Trương Hồ Thu Thủy
Giới thiệu về bản thân
Câu 1.
Thể loại: tùy bút.
Câu 2.
Thời điểm gợi cảm hứng sáng tác cho tác giả là những ngày cuối đông, đầu xuân.
Câu 3.
Khung cảnh làng quê khi mùa xuân về được miêu tả:
- Cảnh con người tấp nập chuẩn bị Tết: mọi người ở khắp các nẻo đường đi mua sắm Tết, vay trả nợ,…; phiên chợ cuối năm họp kín người.
- Cảnh làng quê được sửa sang chuẩn bị đón Tết: ngoài đình, ngoài chùa, mái quán chơ vơ trên đồng, bờ giếng tròn xây... đã được thay áo mới màu trắng tinh, trắng lốp bằng nước vôi mới quét.
Câu 4.
- Biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn: cho ba trăm sáu mươi ngày đều vui như ngày hội, cho cô gái tựa tóc vào vai người yêu, cho chàng trai soi vào mắt người tình mà run quả tim trong sạch, cho con chim khách không bao giờ sai, cho những chú bé đi “hôi” cá cứ cười như nắc nẻ, dù chỉ được con tôm hay chú cá rô ron, cho chợ Tết người chen người, cho đồng lúa rờn rờn bát ngát, cho những con người lầm lạc sớm hoàn lương,...
- Tác dụng của biện pháp tu từ thể hiện mong ước của nhân vật trữ tình về những điều tốt đẹp sẽ đến cùng với mùa xuân trên quê hương; giúp người đọc hình dung rõ hơn về nhiệm vụ của ông Táo, tạo cảm giác sinh động, gần gũi với người đọc.
Câu 5.
Nội dung chính của văn bản: văn bản Những nẻo đường xuân thông qua nỗi nhớ thương sâu sắc của một người xa quê đã thể hiện sâu sắc không khí hối hả khi mùa xuân đến trên nhiều phương diện khác nhau.