NGUYỄN NGỌC KHÁNH NHI

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của NGUYỄN NGỌC KHÁNH NHI
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Có thể nói chuyện hệ trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người là hôn sự, nhưng thời xưa, con cái chỉ đóng vai trò thụ động, mà không có quyền quyết định mình sẽ kết hôn với ai.Quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân là một suy nghĩ truyền thống tồn tại lâu đời trong xã hội Việt Nam. Đây là quan niệm cho rằng hôn nhân nên do cha mẹ quyết định, con cái phải nghe theo mà không được phép lựa chọn theo ý mình. Dù từng phù hợp với bối cảnh lịch sử, quan niệm này đã bộc lộ nhiều hạn chế về nhiều mặt.

Trong xã hội phong kiến,cha mẹ như người xe duyên, giúp con cái tìm được bạn đời phù hợp về gia cảnh, tính cách. Tuy nhiên, việc áp đặt theo mong muốn cha mẹ trong hôn nhân con cái có thể dẫn đến nhiều hệ lụy.Khi hôn nhân không dựa trên tình yêu và sự đồng thuận, mâu thuân sẽ dễ dàng xảy ra. Con cái bị tước quyền lựa chọn bạn đời có thể cảm thấy bất mãn, thất vọng, thậm chí đánh mất chính mình. Trong khi đó, cha mẹ, dù sự lựa chọn của họ xuất phát từ tình thương, nhưng không thể chắc chắn rằng quyết định của họ luôn đúng đắn và không có rủi ro bởi hôn nhân là sự gắn kết cả đời giữa hai con người với tình yêu  và mong muốn được chăm lo cho người kia.

Trong xã hội ngày nay, hôn nhân cần được xây dựng trên tình yêu, tự nguyện và đồng cảm. Vai trò của những người cha người mẹ nên chuyển từ người quyết định sang người tư vấn, hỗ trợ để giúp con cái lựa chọn đúng đắn về bạn đời của mình. Bên cạnh đó, con cái cũng nên biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến kiến cha mẹ, bởi những kinh nghiệm và sự yêu thương của họ là đáng quý.

Quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” không còn phù hợp với xã hội ngày nay. Bởi vì, hôn nhân cần dựa trên sự tự do lựa chọn và tôn trọng lẫn nhau, đó là nền tảng cho một gia đình hạnh phúc, bền vững.

Hai câu thơ:“Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa,bằng con chẫu chuộc thôi.” là hình ảnh đầy ý nghĩa và sâu sắc . Tác giả mượn hình ảnh con bọ ngựa và con chẫu  chuộc – những sinh vật nhỏ bé, yếu ớt trong tự nhiên so sánh với "thân em" – nói về thân phận thấp bé của người phụ nữ trong xã hội xưa cũ .Hai câu thơ là tiếng thở dài, than thân, trách phận đầy tuyệt vọng, đớn đau cho số phận của người con gái: bị ép duyên, không thể cầu cứu, bấu víu vào đâu, chỉ còn biết xót xa, thở than, đau xót. Qua đó, người đọc cảm nhận được sự mặc cảm, tự ti về vị trí, giá trị của bản thân người phụ nữ trong xã hội cũ .Vì thế mà đồng cảm, xót thương, oán trách các hủ tục khắt khe đã chia rẽ tình yêu của đôi trẻ… Tuy nhiên, sự so sánh này cũng thể hiện sự chấp nhận, bất lực trước hiện thực của tác giả, mang đến một cái nhìn vừa đau đớn,vừa sâu sắc .Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng giàu sức gợi, khơi dậy suy tư về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

“Thân em cúc mọc bờ rào,

Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.”

 Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường ở đây là tạo ra những kết hợp từ trái logic:

- nát: là trạng thái vật lí mà vật bị tác động đến vỡ vụn ra hoặc bị giập, mềm nhão hay nhàu nát, biến dạng.

- nhớ: là trạng thái trừu tượng, không thể tác động cơ học, không thể làm nát ruột gan.

*"Nát" ở đây được kết hợp với từ "nhớ" tạo ra sự phi logic.

=> Tác dụng:

- Nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt

- Nhấn mạnh nỗi nhớ của cô gái dành cho người yêu, đồng thời thể hiện sự đau đớn, da diết,mãnh liệt khôn nguôi.