Nguyễn Thị Thu An

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Thu An
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1.

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

- Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.

b. Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ đối tượng

- Xác định được các ý phù hợp thuyết minh về đối tượng, sau đây là một số gợi ý:

+ Giới thiệu đối tượng được thuyết minh.

+ Miêu tả bao quát về đối tượng.

+ Trình bày từng phương diện của đối tượng theo một trình tự hợp lí (trước – sau, trên – dưới, trong – ngoài, khái quát – cụ thể,…).

+ Làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng.

+ Đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng. 

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau

- Trình bày các ý mạch lạc, hệ thống.

- Sử dụng lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để làm tăng hiệu quả thuyết minh.

- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ nội dung thuyết minh.  

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. 

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng được thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2. 

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

- Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội. 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ những nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc con người.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý chính của bài viết.

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giải thích vấn đề nghị luận.

- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Thực trạng: có nhiều nét đẹp văn hóa, nhiều nghề truyền thống dần bị mai một trong bối cảnh xã hội hiện đại, phát triển về công nghệ, máy móc.

+ Ý nghĩa: bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc, do đó thế hệ trẻ cần có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó.

+ Các biện pháp khắc phục: các bạn trẻ cần ý thức được trách nhiệm của mình với việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc; cần tích cực hơn trong việc tìm tòi, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa đó;…

- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

* Khẳng định lại sự nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và những hệ quả của nó; từ đó nhấn mạnh nhận thức, hành động của con người.  

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. 

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 1. 

Thể loại: tùy bút.

Câu 2. 

Thời điểm gợi cảm hứng sáng tác cho tác giả là những ngày cuối đông, đầu xuân.

Câu 3. 

Khung cảnh làng quê khi mùa xuân về:

- Cảnh con người tấp nập chuẩn bị Tết: mọi người ở khắp các nẻo đường đi mua sắm Tết, vay trả nợ,…; phiên chợ cuối năm họp kín người.

- Cảnh làng quê được sửa sang chuẩn bị đón Tết: ngoài đình, ngoài chùa, mái quán chơ vơ trên đồng, bờ giếng tròn xây... đã được thay áo mới màu trắng tinh, trắng lốp bằng nước vôi mới quét.

Câu 4. 

- BPTT: liệt kê

- Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn: thể hiện mong ước của nhân vật trữ tình về những điều tốt đẹp sẽ đến cùng với mùa xuân trên quê hương. 

Câu 5. 

Nội dung: văn bản Những nẻo đường xuân thông qua nỗi nhớ thương sâu sắc của một người xa quê đã thể hiện sâu sắc không khí hối hả khi mùa xuân đến trên nhiều phương diện khác nhau.