Đinh Linh Đan

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đinh Linh Đan
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: Bài làm:

        Nhân vật Mai trong đoạn trích "Người bán mai vàng" của Nguyễn Quang Hà hiện lên là một chàng trai trẻ vừa giàu tình cảm, vừa có hoài bão. Dù phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, cùng cha già mù làm nghề trồng mai nhưng Mai vẫn dành trọn tình yêu cho cây cối, có niềm đam mê với cây mai, coi trọng cuộc sống và gia đình. Tình yêu ấy được thể hiện rõ nét qua việc anh luôn nhiệt tình giúp đỡ cha chăm sóc vườn mai, thậm chí còn say mê đến mức "dù đang ăn, đang uống cũng bỏ, chạy nhào ra với cha", hai cha con không biết ai mải mê hơn ai. Không chỉ vậy, Mai còn là người con hiếu thảo, luôn lo lắng cho cha già. Bên cạnh đó, anh cũng là người giàu lòng ái, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ Lan khi gặp cô bơ vơ trong tình cảnh khóc đứt hơi vì mất mẹ, đang đau buồn vì mất đi người thân yêu. Với trái tim ấm áp và giàu tấm lòng nhân hậu, Mai đã mang đến một luồng gió mới mẻ cho cuộc sống đơn điệu ở vùng quê nghèo. Sau này khi Lan trở thành vợ của anh, anh vẫn luôn dành trọn tình yêu và tấm lòng thủy chung của mình cho cô. Song song với tấm lòng nhân hậu, thương cha, thương vợ, Mai còn là một chàng trai trẻ đầy hoài bão, quyết tâm. Anh không muốn mãi quanh quẩn với việc trồng mai truyền thống của gia đình mà luôn mong muốn tìm tòi, khám phá những giống cây mới để phát triển hơn nữa, muốn trồng loài cây hoa khác để thay đổi cuộc sống và năng nổ thực hiện khi được cha tạo điều kiện. Điều này đã cho thấy Mai là người có tư duy cởi mở, không ngừng học hỏi và vươn lên. Tinh thần chịu khó, dám nghĩ, dám làm của Mai đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của nhân vật. Mai là người con hiếu thuận, biết giữ đạo làm con, giàu lòng nhân ái và đam mê với nghề trồng mai. Mai có hoài bão, quyết tâm thay đổi cuộc sống, sẵn sàng thay đổi cách trồng cây để cải thiện tình hình. Với tính cách kiên cường, nhân hậu và trách nhiệm, Mai là hình mẫu của người chồng, người con tận tụy, sẵn sàng hi sinh vì gia đình. Qua hình ảnh nhân vật Mai, tác giả đã khắc họa một con người Việt Nam truyền thống với những phẩm chất tốt đẹp: hiếu thảo, nhân hậu, cần cù và sáng tạo. Anh không chỉ là một người nông dân đơn thuần mà còn là biểu tượng cho những con người Việt Nam luôn hướng về phía trước, không ngừng vươn lên trong cuộc sống. 

 

Câu 2: Bài làm:

          Khi sống trong thời đại khoa học - công nghệ số phát triển như vũ bão, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận của mạng xã hội đem lại, nơi đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực, trong số đó không thể không kể đến hiện tượng sống ảo, khoe khoang những thứ không thuộc về mình. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người thực hiện mà còn tác động tiêu cực đến cộng đồng.

 

          Hiện nay, lối sống khoe khoang, phô trương "ảo" đang trở thành trào lưu trong giới trẻ, đặc biệt qua mạng xã hội, với những hình ảnh, video về những món đồ đắt tiền, những chuyến du lịch hay sự kiện không có thực. Hiện tượng các bạn trẻ đua nhau khoe mẽ cuộc sống xa hoa, giàu có trên mạng xã hội đã trở thành một trào lưu đáng báo động. Những hình ảnh, video về những chiếc siêu xe, những chuyến du lịch sang trọng, những bữa tiệc xa hoa liên tục được cập nhật trên các trang cá nhân. Thậm chí, nhiều người còn không ngần ngại sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh để làm cho cuộc sống của mình trở nên “ màu hồng”, hào nhoáng hơn.

 

          Bạn đã từng đặt câu hỏi rằng “ Nguyên do nào khiến hiện tượng này ngày càng phổ biến, được giới trẻ săn và thực hiện nhiều” chưa?. Hiện tượng này đến từ nhiều nguyên do khác nhau. Thứ nhất, đầy ắp áp lực từ xã hội khiến giới trẻ luôn muốn khẳng định bản thân, thể hiện mình là người có địa vị và thành công. Thứ hai, mạng xã hội được sinh ra đã tạo ra một môi trường ảo, nơi mọi người có thể dễ dàng xây dựng hình ảnh tuyệt mĩ, hoàn hảo về bản thân mà không sợ bị phán xét. Cuối cùng chính là sự thiếu hiểu biết về giá trị đích thực của cuộc sống. Đó cũng là nguyên nhân chủ chốt, đóng vai trò quan trọng để tạo ra trào lưu sống ảo này.

