Ngô Xuân Khoa

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Ngô Xuân Khoa
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu1
       Qua đoạn trích "Người bán mai vàng" của tác giả Nguyễn Quang Hà, người đọc có thể thấy nhân vật Mai trong đoạn trích hiện lên là một người con hiếu thảo, một người chồng, người cha đầy trách nhiệm và giàu nghị lực, gắn bó với vườn mai cổ kính của cha, tiếp nối tình yêu cây cỏ và nghề trồng hoa truyền thống, yêu thương cha.Đầu tiên, ta có thể thấy Mai thấu hiểu niềm đam mê của cha mình, thậm chí đặt tên con là Tâm theo lời dạy quý báu của cha: “Đời không gì bằng chữ Tâm.” Điều này thể hiện sự trân trọng và tiếp nối giá trị gia đình. Ngoài ra, Mai còn là một con người giàu lòng nhân ái. Khi gặp Lan – cô bé mồ côi mẹ trong đêm đông, anh không ngần ngại đưa cô về chăm sóc, rồi dần dần yêu thương và xây dựng gia đình cùng cô. Điều này cho thấy ở Mai có tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ của người cùng cảnh ngộ. Không chỉ vậy, trước khó khăn kinh tế khi vườn mai liên tiếp mất mùa, Mai không cam chịu số phận. Anh chủ động tìm hiểu cách trồng hoa của những người trồng khác và nhận ra rằng cần phải thay đổi để tồn tại: “Họ trồng cúc, trồng hồng... mới sống nổi bằng nghề hoa.” Nhưng khó khăn lớn nhất của Mai là thiếu vốn. Anh lo lắng nhưng vẫn kiên định, không từ bỏ. Tinh thần cầu tiến và sự trách nhiệm với gia đình của Mai được thể hiện rõ qua quyết định dứt khoát khi chấp nhận cưa nửa vườn mai để lấy vốn làm ăn.Qua văn bản trên, ta có thể khẳng định Mai là một biểu tượng của sự kiên trì, lòng hiếu thảo và tình yêu thương vô bờ bến. Anh không chỉ kế thừa nghề trồng mai của cha mà còn tiếp tục phát triển nó, phù hợp với cuộc sống hiện đại. Qua đó, Mai không chỉ đại diện cho một người con hiếu thảo mà còn là hình ảnh của một người đàn ông mạnh mẽ, giàu tình yêu thương và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, là đại diện cho lớp người lao động truyền thống, kiên định nhưng biết đổi mới để vươn lên trong cuộc sống. Với ngòi bút khắc họa khéo léo, tinh tế, ngôi kể thứ ba, biện pháp khắc họa nhân vật qua lời nói, suy nghĩ, hành động, tác giả Quang Hà đã thành công xây dựng hình tượng một anh chàng Mai hiếu thảo, có chí tiến thủ, sống nghị lực và yêu thương. Tóm lại, qua trải nghiệm và tâm hồn vô cùng sâu sắc, kinh nghiệm của tác giả, nhân vật Mai hiện lên một cách chân thực và giàu cảm xúc, thể hiện nghị lực vươn lên từ khó khăn và tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương.
câu2
      Trong thời đại công nghệ phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ của mạng xã hội, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang bị cuốn vào lối sống thích khoe khoang, phô trương những thứ không thuộc về mình. Họ sử dụng các nền tảng trực tuyến như Facebook, Instagram, TikTok để tạo dựng hình ảnh hào nhoáng, xa hoa nhưng thực chất chỉ là "ảo". Đây là một hiện tượng đáng suy ngẫm bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn tác động tiêu cực đến xã hội.
       Lối sống khoe khoang, phô trương là việc một cá nhân cố tình thể hiện, phóng đại hoặc đánh bóng hình ảnh của bản thân nhằm gây ấn tượng với người khác, đặc biệt là trên các nền tảng trực tuyến. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng hàng hiệu, khoe mẽ tài sản, hoặc tỏ ra giàu có, thành công dù thực tế không như vậy.
        Biểu hiện của lối sống khoe khoang, phô trương rất đa dạng. Nhiều bạn trẻ thích đăng tải những bức ảnh chụp cùng các món đồ xa xỉ để gây ấn tượng với bạn bè. Một số người sử dụng những bức ảnh chỉnh sửa quá mức để tạo ra một cuộc sống lý tưởng nhưng không có thật. Nhiều cá nhân thường xuyên khoe mẽ về thành tích, thành công mà không dựa trên năng lực thực tế. Thậm chí, có người vay mượn tiền bạc hoặc sống vượt quá khả năng tài chính chỉ để duy trì hình ảnh sang chảnh trên mạng xã hội. Chẳng hạn, trường hợp hotgirl Bella từng gây xôn xao dư luận khi liên tục khoe cuộc sống sang chảnh nhưng thực chất lại nợ nần, vay mượn khắp nơi để duy trì hình ảnh giả tạo, một hành động hết sức đáng bị chỉ trích và phê phán.
       Nguyên nhân dẫn đến lối sống khoe khoang, phô trương xuất phát từ cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Về chủ quan, nhiều bạn trẻ có tâm lý thích thể hiện, muốn nhận được sự ngưỡng mộ từ người khác, dẫn đến việc phô trương quá mức. Họ khao khát sự chú ý và công nhận, từ đó cố gắng tạo dựng hình ảnh hoàn hảo trên mạng xã hội. Về khách quan, sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội cùng với ảnh hưởng từ những người nổi tiếng đã góp phần thúc đẩy xu hướng này. Các nền tảng trực tuyến thường xuyên đề cao sự xa hoa, khiến nhiều người trẻ cảm thấy áp lực phải duy trì một hình ảnh hào nhoáng, ngay cả khi đó không phải là thực tế của họ.
    Qua đó, ta có thể thấy, thói quen khoe khoang ảo có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Khi so sánh bản thân với những hình ảnh lung linh trên mạng, nhiều người dễ rơi vào cảm giác tự ti, áp lực và thậm chí trầm cảm. Họ cố gắng chạy đua theo những giá trị xa vời, chi tiêu quá khả năng để duy trì vỏ bọc ảo, từ đó rơi vào vòng xoáy sống ảo không lối thoát. Hơn nữa, việc khoe khoang quá mức còn có thể làm mất đi sự chân thành trong các mối quan hệ, khiến con người trở nên giả tạo và khó tin tưởng lẫn nhau.
        Để khắc phục tình trạng này, mỗi người trẻ cần nhận thức rõ giá trị thực sự của bản thân, không chạy theo sự hào nhoáng giả tạo. Họ nên tập trung vào việc phát triển kỹ năng, phẩm chất đạo đức và sống chân thành. Mạng xã hội chỉ là công cụ để kết nối chứ không phải nơi để đánh giá giá trị con người. Đồng thời, xã hội cần lan tỏa những thông điệp tích cực, khuyến khích lối sống giản dị và thực tế để giúp giới trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về giá trị cuộc sống. Gia đình và nhà trường cần giáo dục ý thức sống chân thành, giúp các em hiểu được giá trị của lao động và sự cố gắng. Bản thân em là một học sinh mang trong mình khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp, em hứa sẽ luôn sống đúng với bản thân mình,tỉnh táo, tập trung vào việc học tập, phát triển bản thân và đồng thời tránh xa những tư tưởng xấu, phô trương, khoe khoang và phông bạt, chỉ trích, phê phán và lên án những hành động đó.
       Tóm lại, lối sống khoe khoang ảo không mang lại lợi ích thực sự mà chỉ khiến con người xa rời bản chất chân thật. Mỗi cá nhân cần tỉnh táo, sống đúng với bản thân và hướng đến những giá trị bền vững, tập trung phát triển bản thân để có một cuộc sống ý nghĩa hơn, bạn nhé!

câu1
-Văn bản trên được tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba
câu2
-Tóm tắt văn bản trên: Ở chân núi Ngũ Tây có vườn mai vàng của hai cha con ông già mù, chăm sóc bằng cả tâm huyết. Một lần bán mai ngày Tết, Mai gặp Lan – cô bé mồ côi – và đưa về nuôi, sau này họ nên duyên vợ chồng. Cuộc sống nghèo khó, Mai trăn trở về nghề trồng mai và nhận ra cần thay đổi. Ông già Mai dù đau lòng nhưng đồng ý cưa nửa vườn mai để con có vốn. Ngày cưa mai, ông tránh đi xa, lòng quặn thắt nhưng chấp nhận. Dù tiếc nuối, ông dần hồi sinh khi thấy con cháu bắt nhịp cuộc sống mới. Những cánh mai vàng vẫn tiếp tục tỏa sáng trong niềm hy vọng.
câu3
-Ông già Mai có tấm lòng hy sinh vô cùng rộng lớn, yêu thiên nhiên, yêu thương và thấu hiểu, quan tâm con cháu.Ông còn là 1 người chăm chỉ làm ăn, kiếm tiền nuôi nấng con, ông dám đánh đổi, đánh đổi một vườn mai đẹp tâm huyết để có thể cho các con của mình một cuộc sống tốt hơn, nối tiếp cho con những tia hy vọng.Ông cũng là một người có tâm hồn nhạy cảm, tự mình ngồi khóc thương cho chiếc cây mến yêu đã bị cắt, khi đi bộ trên đồi với cháu luôn luôn tâm sự, kể cho cháu những câu chuyện, hình ảnh đầy ý nghĩa mà ông đã từng thấy, từng cảm nhận.
câu4
-Chi tiết mà em thích nhất trong văn bản là chi tiết:"Ông lần ra vườn mai. Đặt bàn tay mình nơi nhát cây bị cắt. Nghe nhựa mai dính dính nơi bàn tay. Ông chết lặng đi và âm thầm khóc một mình. Ông những tưởng mình sẽ gục ngã cùng những cây mai bị cắt kia, song sức ông đã hồi sinh nhờ sự năng nổ của vợ chồng Mai, bắt được cái nhịp của cuộc sống mới bằng chính những cánh mai vàng."
-Em ấn tượng vơi chi tiết đó là bởi vì:
+Điều đó thể hiện sự yêu quý, thấu hiểu cây mai, thiên nhiên vĩnh cửu của ông, cây mai đã như một người bạn với ông và ông cũng vô cùng tôn trọng nó, gieo hết tâm tư, tình cảm của mình vào với cây
+Dù buồn bã là như vậy, ông vẫn một phần vui vẻ, an tâm hơn trong lòng vì giờ đây, con của ông đã có vốn để làm ăn, nuôi sống gia đình, có thêm niềm hy vọng vào cuộc sống, điều đó đã làm ông tự hào vô cùng rồi
câu5

  • Tình yêu thương của cha con ông già Mai

    • Ông già Mai dành cả đời chăm sóc vườn mai với tất cả tâm huyết và truyền tình yêu đó cho con trai.
    • Khi thấy nụ mai đầu tiên nở, ông vui mừng gọi con: “Ra mà xem, Mai ơi, hoa sắp nở rồi!”, thể hiện sự gắn kết giữa hai cha con.
  • Tình yêu thương dành cho Lan – cô bé mồ côi

    • Thương cảm cho Lan khi mất mẹ, Mai đề nghị cô về sống cùng cha con mình: “Anh biết. Nhà anh rất nghèo, em có muốn về nhà ở với cha con anh không?”
    • Tình yêu giữa Mai và Lan nảy nở tự nhiên, tạo nên một gia đình hạnh phúc.
  • Sự đồng lòng của vợ chồng Mai trước khó khăn

    • Khi cuộc sống khốn khó, Lan cùng chồng gánh nước tưới mai, vào rừng kiếm củi, chia sẻ gian lao.
    • Lan quan tâm chồng, lo lắng khi thấy anh buồn: “Răng anh buồn rứa?”, thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu.
  • Sự hy sinh thầm lặng của ông già Mai

    • Khi Mai muốn thay đổi cách làm kinh tế, ông buồn nhưng vẫn ủng hộ con: “Cha bằng lòng cho con cưa nửa vườn mai...”
    • Ông lặng lẽ đi xa để tránh nghe tiếng cưa, nhưng đêm đến vẫn ra vườn, âm thầm đau xót.
  • Tình yêu thương làm động lực vượt khó

    • Mai từ một người cam chịu, tự ti đã thay đổi nhờ tình yêu với vợ con và trách nhiệm gia đình.
    • Ông già Mai cũng tìm thấy niềm vui trong sự cố gắng của con cháu, giúp ông hồi sinh và chấp nhận sự đổi thay.