![](https://rs.olm.vn/images/background/bg0.jpg?v=2)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/2.png?131725005943)
Trần Bảo Ngọc
Giới thiệu về bản thân
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_mam_non.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_tan_binh.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_chuyen_can.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_cao_thu.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_thong_thai.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_kien_tuong.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
![xếp hạng xếp hạng](https://rs.olm.vn/images/medal_dai_kien_tuong.png)
![ngôi sao 1 Ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 2 ngôi sao 2](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![ngôi sao 3 ngôi sao 1](https://rs.olm.vn/images/medal_ngoi_sao.png)
![sao chiến thắng Sao chiến thắng](https://rs.olm.vn/images/medal_win_1.png)
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như hiện nay, trò chơi điện tử càng trở nên phổ biến trong xã hội, đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, thanh – thiếu niên. Trò chơi điện tử là các trò chơi giải trí được chơi trên các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, smartphone,… Trò chơi điện tử có hình thức khá đa dạng, độ hấp dẫn cao với hệ thống đồ họa kích thích thị giác, thao tác mượt mà, tạo hứng thú cho người chơi.. Như một tờ giấy có hai mặt, trò chơi điện tử khi được con người sử dụng vừa có những lợi ích tích cực, nhưng lại vừa tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực. Về mặt tích cực, trò chơi điện tử là một dạng của hoạt động giải trí, giúp con người có thể thư giãn, giảm stress sau những giờ học, giờ làm việc mệt mỏi. Không chỉ vậy, trò chơi điện tử cũng có tác dụng kích thích tư duy, trí não và sự nhay nhạnh, nhạy cảm trong phản xạ của con người. Thế nhưng, do cách sử dụng chưa hợp lý của con người mà vô tình, trò chơi điện tử đã gián tiếp tạo ra những tệ nạn , thói xấu trong xã hội. Có thể lấy ví dụ là tình trạng nghiện game, nghiện chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh. Rất nhiều em học sinh dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi điện tử, thậm chí bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để đi chơi điện tử, nạp thẻ game,… Tình trạng này gây ra hậu quả khôn lường, không chỉ ảnh hưởng đến tình hình học tập của học sinh mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của con người, an ninh trật tự của xã hội. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về trò chơi điện tử và tạo cho mình lối sống văn minh, cao đẹp.
Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm, gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật,… Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng,.... Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi, thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập- Tự do- Hạnh Phúc
Yên Thọ,ngày 11 tháng 1 năm 2025
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về sự việc mất xe đạp
Kính gửi: Cô Hà Thu Dung -GVCN lớp 7B3-Trường THCS Yên Thọ
Em là:Trần Bảo Ngọc
Sau đây em xin trình bày lại sự việc như sau:
Vào ngày 21 tháng 12,em đã đi xe đạp đến trường và cất xe ở khu để xe của trường tuy nhiên em đã lên lớp vội và quên khoá xe.Đến 11 giờ 20 phút trưa cùng ngày em xuống lấy xe và phát hiện không thấy xe đâu
Em xin cam đoan những điều trên là sự thật
Em mong nhà trường giúp em tìm lại chiếc xe đạp ạ
Chữ kí
Ngọc
Trần Bảo Ngọc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Thọ, ngày 11 tháng 1 năm 2025
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc chứng kiến một vụ bắt nạt trong trường học
Kính gửi: Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở Yên Thọ.
Em tên là: Trần Bảo Ngọc, học sinh lớp 7B3 trường Trung học cơ sở Yên Thọ.
Em xin phép tường trình về một sự việc mà mình đã chứng kiến như sau: Sau giờ tan học chiều thứ 5 ngày 15 tháng 12 năm 2024, ở khu vực nhà xe khối 7, em đã chứng kiến một hành vi bạo lực học đường. Người bị bắt nạt là bạn Hiếu cùng lớp với em. Còn người thực hiện hành vi bắt nạt là hai anh học sinh khối 9 . Em nhìn thấy hai anh ấy đang dồn Hiếu vào góc tường, xách cổ áo và có hành vi dọa nạt, khiến Hiếu rất sợ hãi. Lúc ấy em đang đi cùng năm bạn khác trong lớp, thấy chúng em, hai anh ấy đã bỏ đi.
