bền vững: Đánh bắt quá mức và sử dụng phương pháp khai thác hủy diệt làm suy giảm nguồn lợi thủy sản.