Lê Bá Nghiệp

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Bá Nghiệp
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:

Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu 2:

Căn cứ vào chữ thứ hai của dòng thơ thứ nhất là chữ “thi” – luật bằng, suy ra bài thơ được triển khai theo luật bằng

Câu 3:

- Biện pháp tu từ liệt kê: Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong

- Tác dụng: + Làm rõ cho quan điểm “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” mà tác giả đưa ra trước đó

     + Nhấn mạnh vẻ đẹp đa dạng của thiên nhiên

     + Khắc họa không gian thơ ca cổ

     + Tạo cảm giác hài hòa, êm đềm

     + Thể hiện sự yêu mến của tác giả đối với vẻ đẹp của thiên nhiên trong thơ cổ

Câu 4:

- Tác giả Nguyễn Ái Quốc cho rằng trong thơ hiện đại cần có thiết vì Bác muốn nhấn mạnh rằng thơ ca thời nay phải có sức mạnh, cứng rắn và mang tính chiến đấu. Trong bối cảnh lịch sử khi bài thơ được sáng tác, đất nước Việt Nam đang trong tình trạng bị đô hộ, xã hội chịu sự áp bức nặng nề dưới chế độ thực dân và phong kiến. Trong thời kỳ đó, việc đấu tranh giành lại độc lập và tự do là rất cấp bách.

 - Vì vậy, thơ ca không chỉ đơn thuần là để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên hay tình cảm cá nhân nữa, mà phải trở thành công cụ để động viên tinh thần chiến đấu và thúc đẩy hành động. "Thiết" ở đây chính là biểu tượng cho sự kiên cường, sức mạnh, quyết tâm của thời đại mới. Nhà thơ cần có tinh thần thép, phải xung phong và tham gia vào công cuộc cách mạng, đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước.

 Câu 5:

- Bài thơ có cấu tứ rất rõ ràng và mạch lạc, được chia thành hai phần:

 - Hai câu đầu nói về thơ xưa, thể hiện sự yêu mến và tôn trọng đối với vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ cổ. Tác giả liệt kê những hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu như núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió, đây là những yếu tố đã gắn liền với thơ ca cổ điển, thể hiện sự thanh thoát, mộng mơ và sâu lắng.

 - Hai câu sau nói về thơ nay, với yêu cầu cần phải có "thép" trong thơ ca, thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường và tinh thần chiến đấu. Nhà thơ không chỉ là người viết về vẻ đẹp thiên nhiên mà phải là người chiến sĩ xung phong, tham gia vào công cuộc đấu tranh cứu quốc. Câu thơ khẳng định rằng, trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, thơ phải có tính cách mạng, có tính chiến đấu và sẵn sàng đối mặt với thử thách.

 - Mạch cảm xúc của bài thơ thể hiện sự tôn trọng, yêu mến đối với thơ xưa trong hai câu đầu, nhưng cũng khuyến khích sự đổi mới và sự mạnh mẽ trong thơ ca của thời đại mới. Cảm xúc chuyển từ sự trân trọng đối với thơ xưa đến sự kêu gọi đổi mới trong thơ ca hiện đại, qua đó khẳng định tầm quan trọng của thơ trong công cuộc cách mạng và xây dựng đất nước.

 - Nhận xét về cấu trúc: Bài thơ có kết cấu chặt chẽ, vừa thể hiện sự tương phản và đối lập giữa thơ xưa và thơ nay, vừa thể hiện sự hài hòa và thống nhất trong quan điểm sáng tác. Tác giả không có ý hạ thấp thơ xưa mà chỉ muốn khẳng định rằng thơ ca trong thời đại mới cần phải có một vai trò khác biệt: thơ ca phải mang tính chiến đấu và là công cụ của cách mạng. Tác giả nhìn nhận thơ ca là một thứ vũ khí sắc bén, và người sáng tác như một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ.