Trần Anh Thành

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Trần Anh Thành
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

câu 1

Trong bài thơ Trăng hè của nhà thơ Đoàn Văn Cừ, hai khổ thơ đã diễn tả được bức tranh quê hương bình dị, mộc mạc, đong đầy cảm xúc. Câu thơ "Tiếng võng trong nhà kẽo kẹt đưa" sử dụng từ tượng thanh "kẽo kẹt" đã diễn tả được âm thanh tiếng võng dân dã trong căn nhà ấm áp. Hình ảnh "Đầu thềm con chó ngủ lơ mơ / Bóng cây lơi lả bên hàng dậu / Đêm vắng, người im, cảnh lặng lờ' sử dụng từ láy lơ mơ, lơi lả, lặng lờ đã tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc và tăng tính chân thực, sinh động. Người đọc cảm nhận được hình ảnh của con chó ngủ mơ màng ở hè, bóng cây thướt tha ở bên hàng dậu và khung cảnh lặng im, vạn vật yên lặng. Khổ thơ đã diễn tả được hình ảnh, thiên nhiên, sự vật đều rơi vào trạng thái bình yên, tĩnh lặng. Người đọc cảm nhận được khung cảnh thanh bình, tĩnh mịch, ấm áp. Khổ thơ tiếp theo đã miêu tả hoạt động của con người. "Ông lão nằm chơi ở giữa sân" và "Thằng cu đứng vịn bên thanh chõng/Ngắm bóng con mèo quyện dưới chân" đã diễn tả được hoạt động của con người. Từ láy "lấp loáng" đã tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc cho hình ảnh của những tàu cau dưới ánh trăng. Hình ảnh thơ vừa lãng mạn vừa đong đầy cảm xúc. Tóm lại, bài thơ đã diễn tả được bức tranh quê hương tĩnh mịch, thanh bình và lặng yên nhưng mang vẻ đẹp độc đáo, đẹp theo cách riêng. 

câu 2

Trong hành trình sống của mỗi con người, không ai là không phải đối diện với khó khăn, thử thách. Có người vượt qua được, có người thì không. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt ấy? Câu trả lời chính là sự nỗ lực – một phẩm chất không thể thiếu nếu ta muốn vươn lên và khẳng định bản thân trong cuộc đời.

Nỗ lực là quá trình con người không ngừng cố gắng, kiên trì hành động để đạt được mục tiêu, lý tưởng mà mình theo đuổi. Đó không đơn thuần là những hành động nhất thời, mà là sự bền bỉ, liên tục vượt lên chính mình – cả khi thuận lợi lẫn lúc gian nan. Nỗ lực không đảm bảo cho ta thành công ngay lập tức, nhưng nó là điều kiện tiên quyết để chạm đến ước mơ.

Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng. Có những người sinh ra đã gặp nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng cũng có những người phải bắt đầu từ con số 0. Chính sự nỗ lực sẽ san bằng những khác biệt ấy. Hãy thử nhìn lại tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký – người dù bị liệt cả hai tay vẫn không từ bỏ việc học, dùng đôi chân để viết nên tri thức và truyền cảm hứng cho bao thế hệ học trò. Hay như Thomas Edison – người từng nói rằng: “Thiên tài chỉ có 1% là cảm hứng, còn 99% là mồ hôi và nước mắt” – cũng đã thất bại hàng nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện, mang ánh sáng cho nhân loại.

Ở tuổi học sinh, sự nỗ lực chính là nền tảng để ta vượt qua áp lực học tập, kỳ thi, và cả những hoang mang khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Có thể ta không giỏi nhất, nhưng nếu biết phấn đấu, ta sẽ không bị bỏ lại phía sau. Mỗi lần thất bại là một lần học hỏi; mỗi lần cố gắng là một bước tiến gần hơn tới ước mơ.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng, nỗ lực phải đi kèm với đúng phương pháp, định hướng rõ ràng và tinh thần cầu tiến. Không nên nỗ lực một cách mù quáng hay vì áp lực của người khác, mà phải xuất phát từ chính khát vọng của bản thân. Đồng thời, xã hội cũng cần tạo điều kiện, môi trường để con người được phát huy hết khả năng của mình, để những cố gắng không trở nên lãng phí.

Tóm lại, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nỗ lực luôn là yếu tố quyết định để con người vượt qua giới hạn và vươn tới thành công. Dù bạn là ai, xuất phát điểm như thế nào, hãy luôn tin tưởng rằng: chỉ cần không bỏ cuộc, bạn đã hơn rất nhiều người. Hãy xem mỗi khó khăn là cơ hội để tôi luyện bản lĩnh – vì sau tất cả, thành quả ngọt ngào nhất chính là được nhìn lại hành trình mình đã đi qua với niềm tự hào rằng: “Tôi đã không ngừng cố gắng.”

câu 1

-ngôi kể thứ ba

câu 2

một số chi tiết là:

-thấy mẹ đem quần áo đến ở

-nhắc nhở mẹ thật kỹ với quyết định đến ở chung với mình vì chỉ sợ sau này phiền bu ra

-cảm thấy yên tâm vì có mẹ trông non con cái đỡ đần việc nhà cửa

-trò chuyện tâm sự với

câu 3

-Bớt là một người con hiếu thảo, biết quan tâm và chăm sóc mẹ. Dù từng bị mẹ phân biệt đối xử, Bớt vẫn thể hiện tình cảm yêu thương và sự thấu hiểu đối với mẹ

câu 4

-Thể hiện sự áy náy của chị Bớt vì trót vô tư kể lại câu chuyện về cách đối xử đầy yêu thương của chồng chị đối với con bé Hiên vì nó xấu xí.
-Sợ mẹ chạnh lòng nghĩ ngợi, áy náy chuyện quá khứ đã từng đối xử không công bằng với chị.



câu 1

-ngôi kể thứ ba

câu 2

một số chi tiết là:

-thấy mẹ đem quần áo đến ở

-nhắc nhở mẹ thật kỹ với quyết định đến ở chung với mình vì chỉ sợ sau này phiền bu ra

-cảm thấy yên tâm vì có mẹ trông non con cái đỡ đần việc nhà cửa

-trò chuyện tâm sự với

câu 3

- qua đoạn trích cho thấy bớt là một người con hiếu biết quan tâm và chăm sóc mẹ dù từng bị mẹ phân biệt đối sử nhưng vẫn thể hiện tình cảm yêu thương và thấu hiểu với mẹ

câu 4

-Thể hiện sự áy náy của chị Bớt vì trót vô tư kể lại câu chuyện về cách đối xử đầy yêu thương của chồng chị đối với con bé Hiên vì nó xấu xí.
-Sợ mẹ chạnh lòng nghĩ ngợi, áy náy chuyện quá khứ đã từng đối xử không công bằng với chị.

câu 5

-qua đoạn văn cho ta thấy thông điệp là hãy yêu thương và đối sử công bằng với con cái