Nguyễn Thị Hà Trang

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Hà Trang
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong thời đại ngày nay, với sự bùng nổ và phát triển của công nghệ, những câu chuyện đau lòng về bạo lực học đường đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, buộc các nhà quản lí giáo dục phải xem xét và quan tâm sâu hơn về vấn đề này. Do đó, hiện tượng bắt nạt trong môi trường học đường đã trở thành một hiện thực xấu, đáng bị chỉ trích.

Chúng ta thường nghe đến cụm từ 'bạo lực' hoặc 'bắt nạt' trong môi trường học đường. Nhưng bắt nạt trong học đường là gì? Đó là những hành vi bạo lực hoặc phi bạo lực, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của nạn nhân. Dù có gây ra tổn thương về thể chất hay không, nhưng chắc chắn nó sẽ để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí của người bị hại. Điều này làm cho ai trong chúng ta cũng có nguy cơ trở thành mục tiêu của sự bắt nạt, sự chế giễu một cách vô tình.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bắt nạt, ví dụ như tâm lý không ổn định. Những người này thường bị ảnh hưởng từ gia đình hoặc xã hội, dẫn đến việc bắt nạt như một hình thức giải tỏa cảm xúc. Còn nạn nhân, họ sống trong nỗi sợ hãi, không dám đứng lên bảo vệ bản thân vì lo sợ bị đe dọa hoặc bị chế nhạo. Họ thường chọn cách im lặng để giải quyết vấn đề. Nhưng quan trọng nhất, sự thờ ơ và vô tâm của những người xung quanh lại càng khiến tình trạng bắt nạt trở nên tồi tệ hơn. Tất cả những điều này đã khiến cho vấn nạn này tồn tại suốt nhiều năm.

Thực tế cho thấy, nhiều sự kiện đau lòng đã xảy ra do bắt nạt. Không chỉ là hành động bạo lực mà còn là lời nói ác ý, sự trêu chọc, chỉ trích quá mức. Tất cả điều này khiến nạn nhân cảm thấy tự ti, tủi thân và cô đơn.

Vậy làm thế nào để chấm dứt vấn đề này? Đầu tiên, chúng ta cần cố gắng phát triển và hoàn thiện bản thân. Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi người. Sau đó, nhà trường cũng cần chăm sóc học sinh và đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời để tránh những sự việc không mong muốn. Cuối cùng, mỗi người trong lớp học và trong trường cần hỗ trợ lẫn nhau và lan tỏa tình yêu thương.

Trường học là nơi để học hành và vui chơi. Vì vậy, chúng ta cùng nhau xây dựng một môi trường lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau. Chỉ khi vấn đề này được giải quyết, học sinh mới có thể học hành một cách yên tâm và góp phần vào sự phát triển của đất nước.

câu 10;

Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn" như: lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt", đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước văn hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mình lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mình một phong cách sống, phong cách học tập, làm việc cao đẹp, phù hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần.

   

Câu 9:

Một trong những lễ hội được người dân Hà Nội mong chờ nhất trong năm đó là hội Gióng. Đây là lễ hội truyền thống có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công của dân tộc. Ngày hội cũng là dịp để người dân khắp nơi bày tỏ lòng thành kính với Thánh Gióng – một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Nam.

câu 10:

Hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu các giá trị tiến bộ từ các dân tộc trên thế giới và quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra toàn thế giới là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Xu thế toàn cầu hóa với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin đã từng bước đưa các dân tôc vào quỹ đạo chuyển dịch toàn càu. Không một đất nước nào có thể đứng yên bảo tồn trước yêu cầu hội nhập này. Thế nhưng, mỗi dân tộc đều có một cách riêng khi bước vào vận hội lớn. Nhân dân ta đã khẳng định bản lĩnh hòa nhập không có nghĩa là hòa tan. Một mặt hòa nhập, mặt khác cá nhân, dân tộc cần phải có ý thức trở về, giữ gìn và làm đầy cho nét riêng vốn có của mình trong quan hệ với xã hội, nhân loại. Chỉ khi có ý thức và khả năng gìn giữ được bản sắc riêng thì khi ấy anh mới có cơ sở để thế giới tìm đến và hòa nhập với chính mình. Cũng chính trong mối quan hệ với cộng đồng, nhân loại mà ta ý thức sâu sắc hơn về chính mình. Bản thân giới trẻ cần có ý thức sâu sắc về chính mình, luôn có thói quen kiểm điểm, nhìn nhận lại chính mình một cách khách quan nhất từ đó trau dồi nhân cách cá nhân. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quan hệ với cộng đồng, thế giới cũng là một vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm đặc biệt ở thời điểm hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu này. Cá nhân và cộng đồng, các cơ quan hữu trách đều phải bắt tay trong các chương trình hành động nhằm gìn giữ, bảo vệ, trau dồi bản sắc dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống một khi đã mất đi ẽ không bao giờ có lại được. Hội nhập là tất yếu nhưng vừa hội nhập vừa bảo tồn là nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn dân tộc ta ngày nay.

