hoàng bích ngân
Giới thiệu về bản thân
1. Xác định hướng đi: Trước hết, em cần xác định Tết nào em muốn viết? Tết cổ truyền của dân tộc mình hay Tết theo một vùng miền cụ thể nào đó? Điều này giúp em tập trung vào các chi tiết cụ thể hơn.
2. Yếu tố tự sự: Em hãy nghĩ về những kỉ niệm đáng nhớ của em trong dịp Tết. Đó có thể là:
- Việc chuẩn bị đón Tết: Việc dọn dẹp nhà cửa, đi chợ Tết, trang trí nhà cửa,... Em hãy kể lại những hoạt động đó, chú ý đến cảm xúc của em khi làm những việc đó. Ví dụ: "Mùi hương của hoa đào, hoa mai lan toả khắp nhà làm lòng em rộn ràng, háo hức chờ đón Tết đến."
- Những ngày Tết: Em có thể kể về việc lì xì, đi chúc Tết, gặp gỡ họ hàng, bạn bè,... Em nhớ miêu tả không gian, cảnh vật, không khí Tết để bài văn thêm sống động. Ví dụ: "Sáng mùng một, tiếng pháo nổ vẫn còn vang vọng đâu đây, em cùng gia đình đi chúc Tết ông bà, không khí ấm áp tình thân len lỏi vào từng lời chúc, từng cái ôm thân thiết."
- Những suy nghĩ, cảm xúc: Em hãy chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của em về Tết, về những người thân yêu của mình. Ví dụ: "Tết đến, lòng em lại tràn ngập niềm vui, nhớ về những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, những món ăn ngon, những trò chơi thú vị..."
3. Yếu tố miêu tả: Em hãy miêu tả những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, cảm giác đặc trưng của Tết. Ví dụ:
- Miêu tả không gian: Nhà cửa được trang trí lộng lẫy, rực rỡ sắc màu; phố xá đông đúc, nhộn nhịp; không khí se lạnh của những ngày đầu năm.
- Miêu tả âm thanh: Tiếng pháo nổ, tiếng cười nói rộn rã, tiếng chúc Tết,...
- Miêu tả mùi vị: Mùi hương của bánh chưng, bánh tét, mứt Tết,...
4. Yếu tố biểu cảm: Đây là yếu tố chính của bài văn. Em cần thể hiện rõ ràng tình cảm, suy nghĩ của em về Tết. Em có thể sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,... để làm cho bài văn thêm sinh động và giàu cảm xúc.
Ví dụ nhỏ: Em có thể bắt đầu bài văn bằng câu kể: "Năm nay, Tết đến sớm hơn mọi năm...", sau đó miêu tả không khí chuẩn bị Tết, rồi kể lại một vài kỉ niệm đáng nhớ trong những ngày Tết, cuối cùng là bày tỏ cảm xúc của em về Tết.
gợi ý thôi lười viết
= 20+15
=35
Hưng yên quê hương của ta
Sông Hồng cuồn cuộn nước trôi dài
Cánh đồng lúa chín, vàng tươi
Gió đưa hương thơm ngát đầy trời
Đình làng cổ kính, mái cong nghiêng
Chùa cổ trầm mặc, tiếng chuông ngân
Người dân thân thiện, mến khách hoà
Hưng Yên đẹp mãi, trong lòng ta.
cute quá
đói cho sạch rách cho thơm
1 km đi hết số lít xăng là:
10,5:100=0,105(lít)
70 km đi hết số lít xăng là
0,105 x 70=7,35(lít)
tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là
40:5=8(lần)
đáp số 8 lần
Câu 1: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ:
- Ông đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản; mở các trường dạy đóng tàu. đúc súng, sử dụng máy móc, ...
Câu 2: Nêu những biểu hiện mới về kinh tế ở nước ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
- Xuất hiện nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, …
Câu 3: Tại sao Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
- Chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học vì lúc bấy giờ phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp rất lo ngại. Do đó, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du.
Câu 4: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Ở đâu?
- Ngày 5/6/1911, tại Bến Cảng Nhà Rồng (Sài Gòn)
Câu 5: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản việt Nam diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? Do ai chủ trì?
