

Vũ Khánh Huyền
Giới thiệu về bản thân



































Câu 1 :
- Thể thơ : Tự do
Câu 2 :
- Trong đoạn trích, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn với cánh sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi nhỏ, dấu chân bấm mặt đường xa
Câu 3 :
- Tác dụng của dấu ngoặc kép : dẫn trực tiếp lời nói của trò chơi dân gian, việc đặt nó trong dấu ngoặc kép giúp người đọc nhận diện đây không phải là một cụm từ ngẫu nhiên mà là một phần không thể thiếu của trò chơi. Khi đọc dòng thơ, người đọc có thể hình dung ra âm thanh, nhịp điệu của lời hô trong trò chơi, khơi gợi những ký ức tuổi thơ.
Câu 4 :
- BPTT : Điệp cú pháp “biết ơn”
- Tác dụng :
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm tạo nhịp điệu cho câu thơ
- Nhấn mạnh và khắc sâu lòng biết ơn của nhân vật trữ tình đối với những kỷ niệm, những điều bình dị và thân quen đã gắn bó trong cuộc đời
- Thể hiện lòng biết ơn và trân trọng của tác giả đối với những điều giản dị trong cuộc sống, làm nổi bật giá trị và ý nghĩa sâu sắc của những điều nhỏ bé, bình dị
Câu 5 :
- Thông điệp: Sự biết ơn đối với những thứ giản dị quanh ta.
- Đoạn trích đã thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những hình ảnh bình dị, gần gũi: cánh sẻ, cánh diều, mẹ, trò chơi con trẻ, những dấu chân trên đường. Tác phẩm cho thấy giá trị và ý nghĩa của cuộc sống thường nhật nằm ngay trong những điều nhỏ bé, thân thuộc ấy. Thông điệp của đoạn trích về sự trân trọng những điều giản dị nhắc nhở chúng ta rằng, chính sự biết ơn đối với những điều bình thường nhất sẽ giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp và ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống mình.
Câu 1 :
- Thể thơ : tự do
Câu 2 :
- Những hình ảnh trong đoạn trích cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung :
- “Mồng tơi không kịp rớt “
- “Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ”
Câu 3 :
- Dải đất miền Trung khắc nghiệt với địa hình hẹp, thường xuyên hứng chịu thiên tai, lũ lụt, gây ra không ít khó khăn cho cuộc sống và sản xuất của người dân nơi đây. Thế nhưng, chính trong gian khó ấy, con người miền Trung lại tỏa sáng với tấm lòng nhân ái, sự sẻ chia đùm bọc chân thành, sống trọn vẹn với tình yêu thương nồng ấm
Câu 4 :
- Việc vận dụng thành ngữ "mồng tơi không kịp rớt" trong dòng thơ "Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt" có tác dụng :
- Nhấn mạnh sự cằn cỗi, khô hạn của đất đai : thành ngữ này thường dùng để chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn đến mức những thứ vốn dễ dàng sinh sôi như rau mồng tơi cũng không thể phát triển được
- Gợi tả một cách sinh động tình trạng khó khăn trong sản xuất nông nghiệp : Câu thơ cho thấy đất đai bạc màu, không đủ điều kiện để cây trồng phát triển, khiến cuộc sống người dân thêm vất vả
- Thể hiện sự xót xa, thương cảm của tác giả đối với mảnh đất nghèo khó ấy
Câu 5 :
Qua đoạn trích tình cảm của tác giả với miền Trung đã được thể hiện rõ ràng. Tác giả xót xa, cảm thương trước những khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên và cuộc sống người dân nơi đây, được thể hiện qua những hình ảnh tương phản. Nỗi day dứt, trăn trở in sâu trong tâm trí tác giả về những vất vả của miền Trung. Ẩn sau đó còn là niềm hy vọng và lời động viên kín đáo. Tóm lại, đó là một tình yêu thương chân thành, đong đầy sự sẻ chia và niềm tin vào tương lai của miền Trung
Câu 1
Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt
Câu 2
Bài thơ tuân theo luật bằng-trắc của thể thất ngôn tứ tuyệt với bố cục chặt chẽ và có sự đối ngẫu ở hai câu đầu.
Câu 3
Biện pháp tu từ : phép đối
- "Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ" ↔ "Hiện đại thi trung ưng hữu thiết"
- "Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong" ↔ "Thi gia dã yếu hội xung phong"
Tác dụng :
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, khiến cho câu thơ thêm phần sinh động.
- Nhấn mạnh sự khác biệt giữa thơ ca xưa và thơ ca hiện đại : thơ xưa thường đề cao vẻ đẹp thiên nhiên, trong khi thơ hiện đại mang tính chiến đấu, cách mạng.
- Làm nổi bật tư tưởng của nhà thơ. Thơ không chỉ để thưởng thức mà còn phải có sức mạnh thức tỉnh, động viên con người hành động.
Câu 4
Tác giả cho rằng trong thơ hiện đại, ngoài vẻ đẹp thiên nhiên và lãng mạn như thơ cổ, cần phải có những yếu tố thực tiễn và sức mạnh như thép để phản ánh hiện thực xã hội và khích lệ tinh thần đấu tranh. "Thiết" ở đây không chỉ là sắt thép mà là biểu tượng của sự kiên cường, mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của thời đại mới đòi hỏi những người cầm bút không chỉ nói về thiên nhiên, mà còn cần có trách nhiệm với đất nước, với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 5
Bài thơ có cấu tứ chặt chẽ, rõ ràng theo lối đối lập và phát triển:
- Hai câu đầu: Nêu lên đặc điểm của thơ ca cổ – thiên về thiên nhiên, cảnh đẹp.
- Hai câu sau: Khẳng định quan điểm về thơ hiện đại – cần có tính chiến đấu và trách nhiệm của nhà thơ.
→ Nhận xét:
- Cấu tứ bài thơ mang tính biện luận, thể hiện quan điểm một cách ngắn gọn nhưng sâu sắc.
- Cách lập luận có sự đối sánh giữa thơ xưa và thơ nay, giúp nhấn mạnh tư tưởng chính của bài thơ.
- Bài thơ không chỉ là cảm nghĩ về “Thiên gia thi” mà còn phản ánh quan niệm của Bác về thơ ca cách mạng.