 

          Bạn biết không? Việc sống ảo, khoe khoang những thứ không có thực trên mạng mang lại nhiều hệ quả tiêu cực. Trước hết, nó khiến các bạn trẻ sống không chân thật, luôn phải cố gắng duy trì một hình ảnh hoàn hảo trên mạng xã hội, phụ thuộc vào mạng xã hội, tôn vinh những điều không có thật và quên đi những giá trị thật của cuộc sống, điều này đã gây ra áp lực rất lớn đối với những  người tin vào cuộc sống. Nó tạo ra những mối quan hệ giả tạo, chỉ xoay quanh vật chất, dựa trên sự so sánh và ganh đua. Việc chạy đua theo những giá trị vật chất khiến các bạn trẻ dễ dàng bỏ qua những giá trị tinh thần quan trọng như tình bạn, tình yêu gia đình, sự chân thành và sự phát triển bản thân vốn có trong đời sống.

 

          Để khắc phục tình trạng đáng báo động này, cần có sự chung tay của toàn xã hội. Trước hết, gia đình cần tăng cường giáo dục con cái về giá trị của sự chân thật, giản dị trong đời sống thay vì phô trương. Các trường học cần giáo dục giới trẻ nhận thức đúng hơn về giá trị bản thân, tránh sống giả tạo; đưa ra những phương pháp dạy, chương trình giáo dục phù hợp để giúp học sinh nhận thức rõ về tác hại của việc sống ảo. Bên cạnh đó, các nền tảng mạng xã hội cũng cần có những biện pháp để hạn chế việc đăng tải thông tin sai lệch và khuyến khích người dùng chia sẻ những nội dung hướng về những điều tích cực, những giá trị thực trong cuộc sống để cùng tạo nên một môi trường mạng văn minh, tốt đẹp.

 

          Hiện tượng sống ảo, khoe khoang những thứ không có thực là một vấn đề đáng báo động trong giới trẻ hiện nay. Để xây dựng một xã hội lành mạnh, mỗi người sử dụng mạng cần nhận thức rõ về tác hại của hành vi này và cùng nhau chung tay để thay đổi hướng tới một xã hội văn minh. Cuộc sống đôi lúc khiến chúng ta không cảm thấy hài lòng, nhưng cũng đừng vì thế mà theo đuổi chủ nghĩa không có thực. Hãy sống thật với chính mình và trân trọng những giá trị đích thực của cuộc sống.

 

Câu 1: Ngôi kể: ngôi thứ ba

Câu 2: Tóm tắt:

Truyện kể về cuộc sống khó khăn, vất vả của hai cha con ông già mù bán mai vàng. Dù phải sống trong cuộc sống nhiều khó khăn, đầy nghịch cảnh nhưng cha con ông vẫn rất giàu lòng nhân ái. Hai cha con đã cưu mang, giúp đỡ một cô bé tên Lan và sau này cô trở thành vợ của Mai, con dâu của già Mai. Khi cuộc sống

ngày càng khó khăn, trước mong muốn được thay đổi để cải thiện cuộc sống của con trai, già Mai đã đồng ý cho các con chặt nửa vườn mai, chặt cả cây để có vốn đầu tư. Sau

đó, dù buồn đau vì vẫn tiếc cho vườn mai yêu quý nhưng già Mai đã dần vui trở lại nhờ sự năng nổ của các con trong trong công việc mới.

Câu 3: Nhân vật ông già Mai là người quan tâm sâu sắc đến cây trồng, đặc biệt là có niềm say mê với cây mai; ông còn là người luôn đề cao, hướng về gia đình; giàu lòng nhân ái, coi trọng chữ tâm; sẵn sàng hy sinh vì hạnh phúc của con của cháu.

Câu 4:

- Em thích chi tiết: "Đêm hai mươi tám tết cuối năm đó, Mai gặp cô bé dắt mẹ đi ăn xin, bà mẹ bị cảm lạnh chết. Cô khóc đứt hơi. Ôm xác mẹ lăn lộn dưới mái ni-lông che bên cột đèn vườn hoa. Tiếng cô khóc kéo Mai lại. Nhóm từ thiện đường phố chôn cất cho bà mẹ. Cám cảnh, Mai nói với cô bé: Lan ơi – tên cô bé – đời ăn mày khổ lắm. Anh biết. Nhà anh rất nghèo, em có muốn về nhà ở với cha con anh không?" 

- Em thích chi tiết đó vì chi tiết này vừa thể hiện hoàn cảnh éo le của cô bé Lan khi khóc đứt hơi trước thi thể của người mẹ khiến em cảm thấy xót thương vô cùng, cảm động trước tình cảnh bi đát của cô bé khi mất đi người mẹ thân yêu nhưng tấm lòng thương người của hai cha con ông già Mai được thể hiện qua câu nói "Lan ơi – tên cô bé – đời ăn mày khổ lắm. Anh biết. Nhà anh rất nghèo, em có muốn về nhà ở với cha con anh không? " đã xoa dịu cảm xúc em đi nhường nào.

Câu 5: Yếu tố "tình cảm gia đình" đã ảnh hưởng sâu sắc đối với nhân vật Mai:

- Khi được đồng hành cùng cha từ lúc mong chờ mai nở đến khi đem mai đi bán, nhờ sự chỉ bảo tận tình và tình yêu thương vô điều kiện của già Mai, Mai đã học được tính bền bỉ, kiên nhẫn khi cùng cha đợi mai nở và lòng nhân ái, biết thương người khi chứng kiến hoàn cảnh đau buồn của cô bé Lan.

- Khi lớn lên, nhờ thuyết phục được cha cho chặt đi nửa vườn mai để có vốn đầu tư cùng với sự hy sinh, tình yêu thương con của già Mai và sự hành của người vợ, Mai đã không ngừng nỗ lực và đã thành công trong bước đầu xây dựng sự nghiệp mới.