Nguyễn Thị Diễm

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Thị Diễm
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

a. Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm bộ xương và hệ cơ.

- Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và chất khoáng. Bộ xương ở người được chia thành ba phần: xương đầu, xương thân, xương chi. Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương là khớp xương.

- Cơ bám vào xương nhờ các mô liên kết như dây chằng, gân.

b. Tập thể dục, thể thao vừa sức, đều đặn giúp nâng cao sức khỏe và hệ vận động.

- Tăng lưu lượng máu và oxygen tới não → hệ thần kinh linh hoạt hơn.

- Tăng thể tích oxygen khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp → tăng sức khỏe hệ hô hấp.

- Tăng phân giải → duy trì cân nặng hợp lí.

- Kích thích tạo tế bào cơ, tăng hấp thu glucose và sử dụng oxygen, tăng lưu lượng máu đến cơ → tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ.

- Tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn → cơ tim và thành mạch khỏe hơn.

- Màng hoạt dịch tiết chất nhầy đầy đủ, dây chằng vững chắc, dẻo dai hơn → khớp khỏe hơn.

- Kích thích các tế bào tạo xương, sụn ở đầu xương → tăng khối lượng và kích thước xương.

 

Ý kiến đó sai vì tiêm vaccine và tiêm kháng sinh có bản chất khác nhau.

- Tiêm vaccine là tiêm các loại kháng nguyên đã bị làm yếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại bệnh do kháng nguyên có thể gây ra (chủ động).

- Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thể khỏi bệnh (bị động).

 

a. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.

b. Khi đun nước người ta chỉ đổ nước tới vạch max theo hướng dẫn của nhà sản xuất mà không đổ thật đầy ấm vì khi đun, nước bên trong ấm sẽ nở ra (do sự nở vì nhiệt), tác dụng lực đẩy vào nắp ấm làm nắp ấm bật ra và nước tràn ra.

a. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

Các thiết bị hoạt động khi có dòng điện chạy qua: bóng đèn, tủ lạnh, quạt điện,...

b. Mạch điện kín là mạch điện có dòng điện chạy trong đó; mạch điện hở là mạch điện không có dòng điện chạy trong đó.

c. Mạch điện gồm nguồn điện, dây dẫn, công tắc, bóng đèn, chuông điện.

Thiết bị cung cấp điện: nguồn điện.

Thiết bị tiêu thụ điện: bóng đèn, chuông điện.

Chiều dòng điện theo hướng từ cực (+) của nguồn điện, qua công tắc, qua bóng đèn, qua chuông điện đến cực âm (-) của nguồn điện.

a. Nếu nhiệt độ hai cốc nước khác nhau thì thuốc tím ở cốc nước có nhiệt độ cao hơn sẽ lan ra nhanh hơn vì cốc nước có nhiệt độ cao hơn thì có năng lượng nhiệt lớn hơn các phân tử nước sẽ chuyển động nhanh hơn.

b. Nội năng của đá vĩnh cửu tăng lên còn nội năng của nước trong cốc giảm đi.

Vì khi thả đá vĩnh cửu vào cốc nước ở nhiệt độ phòng thì sẽ có sự truyền nhiệt từ cốc nước sang đá vĩnh cửu (do cốc nước có nhiệt độ cao hơn đá vĩnh cửu), làm cốc nước giảm nhiệt độ khiến các phân tử nước chuyển động chậm lại còn đá vĩnh cửu tăng nhiệt độ khiến các phân tử, nguyên tử của nó chuyển động nhanh hơn 

Bước 1: Tìm hiểu về mô đun cảm biến ánh sáng.

Bước 2: Tìm hiểu về sơ đồ của mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng.

Bước 3: Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu, thiết bị cần thiết.

Bước 4: Lắp ráp mạch điện.

Bước 5: Vận hành mạch điện.

 

Sơ đồ khối: 

Nguồn điện → Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển → Đối tượng điều khiển.

Chức năng:

- Nguồn điện: cung cấp năng lượng điện cho mạch hoạt động.

- Cảm biến, bộ phận xử lí và điều khiển:

+ Cảm biến: có nhiệm vụ cảm nhận và biến đổi đại lượng vật lí, hóa học, sinh học cần đo thành tín hiệu điện.

+ Bộ phận xử lí và điều khiển: tiếp nhận xử lí tín hiệu điện tử cảm biến thành tín hiệu điều khiển tới đối tượng điều khiển.

- Đối tượng điều khiển: được điều khiển để thực hiên một chức năng nào đó như còi trong mạch báo cháy.

Bước 1. Tìm hiểu về mô đun cảm biến: Xác định vị trí cổng đầu vào nguồn cấp và vị trí cổng đầu ra điều khiển của mô đun.

- Bước 2. Tìm hiểu về sơ đồ mạch điện: Xác định các thành phần chính và cách đấu nối của mạch điện

- Bước 3. Chuẩn bị: Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu và thiết bị theo sơ đồ của mạch điện.

- Bước 4. Lắp ráp mạch điện: Tiến hành đấu nối theo sơ đồ mạch điện.

- Bước 5. Vận hành mạch điện: Cấp nguồn và kiểm tra hoạt động của mạch điện. Đánh giá và điều chỉnh.

 

Sơ đồ: Nguồn điện ↔ Mô đun cảm biến ↔ Đối tượng điều khiển ↔ Nguồn điện.

Nguyên lí: 

Khi có nguồn điện cung cấp cho mạch điện, cảm biếm trên mô đun thu nhận tín hiệu đầu vào từ môi trường xung quanh và chuyển thành tín hiệu đầu ra điều khiển để đóng hoặc cắt nguồn điện cấp cho đối tượng điều khiển.

 

- Bước 1: Tìm hiểu về mô đun cảm biến độ ẩm.                                             - Bước 2: Tìm hiểu về sơ đồ của mạch điện điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm                      -Bước 3: Chuẩn bị                               - Bước 4: Lắp ráp mạch điện.              -Bước 5: Vận hành mạch điện