 

Việc thành lập câu lạc bộ đọc sách trong trường học đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Điều này không chỉ làm phong phú cuộc sống học đường mà còn thúc đẩy phát triển toàn diện và tích cực cho học sinh. Sự xuất hiện của những câu lạc bộ đọc sách là không thể thiếu.

Trước hết, các câu lạc bộ đọc sách là môi trường lý tưởng để học sinh ôn tập và hỗ trợ kiến thức từ lớp học. Ví dụ, khi nghiên cứu cuốn sách 'Không gia đình' của Hector Malot, chúng ta có thể liên kết với các chủ đề như 'Điểm tựa tinh thần' (bài 6) hoặc 'Gia đình thương yêu' (bài 7). Sự phân tích và liên kết này giúp người học hiểu rõ hơn về tác phẩm nổi tiếng của nhà văn người Pháp, đồng thời củng cố kiến thức đã học từ hai chủ điểm kia.

Tham gia câu lạc bộ đọc sách không chỉ là cách để kết nối học sinh trong trường mà còn mở ra cơ hội gặp gỡ nhiều người mới, từ bạn cùng trang lứa đến anh chị khóa trên. Nhờ đó, mối quan hệ cá nhân được mở rộng. Khi hoạt động cùng nhau trong câu lạc bộ, chúng ta dễ dàng học hỏi và tiếp thu nhiều điều hay, bổ ích từ những người xung quanh. Như câu ngạn ngữ dân gian: 'Học thầy không tày học bạn', sự trao đổi và thảo luận giữa những người cùng trang lứa sẽ giúp mỗi cá nhân phát triển hơn.

Không chỉ vậy, câu lạc bộ đọc sách còn là nơi để học sinh phát triển và bồi dưỡng các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Tham gia chương trình giới thiệu sách sẽ giúp mỗi người nâng cao khả năng giao tiếp. Phân tích và đánh giá một tác phẩm văn học bất kỳ mang lại cho người học khả năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin. Học sinh còn có thể rèn luyện kỹ năng lên kế hoạch và tổ chức sự kiện, làm việc nhóm, và ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt, sự nhiệt huyết và tinh thần tích cực khi tham gia câu lạc bộ sẽ giúp mỗi cá nhân trở nên tự tin và năng động hơn.

Thành lập câu lạc bộ đọc sách trong trường học mang lại ý nghĩa sâu sắc, tạo ra những tác động tích cực đối với học sinh và cả nhà trường. Hy vọng rằng, những hoạt động có ý nghĩa như vậy sẽ lan rộng trên toàn quốc.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

HỌP THỐNG NHẤT KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 20 - 11

Thời gian bắt đầu: 8 giờ 00 phút, ngày5 tháng1năm2024

Địa điểm: tại lớp 6B

Thành phần tham dự:

  • Giáo viên chủ nhiệm: nguyễn thị Hồng
  • Toàn thể học sinh lớp 6B: 30 học sinh

Chủ trì Ngọc Bảo Hân - Lớp trưởng

Thư kí (người ghi biên bản): Nguyễn Thị Mai Chi

Nội dung:

(1) Chủ trì Ngọc Bảo Hân phổ biến đến tập thể lớp kế hoạch cuộc văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11 do nhà trường phát động.

