

Nguyễn Đức Mạnh
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là biểu cảm.
Câu 2. Văn bản gợi nhắc đến những tác phẩm của nhà văn Andersen như:
* Nàng tiên cá (gợi hình ảnh "nàng tiên bé nhỏ", "muôn trùng sóng bể")
* Cô bé bán diêm (gợi hình ảnh "đêm Andersen", "tuyết lạnh", "bão tố", "que diêm cuối cùng")
Câu 3. Việc gợi nhắc các tác phẩm của nhà văn Andersen trong văn bản có tác dụng:
* Tạo ra một không gian cổ tích, mơ mộng và giàu chất thơ.
* Liên hệ và đối chiếu giữa thế giới cổ tích và thực tại, giữa những nhân vật huyền ảo và tình yêu đời thường.
* Gợi lên những cảm xúc quen thuộc về sự chờ đợi, hy vọng, cả những nỗi buồn và sự dang dở thường thấy trong truyện cổ tích.
* Làm sâu sắc thêm ý nghĩa về tình yêu, sự hy sinh và niềm tin.
Câu 4. Biện pháp tu từ so sánh "Biển mặn mòi như nước mắt của em" có giá trị:
* Gợi hình ảnh: Nước mắt thường mang vị mặn, sự so sánh này giúp người đọc hình dung rõ hơn về vị mặn của biển cả.
* Biểu cảm sâu sắc: So sánh biển với nước mắt gợi lên nỗi buồn, sự chia ly hoặc những uẩn khúc trong tình cảm của nhân vật "em". Nó thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu của nhân vật trữ tình đối với nỗi buồn đó.
* Tăng tính lãng mạn, trữ tình cho câu thơ, khơi gợi cảm xúc cho người đọc.
Câu 5. Trong khổ thơ cuối, vẻ đẹp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua sự thấu hiểu, sẻ chia và lòng trắc ẩn sâu sắc. Nhân vật trữ tình ru "em" ngủ, xoa dịu những thao thức, nỗi buồn khi tình yêu không trọn vẹn. Hình ảnh "đêm Andersen" và "que diêm cuối cùng" gợi liên tưởng đến sự hy sinh và niềm tin vào tình yêu, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất ("tuyết lạnh vào ngày mai bão tố", "thạch thảo nở hoa bốn mùa dang dở"). Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình là sự ấm áp, bao dung và kiên cường trong tình yêu và sự đồng cảm với người khác.
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. Hai hình ảnh trong đoạn trích cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung là:
* Nắng và cát (khổ 1) gợi sự khô cằn, khắc nghiệt.
* Gió bão là tốt tươi như cỏ (khổ 2) cho thấy thiên tai hoành hành, trong khi cây trồng thì cằn cỗi.
Câu 3. Những dòng thơ sau giúp tôi hiểu rằng mảnh đất miền Trung có địa hình hẹp và cong ("thắt đáy lưng ong"), nhưng chính nơi khắc nghiệt đó lại hun đúc nên những con người giàu tình cảm, chân thành và nồng hậu ("tình người đọng mật").
Câu 4. Việc vận dụng thành ngữ "mồng tơi không kịp rớt" trong dòng thơ "Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt" có tác dụng nhấn mạnh sự nghèo khó, cằn cỗi đến mức ngay cả loại cây dễ sống như mồng tơi cũng không thể phát triển. Nó gợi hình ảnh về một vùng đất thiếu thốn, khó khăn.
Câu 5. Tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích là một tình cảm sâu sắc, thiết tha và đầy trăn trở. Tác giả vừa cảm nhận được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự khó khăn của cuộc sống, vừa trân trọng vẻ đẹp văn hóa ("câu ví dặm", "câu hát") và đặc biệt là tình người nồng ấm nơi đây. Lời nhắn nhủ "Em gắng về/Đừng để mẹ già mong..." thể hiện sự quan tâm, nhớ thương và mong muốn hướng về quê hương.
