Nguyễn Hồng Ngọc

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Hồng Ngọc
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1: thể thơ lục bát

Câu 2:

 Châu sa: Ý chỉ nước mắt rơi xuống. Sách xưa chép rằng: Xưa có giống người ở giữa biển gọi là Giao nhân – một thứ cá hình người. Giống người này khóc thì nước mắt đọng lại, kết thành hạt ngọc.

Câu 3:

Biện pháp tu từ: đảo ngữ ("sè sè" đi trước "nắm đất", "dàu dàu" đi trước "ngọn cỏ" => đảo tính từ lên trước chủ ngữ)

tác dụng:

Nội dung: giúp độc giả hình dung về một nấm mộ nhỏ bé, lạnh lẽo cô đơn của Đạm Tiên- một ca nữ từng nổi danh kinh thành- không may chết trẻ và nấm mộ không ai đến. 

hình thức: nhấn mạnh tính chất của tình từ, giúp câu thơ gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh sự đau buồn của Thúy Kiều cũng như cảnh vật vắng vẻ của khu vực mộ Đạm Tiên. 

Câu 4:

các từ láy: sè sè, dàu dàu, xôn xao, mong manh, lờ mờ, đầm đầm, đau đớn, chi chút, sắm sanh

Tác dụng: những từ này nằm trong lời kể của Vương Quan về Đạm Tiên- môt người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. chúng không chỉ làm giàu hình ảnh cho lời kể của anh mà còn thể hiện sự xót thương dành cho nàng ấy.

Câu 5:

"Lòng đâu sẵn mối thương tâm, 

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa:

       "Đau đớn thay, phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."

đó là những câu thơ nêu ra cảm xúc của Kiều cũng như bày tỏ niềm thương cảm với Đạm Tiên. Kiều đã thấy thương vô cùng, thậm chí là rơi lệ trước câu chuyện đau thương của người con gái tài hoa bạc mệnh ấy. Điều này thể hiện con người sở hữu lòng trắc ẩn và sự đồng cảm sâu sắc của Kiều. Không chỉ vậy, câu nói tiếp theo của Kiều: "Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung." còn bộc lộ tình thương và sự xót thương của cô cho số phận của toàn bộ phụ nữ.

Câu 1: 
đối với em, Lê Tương Dực là một vị vua ăn chơi sa đọa- là con bù nhìn của chúa Trịnh và là một phần dẫn đến xã hội nước ta trở nên khủng hoảng, nhân dân thì bất mãn. Ông là một con người chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, không lo cho đời sống nhân dân, mang tiếng là vua một nước mà lại để nhân dân khởi nghĩa vì những chín hsasch vô lí của mình. Điển hình nhất là việc ông cho xây Cửu Trùng Đài- một công trình nguy nga, tráng lệ nhưng chỉ để thỏa mãn những thú vui xa hoa cho cá nhân ông, để mặc bao nhiêu sưu cao thuế nặng lên người dân. điều này khiến đời sống dân chúng lầm than đói khổ, vô số cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, ấy vậy mà ông vẫn chẳng bận tâm mà chỉ lo phần mình, lo cho "thê thiếp" của mình. không chỉ vậy, ông còn xua đuổi người tài- những vị quan thực sự muốn cải thiện tình hình khủng hoảng của đất nước. qua đó, ta có thể thấy ông là một vị vua tàn bạo và sa đọa- kẻ đã dây ra bao đói khổ lầm than cho nhân dân một nước.
Câu 2:
 

Trong thời đại ngày nay, hiện tượng vô cảm đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở giới trẻ. Vô cảm không chỉ là sự thờ ơ trước những vấn đề xã hội, mà còn là biểu hiện của sự thiếu đồng cảm và gắn kết giữa con người với nhau. Tình trạng này ngày càng phổ biến, gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Nguyên nhân dẫn đến trạng thái vô cảm ở người trẻ xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và mạng xã hội đã làm giảm đi sự tương tác trực tiếp giữa con người. Nhiều người trẻ chọn cách giao tiếp qua các thiết bị điện tử, dẫn đến việc cảm xúc và sự đồng cảm bị suy giảm. Thêm vào đó, áp lực từ học tập, công việc và cuộc sống khiến họ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu quan tâm đến những vấn đề xung quanh. Cuối cùng, môi trường giáo dục và xã hội đôi khi không tạo điều kiện để phát triển tinh thần trách nhiệm, sự sẻ chia và đồng cảm.

Hệ quả của tình trạng này rất đáng lo ngại, không chỉ làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân mà còn gây tổn hại đến cộng đồng. Một xã hội nơi sự thờ ơ trở thành phổ biến sẽ dần trở nên lạnh lùng, thiếu nhân văn. Những vấn đề như bạo lực học đường, mâu thuẫn xã hội hay thiên tai sẽ khó được giải quyết hiệu quả vì thiếu sự quan tâm từ mọi người.

Để khắc phục, gia đình, nhà trường và xã hội cần phối hợp hành động. Việc giáo dục không nên chỉ tập trung vào kiến thức mà cần chú trọng rèn luyện kỹ năng sống, thúc đẩy sự cảm thông và ý thức trách nhiệm. Thêm vào đó, tổ chức các hoạt động thiện nguyện, cộng đồng sẽ giúp giới trẻ hiểu rõ hơn giá trị của sự sẻ chia và hỗ trợ lẫn nhau.

Tóm lại, vấn đề vô cảm trong giới trẻ đòi hỏi sự quan tâm và giải quyết kịp thời. Chỉ khi mỗi cá nhân nhận thức được ý nghĩa của sự kết nối và đồng cảm, xã hội mới có thể trở nên tốt đẹp hơn.

câu 1:

- đoạn trích trên tái hiện sự việc: Trịnh Duy Sản khuyên can vua Lê Tương Dực không nên ăn chơi xa hoa mà hãy lo cho dân cho nước. 

câu 2:

- LÊ TƯƠNG DỰC (cau mặt) - Lão gàn quái! Có việc gì khẩn cấp? (nghĩ một lúc).

câu 3:

- các chỉ dẫn sân khấu ngắn gọn, đặt trong dấu ngoặc đơn, hướng dẫn các diễn viên hành động trên sân khấu.

câu 4:

- đoạn văn sử dụng phép liệt kê, nhằm nhấn mạnh tình trạng giặc giã nổi lên ở khắp mọi nơi. Lời của Trịnh Duy Sản đau buồn, mong muốn nhà vua thức tỉnh để dất nước được yên bình.

câu 5:

- nhận xét: đây là thời kỳ lịch sử vô cùng đen tối

+ thời kì vua Lê Chúa Trịnh đất nước chia cắt, xã hội loạn lạc, vua quan chỉ biết ăn chơi xa hoa. 

+ đời sống người dân đói nghèo, khiến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra