Vũ Hoàng Yến

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Vũ Hoàng Yến
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1:
  Thể loại của văn bản trên là: truyện trinh thám.
Câu 2: 
- Văn bản "Vụ mất tích kì lạ" có những nhân vật: Mary Sutherland, Sherlock Holmes, Hosmer Angel, Windibank.
- Nhân vật chính: Sherlock Holmes.
Câu 3:
   Điều cần làm sáng tỏ trong văn bản "Vụ mất tích kì lạ" là việc ông Hosmer Angel mất tích.
Câu 4:
  - Chi tiết quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt để khám phá ra sự thật trong văn bản "Vụ mất tích kì lạ":
    + chữ "e" đều có những vết nhòe nhỏ, và tất cả những chữ "t" đều có dấu gạch ngang không được rõ.
    + lá thư đó đều được đánh máy và không có địa chỉ rõ ràng.
Câu 5: 
   - Đặc điểm nổi bật của nhân vật thám tử Sherlock Holmes trong văn bản:
     + Là người có khả năng quan sát tỉ mỉ
     + Có khả năng suy luận logic
     + Người có kiến thức uyên bác
     + Tư duy độc lập, không phụ thuộc vào những bằng chứng hiển nhiên mà luôn tìm kiếm sự thật ẩn sau những hiện tượng
     + Có lòng dũng cảm cao
 

    Trong cuộc sống, mỗi người cần có chính kiến và lập trường vững vàng, không nên dễ thay đổi theo ý kiến của người khác mà không có sự suy xét. Truyện "Đẽo cày giữa đường" đã khắc họa rõ rét hình ảnh một người thợ mộc vì thiếu chính kiến mà dẫn đến thất bại. Câu chuyện gửi gắm bài học sâu sắc về sự kiên định và tỉnh táo trong việc tiếp thu ý kiến từ bên ngoài.
    Người thợ mộc trong truyện là một người lao động bình thường, dốc hết vốn liếng để mua gỗ về làm đẽo cây. Cửa hàng của anh đặt ngay bên đường, nơi có nhiều người qua lại. Điều này giúp anh có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng tiềm năng, nhưng đồng thời cũng khiến anh phải nghe rất nhiều ý kiến khác nhau từ những người đi đường. Người thợ mộc là một người chăm chỉ, có ý thức làm ăn. Tuy nhiên, vì không có kinh nghiệm, thiếu hiểu biết về thị trường, anh ta nhanh chóng rơi vào tình trạng bối rối khi nghe quá nhiều ý kiến trái chiều. Thay vì tin vào tay nghề và sư tính toán của mình, anh ta liên tục thay đổi theo những lời góp ý mà không suy xét xem điều đó có thật sự đúng đắn hay không.
    Điểm yếu lớn nhất của nhân vât ngươi thợ mộc chính là sự thiếu kiên định. Khi có người bảo anh đẽo cây cao hơn để dễ sử dụng, anh lập tức làm theo. Nhưng chỉ vài ngày sau, khi có người khác bảo cây cao như vật không phù hợp, cần phải đẽo thấp hơn, anh cũng không ngần ngại mà thay đổi. Đến khi có ý kiến bảo đẽo cây to hơn, gấp đôi, gấp ba lần, anh tiếp tục làm theo mà không cân nhắc kĩ lưỡng. Việc liên tục thay đổi ý kiến của người khác mà không có quan điểm riêng khiến sản phẩm của anh không có sự nhất quán, không phục vụ đúng nhu cầu thực tế của khách hàng. Điều này giống như trong cuộc sống, nếu một người không có chính kiến, chỉ biết nghe theo lời người khác mà không có suy xét thì dễ mắc sai lầm, mất phương hướng.
    Nhân vật người thợ mộc không chỉ thiếu lập trường mà còn thể hiện sự thiếu suy nghĩ trong cách làm việc của mình. Khi nghe rằng người miền núi cần cây to để phá rừng, anh lập tức dồn hết vốn liếng để đẽo hàng loạt cây thật lớn mà không tìm hiểu xem thị trường có cần tới hay không, Anh làm theo lời khuyên mà không đánh giá tính thực tế của sản phẩm, cũng không suy nghĩ về hậu quả lâu dài. Kết quả là không có ai mua cây của anh, hàng hóa ế ẩm, tiền bạc cạn kiệt. Anh mất hết vốn liếng và rơi vào cảnh trắng tay. Đây là hậu quả tất yếu khi con người không có chính kiến, không suy xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.
   Hình ảnh anh thợ mộc mất hết vốn liếng, rơi vào cảnh bế tắc là một lời cảnh tỉnh cho những ai sống thiếu suy nghĩ, không có lập trường vững vàng. Từ câu chuyện này, chúng ta rút ra bài học quan trọng là trong cuộc sống, không phải lúc nào ý kiến của người khác cũng đúng, và không phải xu hướng nào cũng phù hợp với bản thân. Mỗi người cần biết lắng nghe một cách chọn lọc, suy xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. 
    Truyện "Đẽo cày giữa đường" đã khái quát đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết nên dễ bị tác động bởi dư luận. Câu chuyện là một bài học sâu sắc cho mỗi người về việc tiếp thu ý kiến một cách có chọn lọc. Trong cuộc sống, việc lắng nghe góp ý của người khác là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là phải biết suy xét, cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Chỉ khi có lập trường vững vàng và tư duy sáng suốt, chúng ta mới có thể đạt được thành công và tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc như nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện.