Đặng Minh Nhật
Giới thiệu về bản thân
Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của đất nước, vì:
+ Thủ đô Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan Trung ương.
+ Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước với nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống ngân hàng,...
+ Hà Nội là tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện,...
+ Hà Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá nhất của cả nước và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Địa bàn sinh sống: Người Việt cổ từ trung du tiến xuống khai phá các vùng châu thổ các con sông lớn ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc. Đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khoa học khá cao - một biểu hiện của văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đặc biệt giỏi nghề luyện kim. Những sản phẩm đẹp, tiêu biểu như chuông, khánh đồng, đồ trang sức bằng đồng đã nói lên kỹ thuật luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao (từ việc hình thành các nhà máy, xưởng đúc, gia công, pha chế hợp kim, làm hoa văn). Tuỳ theo mục đích dùng của mỗi loại dụng cụ có thể tạo ra một hợp kim và tỷ lệ giữa những hợp kim đó để đúc đồ đồng của người Đông Sơn. Điều đó thể hiện khá rõ nét trình độ tư duy khá cao của họ. Con người đương thời cũng đã biết luyện sắt bằng cách nung nóng ở dạng sắt đặc. Trong quá trình quy tụ nhiều bộ lạc sinh sống trên cùng một phạm vi đất đai để thành lập lãnh thổ chung, quốc gia thống nhất đầu tiên được mở rộng dần từ Văn Lang sang Âu Lạc cũng là sự thể hiện rõ rệt của xu hướng tư tưởng thống nhất, đoàn kết, hoà hợp so với tư tưởng chia cắt, cục bộ trong các cộng đồng cư dân đương thời trước nhu cầu của đất nước (làm thuỷ lợi để phát triển kinh tế và chống xâm lăng). Điều đó cũng nói lên bước tiến bộ, phát triển về cả tư tưởng và tư duy của cư dân Văn Lang - Âu Lạc. Từ ý thức cộng đồng cũng đã nảy sinh tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên và tôn sùng những anh hùng, các danh nhân. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn có ý thức cùng chung một cội nguồn, một tổ tiên và một tập quán chung là nhuộm răng, làm đẹp. Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt còn bảo lưu nhiều tàn tích của các loại hình tôn giáo cổ xưa như tín ngưỡng dân gian, phép thuật, phồn thực với những nghi thức cầu mong mưa thuận gió hoà, nòi giống phát triển. Nhiều phong tục tập quán được phục dựng đã nói lên sự tồn tại và phát triển của đời sống tinh thần trong xã hội Hùng Vương với tục tắm, uống nước bằng răng, tục giã gạo (dùng làm hiệu lệnh, truyền tin), tục cưới xin, ăn hỏi, ma chay, chôn cất người quá cố (khá phong phú như mộ đất, mộ có quan tài hình thuyền, chôn chồng lên nhau, chôn trong nồi vò úp nhau hoặc chôn theo đồ tuỳ táng bằng hiện vật.
Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với đời sống và sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế.
+ Công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện, trồng và chế biến cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu...
+ Khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất do địa hình bị chia cắt, thiên tai.
+ Lũ quét, sạt lở đất, sương muối, rét đậm, rét hại.
[Sửa]12112