- Diễn ra vào ngày 3-2-1930; tại Hồng Kông (Trung Quốc); Do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
Câu 6: Nêu ý nghĩa của Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.
Câu 7: Ngày kỉ niệm cách mạng tháng Tám thành công của nước ta là ngày nào?
- 19/8/1945
Câu 8: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu?
- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Câu 9: Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, nước ta đứng trước những khó khăn thử thách nào?
- Các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết với nhau bao vây và chống phá cách mạng nước ta; Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, một nửa số ruộng đất không thể cày cấy được; Nạn đói cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người; 90% đồng bào không biết chữ.
Câu 10: Để giải quyết nạn đói, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện những biện pháp gì?
- Kêu gọi nhân dân cả nước lập “Hũ gạo cứu đói”, thực hiện ngày đồng tâm để dành gạo cho dân nghèo. Chia ruộng đất cho dân và kêu gọi đồng bào tích cực thực hiện khẩu hiệu “Không một tấc đất bỏ hoang”, “Tấc đất tấc vàng”.
Câu 11: Trung ương Đảng và Chính phủ họp, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào?
- Đêm 18 rạng sáng ngày 19/12/1946.
Câu 12: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947 nhằm âm mưu gì?
- Hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh
Câu 13: Quân ta mở chiến dịch Biên giới - Thu đông 1950 nhằm mục đích gì?
- Giải phóng một phần biên giới; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
Phần Địa lí 5 học kì 1Câu 1: Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki-lô-mét vuông?
- Phần đất liền của nước ta giáp với những nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Diện tích lãnh thổ là 330 000 ki-lô-mét vuông.
Câu 2: Đặc điểm chính của địa hình nước ta?
- Trên phần đất liền nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng.
Câu 3: Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu?
- Mỏ than (Quảng Ninh), sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh), a-pa-tít (Lào Cai), thiếc (Cao Bằng), bô-xít (Tây Nguyên), dầu mỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu), khí tự nhiên (Bà Rịa-Vũng Tàu, Thái Bình)
Câu 4: Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta là:
- Khí hậu nước ta nói chung là nóng (trừ một số khu vực núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm).
- Gió và mưa thay đổi theo mùa, với hai loại gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.
Câu 5: Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
- Đặc điểm sông ngòi nước ta là mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn, có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Câu 6: Trình bày vai trò của sông ngòi?
- Bồi đắp phù sa cho những vùng đồng bằng màu mỡ; Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống; Là đường giao thông quan trọng; Là nguồn thuỷ điện lớn; Cung cấp nhiều thuỷ sản...
Câu 7: Vai trò của rừng đối với đời sống sản xuất và đời sống của con người ?
- Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ; điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế lũ lụt và sạt lở đất.
Câu 8: Kể tên một số cây trồng ở nước ta? Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả?
- Một số loại cây trồng ở nước ta là: lúa, chè, cà phê, cao su, cây ăn quả.
- Loại cây được trồng nhiều hơn cả đó chính là cây lúa.
Câu 9: Năm 2022, nước ta có bao nhiêu dân? Số dân nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á?
- Năm 2022, nước ta có 99 271 021 dân. Số dân nước ta đứng thứ Ba trong các nước Đông Nam Á.
Câu 10: Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản?
- Vùng biển rộng, nhiều hải sản, sông ngòi dày đặc, dân nhiều kinh nghiệm, nhu cầu thủy sản ngày càng tăng.
Câu 11: Các ngành công nghiệp của nước ta? Địa phương em có những ngành công nghiệp và nghề thủ công nào?
- Khai thác khoáng sản, điện, luyện kim, cơ khí, hóa chất, dệt, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm.
- Bà Rịa Vũng Tàu có những ngành công nghiệp: sản xuất, gia công cơ khí, máy móc, thiết bị; dệt may, da giày; hoá chất; nhựa; gốm sứ, ... ; Các nghề thủ công: vỏ ốc mỹ nghệ, đúc đồng, khắc đá, đan thúng, dệt lưới…
Câu 12: Những điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là:
- Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm; Giao thông thuận lợi; Trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật; Dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao; Đầu tư nước ngoài.
Câu 13: Một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta? Tỉnh em có những địa điểm du lịch nào?
- Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, ...
Bạn cho mình tích nhé
Càng-càng