Tạ Hoàng Thiên Thảo

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Tạ Hoàng Thiên Thảo
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a) Khái quát thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), chuỗi khối (Blockchain) và tự động hóa. Những thành tựu nổi bật bao gồm:

  • Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học giúp tự động hóa nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, sản xuất.
  • Internet vạn vật (IoT) kết nối thiết bị thông minh, tối ưu hóa quản lý và vận hành trong các ngành công nghiệp và đời sống.
  • Dữ liệu lớn (Big Data) và điện toán đám mây giúp phân tích, dự đoán và ra quyết định nhanh chóng, chính xác.
  • Robot và tự động hóa cải thiện năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất.
  • Công nghệ Blockchain đảm bảo tính minh bạch, an toàn trong giao dịch tài chính và quản lý dữ liệu.
  • Công nghệ sinh học và in 3D hỗ trợ sản xuất, y tế và nghiên cứu khoa học.

CMCN 4.0 đang tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống, giúp tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức về việc làm, an ninh mạng và quản lý dữ liệu.


b) Cách xử lý thông tin chưa được kiểm chứng trên internet

Khi nhận được thông tin chưa được kiểm chứng trên internet, em cần:

  1. Kiểm tra nguồn tin: Xác minh nguồn gốc của thông tin từ báo chí chính thống, cơ quan có thẩm quyền hoặc trang web đáng tin cậy.
  2. Đối chiếu thông tin: So sánh với các nguồn khác để kiểm tra tính chính xác. Nếu thông tin chỉ xuất hiện ở một nơi không uy tín, có thể đó là tin giả.
  3. Sử dụng tư duy phản biện: Không vội tin vào thông tin giật gân, gây sốc, mà cần phân tích tính hợp lý của nó.
  4. Không lan truyền nếu chưa chắc chắn: Nếu chưa xác thực được, không chia sẻ để tránh lan truyền tin sai sự thật.
  5. Báo cáo thông tin sai lệch: Nếu phát hiện tin giả có thể gây hậu quả nghiêm trọng, em có thể báo cáo với cơ quan chức năng hoặc nền tảng mạng xã hội.

- Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào Ê – đê: nhà ở trong nhà sàn, với nhiều hàng cốt, nhiều xà ngang – dọc, có cầu thang; có nhiều vật dụng như chiêng, mâm đồng, chậu thau…biểu thị cho sự sung túc…

- Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở quan niệm về người anh hùng của đồng bào Ê – đê qua nhân vật Đăm Săn; người anh hùng đại diện cho sức mạnh, ý chí của cộng đồng; mang vẻ đẹp khỏe khoẳn, có những khát vọng và ước mơ lớn lao về chinh phục vũ trụ, thiên nhiên

- Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở cách kể chuyện chậm rãi, thường dừng lại ở những chi tiết, đoạn cao trào, tạo điểm nhấn và sự hồi hộp chờ đợi cho người đọc; lời kể thể hiện sắc thái riêng của lối kể khan của người Tây Nguyên; lời đối thoại thể hiện rõ giọng điệu, cá tính của từng nhân vật.

- Không gian nhà/rừng:

+ Nhà được miêu tả như là không gian văn hóa, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng của con người.

+ Rừng được miêu tả như là không gian thiên nhiên, với rất nhiều bí ẩn, thử thách sức mạnh, lòng kiên trì và quả cảm của người anh hùng

+ Đường là ranh giới ngăn cách giữa không gian rừng và nhà.

- Không gian người/trời

+ Rừng Sáp Đen là không gian ngăn cách giữa trời và đất, làm nổi bật khoảng cách giữa không gian của trời và không gian của người

+ Hành động của Đăm Săn - cưỡi ngựa vượt qua những con đường gian nan, qua rừng Sáp Đen để di chuyển qua những không gian này cho thấy những không gian này tuy có khoảng cách nhưng vẫn tương thông với nhau: người trần có thể thâm nhập vào không gian của trời, giao tiếp với thế giới thần linh và thần linh cũng thường can dự dễ dàng vào không gian của con người

=> Cấu trúc không gian này thể hiện quan niệm của người Ê- đê về vũ trụ, trong đó trời và đất là một thể thống nhất, tương thông, trong vũ trụ “vạn vạt hữu linh” và có thể dễ dàng giao tiếp với nhau.

 *  Hành động đi bắt Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn có ý nghĩa:

+ Thể hiện khát vọng lớn lao và phẩm chất dũng cảm, phi thường của Đam Săn thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của cộng đồng dân tộc Ê Đê.

+ Hành động quyết tâm chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn còn là biểu tượng cho xung đột quyền lực giữa người đàn ông và người phụ nữ trong xã hội mẫu hệ Ê Đê.

+ Hành động quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn biểu trưng cho khát vọng chinh phục những vùng đất mới của cộng đồng.

+ Đam Săn quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời bất chấp can ngăn của mọi người. Hành động đó thể hiện ý chí tự do của người anh hùng mang lý tưởng cộng đồng.

- Trong thần thoại Hy Lạp: thần Hê-li-ớt (Helios) phân phát ánh sáng cho thế gian.

- Người Trung Quốc: Hậu Nghệ bắn Mặt Trời,...

- Ở châu Úc, Mặt Trời được coi là con trai của Đấng Sáng tạo và là gương mặt thần thánh khoan ái loài người.

- Pla-tông (Platon) coi Mặt Trời là hình ảnh của điều thiện.

- Trong kinh Vệ đà, Mặt Trời là con mắt của thế giới.

- Xuất hiện trở đi trở lại trong các tác phẩm văn chương và in dấu trong nhiều hoạt động văn hoá của con người.

a. Dấu hiệu nổi bật: câu văn thứ hai trong đoạn được triển khai không đúng với chủ đề chung của đoạn văn.

b. Dấu hiệu của lỗi liên kết:

- Giữa câu (1) và câu (2) chưa có phép liên kết hình thức.

- Phép nối được sử dụng để liên kết giữa câu (2) và câu (3) chưa phù hợp.

- Trình tự sắp xếp ý của câu (4) chưa phù hợp.

c. Cách sửa:

- Thay thế phép nối.

- Sắp xếp lại vị trí câu cuối.

a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề. 

b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề. 

a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu. 

   Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.

b.

* Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:

- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người

- Câu 2:  chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy

- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên

- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ

=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa. 

* Mạch lạc trong phép liên kết:

- Phép lặp: chỉ, đồng cảm

- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy

- Phép nối: Nói cách khác

c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ. 

d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề. 

- Về mạch lạc: các đoạn văn trong văn bản đều làm nổi bật luận đề chung của văn bản, và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, logic.

- Về liên kết: các câu trong đoạn văn đều hướng về chủ đề chính của từng đoạn và được liên kết với nhau bằng các phép lặp, phép thế, phép nối,… 

- Con người trong bài thơ hiện qua những hình ảnh: cô thôn nữ, tiếng ca vắt vẻo, ai ngồi dưới trúc, khách xa, chị ấy

- Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là “khách xa”

- Đối tượng quan sát trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình là làng quê và “chị ấy”. Đó có thể là một người ở làng quê xưa, cũng có thể là một cô bạn gái trước của “khách”.