Nguyễn Phương Thảo

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Phương Thảo
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

-Tâm trạng xáo trộn, nỗi buồn chia ly:

"Tiếng sóng" ở đây không phải là âm thanh thực, mà là hình ảnh tượng trưng cho cảm xúc dâng trào trong lòng người đưa tiễn. Dù không thực sự có dòng sông hay cảnh chèo đò, lòng tác giả vẫn vang vọng những âm thanh day dứt, giống như những con sóng không ngừng khuấy động.

Nó biểu hiện tâm trạng đau buồn, tiếc nuối và sự trăn trở trước cuộc chia ly, khi phải tiễn người thân thiết rời xa.

-Sự chia cắt và cách trở

Tiếng sóng gợi liên tưởng đến dòng sông chia đôi hai bờ, tượng trưng cho khoảng cách giữa người ra đi và người ở lại. Đây là ranh giới không chỉ về không gian mà còn về thời gian, giữa hiện tại và một tương lai không chắc chắn.

Hình ảnh này cho thấy sự cách biệt khó lường, tạo cảm giác bất an và lo âu.

-Dòng chảy của đời người và lý tưởng

"Tiếng sóng" còn tượng trưng cho những xung động của cuộc đời, những thăng trầm mà nhân vật "ly khách" phải đối mặt trên hành trình theo đuổi chí lớn. Cuộc sống giống như một dòng sông với nhiều đợt sóng, vừa thôi thúc, vừa thử thách con người.

-Sự mâu thuẫn nội tâm của người ở lại

Người đưa tiễn dù không rời xa, nhưng trong lòng lại ngập tràn cảm giác mất mát, chia lìa. “Tiếng sóng” ở đây là tiếng lòng – sự giằng xé giữa mong muốn níu giữ và phải chấp nhận buông tay để người ra đi thực hiện lý tưởng.

 

Cuộc sống của chúng ta, chúng ta nên tự giác hoạch định, không nên dựa dẫm hay ỷ lại vào ai. Có thể thấy, việc sống tự lập ở thế chủ động có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người. Tự lập là tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, chê trách.

 

Ngoài ra, tự lập còn mang nghĩa tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác. Còn sống ở thế chủ động là việc mỗi người luôn biết làm chủ cuộc sống của mình, đề ra mục tiêu và thực hiện chúng một cách hoàn thiện, không để người khác phải nhắc nhở những công việc liên quan đến bản thân mình. Sống ở thế chủ động có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người, nó làm cho con người năng động hơn, sáng tạo hơn, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống. Mỗi con người chỉ được sống một lần, chúng ta cần sống có ước mơ, biết vươn lên để thực hiện mục tiêu mà bản thân mình đề ra trước hết tạo của cải vật chất để nuôi sống bản thân, sau để cống hiến cho xã hội. Người sống ở thế chủ động sẽ lường trước được những khó khăn cũng như thuận lợi của cuộc sống, từ đó biết nắm bắt mọi cơ hội tốt hơn người sống ở thế bị động.

 

Thâm Tâm (1917-1950) là một nhà soạn kịch và nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử đã có những lúc thi đàn Việt Nam rơi vào cảnh khốn đốn. Trong suốt cuộc đời cầm bút thì Tống biệt hành có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất, để khi nhắc về nó người ta vẫn mãi nhớ về một người nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền văn học cả dân tộc. Tác phẩm là một bài thơ xuất sắc. Hình tượng chính trong thơ là người li khách giã biệt gia đình lên đường ra chiến trận, với những vẻ đẹp trầm hùng, anh dũng, mang khí thế của thời đại, một thời đại in dấu đậm trong thi ca.

"Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?"

Từ lâu nay, mỗi lần tiễn biệt dường như hình bóng con sông đã trở thành nơi giã từ kinh điển, người con gái đi lấy chồng cũng qua sông, người khách nhân từ giã quê hương cũng thường lấy việc qua sông qua đò làm điểm ngăn cách, thế nhưng hình tượng li khách trong Tống biệt hành không giã từ quê hương bằng việc qua sông, tác giả cũng chẳng tiễn bạn mình ở nơi bến nước. Thế nhưng kỳ lạ thay người đi vẫn nghe "Sao có tiếng sóng ở trong lòng?" có lẽ rằng hình tượng chia tay đã gắn bó quá sâu sắc với con sông quê hương và đi sau vào tiềm thức của người đi một các tự nhiên mất rồi. Điều ấy còn thể hiện một nỗi buồn mênh mang, ngây ngất trong lòng li khách khi gặp cảnh biệt li, nốt hôm nay nữa thôi là anh sẽ lên đường chiến đấu, rời xa quê hương, dù hào khí ngập trời, thì nỗi buồn vương vấn quê hương là điều khó tránh khỏi. Sao ta lại biết người buồn, bởi vì một câu "Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?", phải nói rằng hoàng hôn là cái kết thúc duy nhất có vẻ mỹ lệ ở trên đời, nhưng cũng lại là thứ khiến con người ta có phần dợn sóng, dồn tụ nỗi nhớ quê hương ở trong lòng, mặc dù người li khách vẫn chưa bước khỏi quê hương, xem như là buồn nhớ trước vậy. Có thể nói nét cổ điển trong chi tiết "ánh hoàng hôn" đã làm cho hình tượng người li khách vừa thêm phần trang trọng, cũng có phần lãng mạn cổ xưa, đẹp nhưng không phải là nỗi buồn bi lụy.

"Đưa người, ta chỉ đưa người ấy

Một giã gia đình, một dửng dưng...

Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,

Chí lớn chưa về bàn tay không,

Thì không bao giờ nói trở lại!