- Các lớp cần đăng kí tối thiểu 2 tiết mục tập thể, 2 tiết mục dự thi cá nhân. Các tiết mục văn nghệ có nội dung liên quan đến chủ đề ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11)

- Tập thể đã họp và thống nhất:

  • Một tiết mục dự thi tập thể: Vở kịch “Thầy giáo của tôi”
  • Hai tiết mục dự thi cá nhân: Hồng Lan sẽ hát bài “Người thầy”; Quốc Trường đánh đàn bài “Bụi phấn”

- Chủ toạ tiến hành phân chia công việc:

  • Các thành viên tham gia tiết mục dự thi tập thể: phụ trách chính là bạn lớp phó Minh Anh, sẽ cần phân công vai diễn cho từng thành viên, cùng với 10 bạn tham gia diễn kịch và 5 bạn phụ trách hậu cần.
  • Thời gian tập luyện: Sau các buổi học, từ 17h đến 17h30 phút.
  • Các bạn Hân và Chi đưa ra ý kiến về các tiết mục dự thi cá nhân, chủ động tập luyện.

(2) Giáo viên chủ nhiệm nhận xét

  • Đồng ý với tiết mục văn nghệ được lựa chọn
  • Góp ý về các tiết mục dự thi cá nhân

Cuộc họp kết thúc vào lúc 12 giờ 00 phút, ngày5 tháng1 năm2024

câu 9:

Con người bên cạnh tạo ra của cải, vật chất cho xã hội thì cũng cần sống với nhau bằng tình cảm chân thành để xã hội phát triển toàn diện hơn bởi lẽ: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Bắc cực là cực bắc của Trái Đất, nơi quanh năm băng tuyết bao phủ khiến cho nhiều vùng không có cả sự sống, vô cùng lạnh lẽo. Còn nơi không có tình thương con người là nơi con người sống với nhau bằng sự lạnh lùng, vô cảm, không có tí tình thương, sự san sẻ, giúp đỡ nhau. Khi không có tình yêu thương, cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh lẽo hơn cả Bắc Cực. Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn. Thiếu tình thương sẽ nới lỏng mối quan hệ giữa con người với con người, làm sự sống trở nên mong manh, yếu ớt trước tai họa, trước những điều bất trắc có thể xảy ra. Không có tình thương, con người sẽ sống vô tình, thờ ơ trước đau khổ của người khác, không nhận ra ý nghĩa nhân văn của cuộc sống. Thiếu vắng tình thương, con người trở những vật vô tri bởi động vật còn biết yêu thương nhau, thiếu vắng tình thương, con người sẽ khó đứng dậy sau những cú ngã đau đớn trong cuộc đời, cô đơn, trống trải, bị giam hãm trong chính mình, một nhà tù khổ sở hơn mọi "tù ngục". Có một thực tế mà chúng ta khó nhận thấy trong cuộc sống hiện nay đó là vật chất đủ đầy hơn thì con người ta ít rung động, ít cảm xúc hơn. Thay vào đó là sự vô cảm nhiều khi đến đáng sợ. Ở những con người đó, sự yêu thương, đồng cảm và chia sẻ thật hiếm hoi. Để đẩy lùi những thực trạng đáng buồn này, mỗi chúng ta, hãy quan tâm và yêu thương những người xung quanh nhiều hơn và sống với tấm lòng nhân hậu, tình nghĩa, biết yêu thương, san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống quá ngắn ngủi để cô quạnh và vô cảm. Thế giới sẽ ấm áp, hạnh phúc nếu chúng ta biết yêu thương, tương trợ nhau. Hãy cùng nhau thắp sáng ngọn lửa tình người giữa xã hội bộn bề này.

CÂU 10:

 

Vô cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta. Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Người có lối sống vô cảm luôn ích kỉ, không quan tâm đến mọi người, thờ ơ trước những nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Họ luôn bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó gặp nạn hoặc bị bạo hành. Tuy nhiên, vô cảm luôn không quan tâm đến người khác, sống ích kỉ. Tiêu biểu như là cướp tiệm vàng Ngọc bích (phố Sàn, huyện lục Nam, tỉnh Bắc giang) là kẻ vô cảm giết chết 3 mạng người đó là 1 thanh nhiên khoảng 17 tuổi, 1 cô gái khoảng 18 tuổi và 1 thai phụ có bầu 8 tháng, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương. Trái lại, 1 bộ phận trong xã hội họ luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chính vì vậy thế hệ chúng ta cần phải phê phán thái độ sống thờ ơ, vô ơn và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha.