Hoàng Diệu Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Hoàng Diệu Linh
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

1) Nghệ thuật lập luận trong ''Chiếu cầu hiền tài ''của Nguyễn Trãi vô cùng sắc bén và thuyết phục. Văn bản sử dụng lối lập luận chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa lí và tình, từ đó tạo nên sức mạnh lan tỏa sâu rộng. Đầu tiên, tác giả nêu lên thực trạng đất nước đang cần đến nhân tài, khẳng định tầm quan trọng của việc tuyển chọn người hiền tài để phục vụ đất nước. Tiếp đó, Nguyễn Trãi dùng những dẫn chứng lịch sử, những câu chuyện, điển tích để minh chứng cho luận điểm của mình, làm cho bài chiếu thêm phần sinh động và dễ hiểu. Đặc biệt, tác giả khéo léo sử dụng những lời lẽ chân thành, tha thiết, thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc, mong muốn được cống hiến cho đất nước, từ đó khơi gợi lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm của các sĩ phu. Cuối cùng, bài '' Chiếu cầu hiền tài" kết thúc bằng lời kêu gọi thiết tha, thúc giục các hiền tài ra giúp nước, tạo nên một kết cấu hoàn chỉnh, logic và đầy sức thuyết phục. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực và lời lẽ cảm động đã tạo nên sức mạnh thuyết phục mãnh liệt của tác phẩm góp phần quan trọng vào việc tuyển chọn được nhiều nhân tài phục vụ đất nước.

2) 

Mẫu 2: 

   Về vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:”Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến vài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Thế hệ trẻ chính là lực lượng nòng cốt để giúp Việt Nam phát triển và nâng tầm của đất nước sánh vai với năm châu và các cường quốc.

Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là các tài năng trẻ Việt Nam hiện nay có xu hướng định cư, sinh sống và làm việc ở nước ngoài dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”. Nói một cách đơn giản, chảy máu chất xám là việc nhiều người tài, trí thức rời bỏ Việt Nam để định cư và làm việc ở nước ngoài. “Chất xám” ở đây là biểu hiện và tượng trưng cho trí tuệ, năng suất và sự sáng tạo của con người. Có rất nhiều bạn trẻ, nhân tài ở Việt Nam sau khi du học chọn ở lại làm việc và dùng tài năng của mình để tạo ra giá trị vật chất, của cải cho nước bạn thay vì về quê hương mình.

Do “thất thoát” nguồn nhân tài, đất nước Việt Nam trong tương lai gần sẽ rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nguyên nhân chảy máu chất xám có thể được nhìn nhận từ cả góc độ chủ quan và khách quan. Về mặt chủ quan, bắt nguồn từ việc chỉ mong muốn được sống và làm việc trong môi trường tốt với thu nhập cao, chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân mà quên mất đi cội nguồn, quê hương, tổ tiên, dân tộc. Về mặt khách quan mà nói, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển so với các nước phát triển không có đủ điều kiện và chế độ đãi ngộ phù hợp để người tài  thể hiện tài năng và cống hiến hết mình cho đất nước.

Để xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, tạo điều kiện cho nhân tài Việt Nam phát triển và phát huy tài năng, nhà nước phải có biện pháp phù hợp tuyển dụng nhân tài và tạo điều kiện làm việc để thu hút họ. Mặt khác, mỗi cá nhân cũng phải phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, làm theo lời Bác Hồ, sẵn sàng phát huy tài năng, sức lực của mình để đưa đất nước ngày càng phát triển vươn lên.

 

1)Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 

2) Chủ thể bài viết: Vua Lê Lợi

3) Mục đích chính của văn bản là: kêu gọi việc tiến cử và tự tiến cử người hiền tài để giúp vua Lê Lợi xây dựng đất nước. 

- Những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản là: 

  + Các văn võ đại thần, công hầu, đại phu từ tam phẩm trở lên đều phải cử người có tài, bất kế là ở triêu đình hay thôn dã, đã xuất sĩ hay chưa.
 + Người có tài kinh luân mà bị khuất hoặc hào kiệt náu mình nơi làng quê, binh lính cũng có thể tự tiến cử. - Những người tiến cử được hiền tài sẽ được thưởng, tùy theo tài năng của người được tiến cử.

  4)  Người viết nêu ra những tấm gương điển hình từ thời Hán và Đường: + Tiêu Hà tiến cử Tào Tham

+ Nguy Vô Tri tiến cử Trần Bình.

+ Địch Nhân Kiệt tiến cử Trương Cửu      + Tiêu Tung tiến cử Hàn Hưu. 

-  Các dẫn chứng được chọn lọc kỹ lưỡng, có tính điển hình cao và phù hợp với bối cảnh nghị luận.

- Tác giả không chỉ kể tên mà còn nhấn mạnh vai trò của việc tiến cử trong sự thành công của các triều đại, từ đó tăng tính thuyết phục.
Câu 5) Chủ thể bài viết là người có nhân phẩm: 

 + *Có trách nhiệm**: Vua Lê Lợi tự nhận trách nhiệm nặng nề trong việc trị quốc và luôn mong muốn tìm người tài giúp sức. -

+ *Khiêm tốn và cầu thị**: Ông không câu nệ tiểu tiết, sẵn sàng chấp nhận cả những người tự tiến cử.

+ **Sáng suốt và công bằng**: Đưa ra chính sách thưởng phạt rõ ràng trong việc tiến cử hiền tài, dựa trên tài năng và đức độ.

+ **Quan tâm đến hiền tài**: Hiểu rõ vai trò quan trọng của nhân tài trong việc xây dựng đất nước và sẵn lòng trọng dụng người tài từ mọi