Ba năm mẹ già cũng đừng mong."

Cuối cùng người cũng phải bước ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, người bước ra từ con đường nhỏ của quê hương, mang một lòng quyết tâm, một chí khí hùng dũng, hăng hái tột bậc của thời trai trẻ, nhất định phải làm nên công danh, "Chí lớn chưa về bàn tay không/Thì không bao giờ nói trở lại". Có lẽ người li khách phần nhiều là bước vào cuộc chiến và lý tưởng cao đẹp là đất nước hòa bình anh mới trở về, thế nên mốc định "Ba năm mẹ già cũng đừng mong" là một sự ước hẹn, cũng là niềm hy vọng hết 3 năm ấy li khách có thể quay về với quê hương, trả lại một đất nước thanh bình chăng?

"Ta biết người buồn chiều hôm trước

Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,

Một chị, hai chị cũng như sen

Khuyên nốt em trai dòng lệ sót (*).

Ta biết người buồn sáng hôm nay:

Trời chưa mùa thu, tươi lắm thay,

Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc

Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay..."

Ừ thì giọng điệu cương quyết cứng rắn, chí khí ngút trời, thề thốt mạnh mẽ thế đấy nhưng thực tâm thì trong cảm nhận của tôi li khách có lẽ là một chàng trai còn rất trẻ, chí khí nam nhi có nhiều nhưng trong tâm hồn vẫn có những góc còn non yếu, dứt tình kiểu "Ba năm mẹ già cũng đừng mong" đó là nói cứng miệng thế thôi, chứ tế anh thương mẹ, thương gia đình, thương những chị gái như sen mùa hạ, thương cậu em trai còn vương mắt lệ để tiễn anh đi. Nhìn vào cấu tứ của bài thơ thì có vẻ li khách là con trai trưởng và là trụ cột trong một gia đình, sự kiên quyết rời bỏ quê hương đi làm chí lớn, đi chiến đấu để lại một gia đình bơ vơ, không ai gánh vác, li khách cũng nhọc lòng lo lắng lắm chứ, sao có thể dứt tình như lời thề thốt cứng rắn bên trên được. 

"Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!

Mẹ thà coi như chiếc lá bay,

Chị thà coi như là hạt bụi,

Em thà coi như hơi rượu say.

Mây thu đầu núi, gió lên trăng (**)

Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm.

Ly khách ven trời nghe muốn khóc,

Tiếng đời xô động, tiếng hờn căm"

Và người đã ra đi thực, ra đi trong một ngày thu, trong một chiều thu, toàn là những khung cảnh khiến người ta dễ xúc động, cả mây bay, gió lạnh khiến li khác chỉ muốn bật khóc. Đã quyết ra đi sao có thể mềm lòng được nữa, anh muốn lãng quên tất cả, để cho khỏi nặng lòng chinh nhân, "Mẹ thà coi như chiếc lá bay/Chị thà coi như là hạt bụi/Em thà coi như hơi rượu say". Nhịp thơ đoạn này trở nên dồn dập, gay gắt và chua chát hơn hẳn, vì chí làm trai mà li khách phải kìm nén nhiều quá, nhưng biết làm sao được. Bóng hoàng hôn đã xa, quê hương gia đình cũng đã xa, chỉ còn lại mình li khách với cái bóng lặng lẽ âm thầm hứng từng cơn gió lạnh, nhuệ khí, lời thề ghê gớm, kiên quyết mấy cũng chẳng thể chống nổi cái buồn thương lúc này. Li khách chỉ muốn khóc lên giữa sự trống trải cô đơn và cái đích xa vời, ngộ nhỡ một lần đi không trở lại?

Thông điệp ý nghĩa nhất trong bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm có thể là: sự chia ly luôn chứa đựng nỗi buồn sâu sắc nhưng cũng là biểu hiện của ý chí và khát vọng lớn lao.

-Giải thích:

Bài thơ khắc họa một cuộc chia tay đầy nỗi niềm, không chỉ giữa người đi và người ở lại mà còn là sự chia lìa với gia đình, quê hương. Tuy nhiên, trong nỗi buồn ấy, ta thấy hình bóng của lý tưởng và chí lớn.

+Câu “Chí nhớn chưa về bàn tay không / Thì không bao giờ nói trở lại!” cho thấy nhân vật ly khách ra đi mang trong mình hoài bão lớn lao, chấp nhận hy sinh tình thân và những cảm xúc cá nhân để theo đuổi ước mơ. Điều này nhắc nhở rằng đôi khi, để đạt được mục tiêu cao cả, con người cần phải vượt qua những tổn thương và mất mát.

+Mặt khác, sự đau xót của người ở lại (“Mẹ thà coi như chiếc lá bay, / Chị thà coi như là hạt bụi…”) thể hiện rằng chia ly không bao giờ dễ dàng, nhưng nó là một phần không thể thiếu của cuộc sống, giúp con người trưởng thành và hướng tới tương lai.

-Thông điệp này đặc biệt ý nghĩa vì trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ phải đối mặt với những sự chia xa, cả trong thực tế lẫn trong tâm hồn. Điều quan trọng là biết cách biến nỗi đau thành động lực để tiến lên và xây dựng những giá trị tốt đẹp hơn.

 

Câu thơ "Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong" có cách diễn đạt lạ lẫm, phá vỡ cấu trúc ngữ pháp thông thường. Cụm từ "hoàng hôn trong mắt trong" tạo ra một sự liên kết mới lạ giữa "hoàng hôn" và "mắt trong" 

Tác dụng:

-Gợi hình ảnh và cảm xúc

- Tăng tính biểu cảm 

- Tạo nét độc đáo trong phong cách

Nhân vật trữ tình: Li khách