Nguyễn Ngọc Cát Tường

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Nguyễn Ngọc Cát Tường
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

   Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.

Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.

Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.

Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường.

Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.

Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. Cẩu Khây bèn nói:

   – Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.

Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.

Từ đấy, bản làng lại đông vui.    Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.

Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.

Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.

Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường.

Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.

Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. Cẩu Khây bèn nói:

   – Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.

Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.

Từ đấy, bản làng lại đông vui.

   

     Những câu chuyện trong sách giáo khoa đều vừa hay, lại vừa ý nghĩa. Khi đọc những câu chuyện ấy, em luôn tự đặt bản thân mình vào nhân vật trong đó để trải nghiệm những điều mà mình chưa từng gặp được, từ đó rút ra bài học cho bản thân. Trong đó, em nhớ nhất là câu chuyện “Công chúa và người dẫn chuyện”.

Nhân vật chính trong câu chuyện là một cô gái nhỏ tên là Giét-xi. Cô bạn ấy đã được cô giáo chọn đóng vai công chúa cho vở kịch của lớp. Điều đó khiến bạn ấy rất vui và hãnh diện, nên đã hào hứng chia sẻ cho mẹ của mình nghe ngay khi về nhà. Và để hoàn thành nhiệm vụ đó, tối nào sau khi ăn cơm, Giét-xi cũng cùng mẹ tập lời thoại cho vở kịch. Nhờ sự chăm chỉ và nghiêm túc, bạn ấy nhớ lời thoại rất nhanh, chẳng mấy chốc đã thuộc làu. Thế nhưng, khi lên sân khấu diễn thử, trước ánh mắt của các bạn khác trong lớp, Giét-xi rất căng thẳng, nên chẳng thể nói ra một lời thoại hoàn chỉnh nào. Sau nhiều lần cố gắng nhưng không thể khắc phục, cô giáo đành chuyển Giét-xi sang vai người dẫn chuyện và nhường vai công chúa cho bạn khác. Điều đó khiến bạn ấy vô cùng buồn bã, vì chẳng còn được diễn vai chính nữa và phải chuyển sang một vai phụ chỉ đứng sau cánh gà.Nỗi buồn đó của Giét-xi khiến mẹ bạn ấy nhanh chóng nhận ra, và tìm cách khiến bạn ấy vui trở lại. Bà rủ Giét-xi cùng mình ra vườn nhổ cỏ, và đề nghị rằng sẽ nhổ hết hoa dại đi, chỉ để lại hoa hồng thôi. Ngay lập tức, Giét-xi đã xin mẹ đừng làm như vậy, vì loài hoa nào cũng đẹp, cũng góp sắc hương cho khu vườn. Chỉ chờ có vậy, người mẹ liền âu yếm nói với Giét-xi rằng, con người cũng như các loài hoa, ai ai cũng có vẻ đẹp và vai trò riêng của mình. Nhờ sự khuyên giải chân thành ấy của mẹ, Giét-xi đã hiểu được vai trò của vai diễn của mình. Cô bạn nhỏ đã tự tin hơn và yêu thích hơn vị trí người dẫn chuyện đó, không còn u buồn nữa.

Từ câu chuyện của Giét-xi, em nhận được bài học ý nghĩa về vai trò của mỗi người trong cuộc sống. Nếu ai cũng chỉ muốn làm công chúa, thì một vở kịch sẽ chẳng thể diễn ra. Ai trong chúng ta cũng đều quan trọng, cũng có vai trò không thể thiếu được trong tập thể. Vì thế hãy luôn tự tin và là chính mình. Thông điệp ấy khiến em yêu thích câu chuyện “Công chúa và người dẫn chuyện” vô cùng.

em ấn tượng nhất là ông lão dù gầy đói mà vẫn không hề đi xin ăn

nội dung chính của bài học là kể về một ông lão thường đan rổ rá

các động từ là :về ,thấy,lạc