Em xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật. Em rất mong nhà trường sẽ có hành vi can thiệp để cảnh cáo hai anh học sinh ấy ngừng hành vi bắt nạt của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
Người viết tường trình
Ngọc
Trần Bảo Ngọc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Yên Thọ, ngày 11 tháng 1 năm 2025
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc khởi xướng một cuộc dã ngoại với sự tham gia của nhiều bạn trong lớp khi chưa xin phép
Kính gửi: Cô Hà Thu Dung - giáo viên chủ nhiệm lớp 7B3 Trường trung học cơ sở Yên Thọ.
Em tên là: Trần Bảo Ngọc, học sinh lớp 7B3 Trường trung học cơ sở Yên Thọ.
Em xin phép tường trình về một sự việc như sau: Cuối tuần vừa rồi, lớp chúng em đã kết thúc kì thi học kì 1, lại nhân dịp chuẩn bị bước sang năm mới. Nên trong lúc mọi người đang phấn khởi, em đã rủ các bạn cùng đi chơi xuân vào thứ bảy cuối tuần. Lúc đó, cả lớp em đang cùng tập trung ở phòng học, ai cũng đang rất vui nên đã hưởng ứng đề nghị đó. Thế nên, cả lớp đã có kế hoạch đi picnic ở tận Công viên Hà Lan mà không xin phép thầy cô.
Em xin cam kết những điều kể trên là đúng sự thật. Em rất hối lỗi về sự bồng bột của bản thân mình, không suy nghĩ về an toàn của các bạn cùng lớp như vậy. Em xin hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa ạ.
Người viết tường trình
Ngọc
Trần Bảo Ngọc
Thành công, hạnh phúc luôn là những trải nghiệm, trạng thái mà con người hướng đến. Thế nhưng cũng có những quan điểm trái chiều, cho rằng chính những đau khổ hay thất bại mới là trải nghiệm nên có để ta thấu hiểu cuộc đời và sống tốt hơn. Vậy, thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?
Thành công và thất bại vẫn thường được hiểu là những trạng thái, kết quả, trải nghiệm có khuynh hướng trái ngược nhau. Nếu thành công được tung hô thì thất bại lại thường ít ai để ý. Nếu thành công là được toại nguyện thì thất bại lại là bất toại nguyện. Thành công, chính là đạt được những kết quả theo ý muốn, là một trạng thái mà công việc nào đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc. Còn thất bại, ta có thể hiểu đó là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống. Cả thành công và thất bại đều là những trải nghiệm của con người trong cuộc đời. Nhưng giữa chúng, cái nào mới là điều bổ ích giúp con người tiến bộ chính là vấn đề mà chúng ta sẽ bàn luận đến ở đây.
Không một ai là không khát khao được thành công, tỏa sáng. Thành công chính là một trạng thái để con người hướng tới, là một mục đích để vươn đến và đạt được. Những người thành công sẽ được vinh danh vì anh ta đã đi qua muôn vàn gian nan, thử thách. Thành công lúc này chính là một thứ trái ngọt cho quá trình cần mẫn, học hỏi, nỗ lực không ngừng. Nếu thành công là một trải nghiệm vui thích, thỏa mãn được mục đích, khát khao của bản thân mỗi người thì đó chính là trải nghiệm của những trải nghiệm bổ ích trước đó. Để nhìn nhận thành công, chúng ta cần nhìn vào quá trình chứ không chỉ mỗi kết quả. Thành công chính là một minh chứng cho thấy con người đã tiến bộ. Vậy thì, những trải nghiệm để dẫn đến nó đã chính là những trải nghiệm bổ ích. Ta sẽ không thể nào phủ nhận được vai trò của thành công đối với sự tiến bộ của con người. Liệu rằng thế giới này cứ phải thất bại mãi mãi để học lấy sợi dây kinh nghiệm? Tôi bất chợt nghĩ đến Francis Hùng – một diễn giả và cũng là một chuyên gia đào tạo doanh nghiệp. Ông đã từng là một nhân viên lễ tân, nhưng với sự nỗ lực vượt bậc, ông dần trở thành “nhân tài” của Hoa Kỳ. Để có được thành công như ngày hôm nay, để từ một nhân viên lễ tân trở thành một diễn giả, một chuyên gia hẳn Francis Hùng đã phải nỗ lực, học hỏi rất nhiều. Những nỗ lực và học hỏi đó chính là những trải nghiệm bổ ích để ông ngày một tiến bộ.