Câu 1: Thể thơ: Tự do
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2: Trong đoạn trích, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn với những đối tượng: Cánh sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi nhỏ, dấu chân bấm mặt đường xá.
Câu 3. Dấu ngoặc kép trong dòng thơ "Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt có công dụng trích dẫn lời của trò chơi dân gian, tái hiện một cách sinh động không khí tuổi thơ.
Câu 4: Điệp cú pháp (Biết ơn)
`=>` Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm tạo nhịp điệu. Nhấn mạnh sự biết ơn của nhân vật trữ tình đối với những kỉ niệm bình dị, thân quen trong cuộc đời mình. Qua đó nhằm thể hiện giá trị của những điều bình dị trong cuộc sống
Câu 5: Thông điệp: Sự biết ơn với những thứ giản dị quanh ta.
Cuộc sống của mỗi người luôn là một con đường khác, một bầu trời khác hay đôi khi là một thế giới khác. Mỗi người nên lập ra cho chính mình sự biết ơn dù là những thứ đơn giản, bình dị nhất. Giá trị của cuộc sống đôi lúc là những điều lạ lùng đến giản dị. Từ sự trân quý, yêu mến những điều bình thường, giản dị, con người nhận ra giá trị của cuộc sống thông qua yêu thương vô bờ. Những điều giản dị nằm trong ta thể hiện ra những kí ức vui vẻ, giá trị tuy khó mà cảm nhận được nhưng sự biết ơn với chúng vẫn cần có và buộc phải còn mãi. Bởi chúng sẽ trở thành cội nguồn của ta và cho ta những ngày tháng đẹp nhất. Bầu trời phía trước vẫn sẽ còn nhiều khó khăn nhưng hãy biết trân trọng, hãy biết ơn chúng vì lẽ rằng: Những điều giản dị thật đẹp
Câu 1:
-Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Câu 2:
-Căn cứ vào chữ thứ hai của dòng thơ thứ nhất là chữ “thi” – luật bằng, suy ra bài thơ được triển khai theo luật bằng.
Câu 3:
-BPTT: liệt kê "sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong"
-Tác dụng:
+Tăng sức gợi hình gợi cảm
+làm cho câu thơ mạch lạc, có hồn hơn
+Làm rõ cho quan điểm Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ mà tác giả đưa ra trước đó.
Câu 4:
Tác giả cho rằng trong thơ hiện đại cần có "thép" (sức mạnh, sự kiên cường) vì vào thời điểm ấy, đất nước đang bị xâm lược và cần đấu tranh giành lại độc lập. Thơ không chỉ miêu tả thiên nhiên mà phải phản ánh tinh thần chiến đấu, khích lệ quần chúng. Câu "Thi gia dã yếu hội xung phong" nhấn mạnh rằng nhà thơ không chỉ viết mà còn phải tham gia đấu tranh, xung phong vì sự nghiệp cách mạng. Sự thay đổi này là cần thiết trong bối cảnh xã hội đang đòi hỏi thơ ca có vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh giành độc lập.
Câu 5:
*Cấu tứ của bài thơ:
+ Bố cục: Bao gồm 2 phần: Hai câu đầu nói về thơ xưa, hai câu sau nói về thơ nay.
+ Mạch cảm xúc: Hai câu thơ đầu thể hiện sự trân trọng đối với vẻ đẹp thơ xưa, hai câu sau thể hiện sự cởi mở, khuyến khích sự đổi mới về nội dung thơ ca, tư duy sáng tác trong thời đại mới.
=> Bài thơ có kết cấu chặt chẽ, vừa tương phản, đối lập, vừa hài hòa, thống nhất. Đặt thơ xưa với thơ nay trong sự đối lập, tác giả không nhằm hạ thấp thơ xưa, trái lại Người rất trân trọng, yêu thích thơ xưa, nhưng Người không đồng tình với quan điểm sáng tác đó. Nên Người đã nêu lên quan niệm nghệ thuật của mình về thơ nay – cần có “chất thép” ở trong thơ, để thơ ca trở thành một thứ vũ khí sắc bén, còn anh chị em sáng tác sẽ là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ.