

Lê Thị Huyền Trang
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1. Thể thơ lục bát.
Câu 2. Đề tài của bài thơ là bức tranh bến đồ ngày mưa, phản ứng cuộc sống vất vả của người dân lao động.
Câu 3. Biện pháp tu từ nỗi bật là phép nhân hóa. Tác giả đã nhân hóa hình ảnh cây tre, cây chuối, con thuyền, dòng sông,... Khiến chúng trở nên sinh động, gần gũi với con người, đồng thời thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của nhà thơ với cảnh vật và con người trong bức tranh bến đò mưa. Việc sử dụng phép nhân hóa này giúp người đọc cảm nhận được sự khắc nghiệt của thời tiết và sự vất của con người trong hoàn cảnh đó một cách chân thật và xúc động.
Câu 4: Bức tranh bến đò ngày mưa được tác giả miêu tả qua những hình ảnh: tre rũ rợi, chuối bơ phờ, dòng sông trôi rào rạt, con thuyền cắm lại đậu trơ vơ, quán hàng vắng khách, bác lái đò hút thuốc, bà hàng sù sụ ho, người đi chợ đội thúng đội cả trời mưa, con thuyền ghé bến rồi lại lặng lẽ ra đi. Những hình ảnh này gợi cho em cảm nhận về một ngày mưa buồn tẻ, ảm đạm, cuộc sống khó khăn, vất vả của người lao động. Cảnh vật và con người dường như hòa quyện vào nhau, cùng chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết.
Câu 5: Qua bức tranh bến đò ngày mưa, bài thơ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn, tĩnh lặng nhưng cũng rất đỗi bình dị, chân thực của con người. Sự vất vả, lam lũ của người dân lao động được khắc hoạ rõ nét, tạo nên một không khí trầm mặc, sâu lắng. Tuy nhiên, giữa cảnh vật ảm đạm, vẫn có sự hiện diện của con người, vẫn có sự sống, vẫn có sự kiên trì, nhẫn nại vượt qua khó khăn. Tâm trạng của bài thơ là sự đan xen giữa buồn và bình yên, giữa khó khăn và sự lạc quan.