Sự tiến bộ mà thành công đem lại không chỉ là tiến bộ cho cá nhân người được thành công mà còn đem đến sự tiến bộ chung cho cộng đồng, thậm chí là nhân loại. Thành công của Nguyễn Du trong Truyện Kiều không chỉ cho thấy sự phát triển về nghệ thuật của riêng ông mà còn là một điểm sáng cho cả một giai đoạn văn học cũng như là một trước tác của Việt Nam cho đến tận ngày nay. Hay như thành công của Thomas Edison khi phát minh ra đèn điện đã giúp loài người được “thắp sáng” cho đến tận ngày nay, và nó chính là dấu hiệu của văn minh, tiến bộ.
Sự thành công mà Edison có được cũng là sự thành công sau nhiều lần thất bại với các thí nghiệm đèn điện không thành. Những trải nghiệm để dẫn đến thành công của Edison hoàn toàn có ích cho bản thân cũng như cộng đồng. Nói cách khác, nếu thành công là trải nghiệm bổ ích, thì ở đây, chúng ta có thể thấy chính thất bại cũng là một trải nghiệm bổ ích, đóng vai trò không thể thiếu để giúp Edison và nhân loại tiến bộ. Những bài học, kinh nghiệm từ sự vấp ngã sẽ giúp con người đến gần hơn với thành công. Microsoft – một công ty công nghệ có sản phẩm trụ cột là hệ điều hành Windows gồm nhiều phiên bản đã chiếm lĩnh thị trường máy tính cũng đã từng thất bại với Windows Vista. Nói là thất bại, nhưng Windows Vista đã là một bước đi phát triển hơn so với Windows XP. Cũng chính thất bại của Windows Vista trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên hệ thống mà khi đó hầu hết các máy tính đều không đủ đáp ứng đã giúp Microsoft có cho mình được một bài học. Rõ ràng, không chỉ vì sự thất bại của Windows Vista mà Microsoft không thành công. Chính bài học từ Vista đã giúp cho Microft tiến bộ, có được trải nghiệm bổ ích để từ đó phát triển và thành công với hệ điều hành Windows 7. Có thể thấy, thất bại cũng là một trải nghiệm quan trọng để con người tiến bộ.
Lẽ thường, người ta vẫn hay cho rằng thất bại đối lập với thành công, nhưng với những gì vừa phân tích ở trên, ta hiểu được thành công và thất bại chỉ là các khía cạnh, các mặt trong sự trải nghiệm của con người. Nó không những đối lập mà còn bổ trợ cho nhau. Nói cách khác, cả thành công và thất bại đều là những trải nghiệm bổ ích giúp con người phát triển. Việc trả lời một mặt thành công hay thất bại sẽ là câu trả lời mang tính cá nhân của mỗi chúng ta. Thành công và thất bại đều không quan trọng bằng thái độ của con người đối với trải nghiệm đó. Nếu thành công mà ngủ quên trong chiến thắng, ắt sẽ thất bại, và sự ngủ quên này là một trải nghiệm không mấy bổ ích. Nhưng nếu thất bại mà vẫn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, rồi thành công cũng sẽ tới, và đó chính là một trải nghiệm bổ ích.
Con người vẫn luôn hướng đến thành công, nhưng với tôi dù thành công hay không, hay thậm chí là thất bại, đó cũng đều là những trải nghiệm bổ ích giúp bản thân tôi tiến bộ. Điều quan trọng với tôi trong vấn đề này, chính là thái độ của mình trước hai trải nghiệm thành công và thất bại đó