Hoàng Nguyễn Tuệ Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Hoàng Nguyễn Tuệ Linh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Trong tất cả các nhân vật trong các câu truyện cổ tích hay truyền thuyết mà em từng được qua thì em thích nhất có lẽ là câu truyện "Cóc kiện trời" và nhân vật em thích nhất đó là nhân vật chú Cóc cũng là nhân vật chính ở trong câu truyện. Chú Cóc đã chỉ huy và đã giúp đỡ mọi người rất nhiều.

Chú Cóc trong câu truyện vì thấy mấy tháng rồi mà trời cứ năng chang chang, điều đó không chỉ làm cho mọi người khó chịu vì cái nóng oi bức mà còn làm cho ruộng đất mùa màng không được tốt nên đã có rất nhiều người bất mãn. Dĩ nhiên, chú Cóc cũng thấy thế và chú Cóc cũng sắp chết vì khát rồi vậy nên chú Cóc đã buộc phải nghĩ ra một kế nào đó để giúp trời có thể đổ mưa. Tuy nhiên nếu chỉ có một mình chú Cóc thì sẽ không làm gì được nên Cóc đã rủ thêm Cua, Cọp, Gấu, Ong và Cáo đi cùng sau đó thì đã bàn kế cùng họ. Dĩ nhiên với khả năng lãnh đạo tài tình của mình thì Cóc và những con vật kia đã chiến thắng và trời đã đổ mưa. Điều đó không chỉ chứng minh được khả năng lãnh đạo của Cóc mà còn cho thấy được cả sự đoàn kết của mọi người khi đã cùng nhau đánh bại được Ngọc Hoàng để đem lại mưa giúp người dân và các loài động vật khác.

Theo em thì chú Cóc không những giỏi lãnh đạo mà còn giúp đỡ được mọi người rất nhiều. Cũng từ đó mà dân gian ta có câu "Cóc kiện trời" ám chỉ chú Cóc mỗi khi kêu lên là trời sẽ mưa.

Truyện ngụ ngôn là một thể loại truyện đêm đến cho người đọc những tiếng cười và những bài học giá trị nhân văn. Trong đó, "Đẽo cày giữa đường" - một trong số những truyện răn dạy chúng ta về cuộc sống có chủ đích của chính mình. Trong truyện em ấn tượng nhất với người thợ mộc đồng thời là nhân vật chính của câu truyện - một người chất phác thật thà nhưng lại không có chính kiến riêng của bản thân.

Người thợ mộc trong truyện là một người có ước mơ, là một người lao động thật thà, chất phác. Nó đã được thể hiện qua phần đầu của truyện cho thấy anh là một người thợ mộc, đem hết vốn trong nhà để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh bên vệ đường nên có nhiều người vào ghé thăm. Từ đó có thể thấy anh có ước mơ được làm giàu và trở nên thành đạt.

Nhưng anh lại không có chính kiến riêng của bản thân. Điều đó được thể hiện qua việc mỗi khi có người qua đường vào ghé xem và góp ý thì anh lập tức nghe theo mà hk xem xét những lời góp ý đó xem có phù hợp hay không. Kết quả là anh đẽo cái thì to quá mà cái thì lại nhỏ quá nên không phù hợp và cũng chẳng ai mua.

Có thể thấy "Đẽo cày giữa đường" qua hình ảnh của người thợ, tác giả dân gian muốn phê phán những người không chính kiến riêng và ngủ ngốc, chỉ biết nghe theo người khác. Từ đó nhắc nhở ta phải có chính kiến riêng của mình và phải kiên định với nó nếu như nó đúng.