NGUYỄN VIỆT HÙNG
Giới thiệu về bản thân
Câu 1 : Thể thơ tự do
Câu 2 : Thể hiện sự lo sợ, bất an của nhân vật trữ tình với sự đổi thay của không và thời gian. Cơn mưa thể hiện sự thay đổi, nhạt nhòa của tình yêu theo năm tháng trôi đi. Nhân vật sợ cơn mưa sẽ cướp đi hết tất cả kí ước đẹp đẽ trước đây
Câu 3:
*Biện pháp : Nhân hóa về cơn mưa qua cụm từ " cướp đi ánh sáng của ngày"
- Tác dụng : + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ, làm cho không gian trở nên sinh động.
+ Thể hiện tâm trạng lo âu, bất an của nhân vật.
+ Thể hiện sự điều không may mà cơn mưa sẽ mang tới .
Câu 4
- Trong một thế giới đầy những điều chưa biết, tư duy thích ứng và sáng tạo là hai yếu tố quyết định giúp con người thích nghi và tiến bước.
+ Tư duy linh hoạt giúp con người dễ dàng thích nghi với những thay đổi, bởi họ không gắn bó cứng nhắc với bất kỳ lối mòn nào, coi đó như một thách thức để khai phá tiềm năng.
- Khi đối diện với một tương lai đầy rẫy những điều chưa biết, lòng dũng cảm và tinh thần lạc quan chính là sức mạnh nội tại để con người vững vàng tiến bước.
+Hai yếu tố này sẽ là ngọn đèn soi sáng, giúp chúng ta đối diện với những điều chưa biết một cách mạnh mẽ, bình thản và đầy hy vọng.
Câu 1 :
Trong bài thơ "Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa", hình tượng mưa được Lưu Quang Vũ sử dụng để khắc họa nỗi sợ hãi và những bất ổn trong đời sống con người. Mưa không chỉ là hiện tượng thiên nhiên mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đại diện cho những khó khăn, mất mát và rào cản trong cuộc sống. Nỗi lo "trời sẽ mưa" của nhân vật trữ tình là một cách diễn đạt tinh tế về nỗi sợ điều bất ngờ sẽ phá hỏng sự bình yên. Mưa xuất hiện như một thế lực vô hình, làm xáo trộn những dự định, tình yêu và hạnh phúc mong manh của con người. Tuy nhiên, qua nỗi sợ đó, bài thơ cũng nhắc nhở chúng ta rằng, những khó khăn dù lớn đến đâu cũng là một phần tất yếu của cuộc sống. Hình tượng mưa vì thế không chỉ khơi gợi cảm giác bất an mà còn thôi thúc mỗi người biết trân trọng hơn những khoảnh khắc bình yên và vững tin vượt qua nghịch cảnh.
Câu 2 :
Howard Thurman có câu nói rằng: “Hãy tự hỏi xem điều gì sẽ khiến bạn tỉnh thức, và thực hiện điều đó. Bởi cái thế giới cần là những con người đã thức tỉnh.” Lời phát biểu đó như là tiếng chuông báo thức để vực dậy những khao khát và y chí mạnh mẽ trong con người, để chúng ta suy ngẫm về mục đích và lí do để mong muốn tồn tại trong thế giới đầy trắc trở hiện nay.
Sự tỉnh thức là trạng thái nhận thức rõ ràng và sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống, giúp con người vượt qua những giới hạn và phá vỡ vòng lặp nhàm chán để vươn tới những giá trị cao đẹp hơn. Điều làm chúng ta tỉnh thức có thể là những biến cố trong đời sống, như một thất bại, mất mát, hoặc thậm chí là những khoảnh khắc giản dị đầy ý nghĩa – một cuộc bài học sâu sắc, một câu nói truyền cảm hứng, hay cảnh sắc thiên nhiên đầy sức sống. Những điều này đánh thức trong ta sự thấu hiểu về bản thân và thế giới, khiến ta nhận ra điều gì thực sự quan trọng trong cuộc đời.
Sự tỉnh thức còn là động lực mạnh mẽ để con người thay đổi và hành động. Khi tỉnh thức, ta nhận ra rằng thời gian không phải là vô hạn, rằng mỗi phút giây đều quý giá để vướn lên, học hỏi và cống hiến. Điều này thôi thúc ta sống trọn vẹn hơn, tập trung vào những điều mang lại giá trị bền vững. Chẳng hạn, trong môi trường học tập tại trường chuyên, nơi có sự xuất hiện tài năng trong các môn học.Vì vậy, để có thể đạt tới đẳng cấp và tri thức đó, con người phải tạo ra cho mình những áp lực vô hình để thúc giục bản thân trở nên kỷ luật và nghiêm túc hơn. Sự tỉnh thức không chỉ giúp cá nhân sống tốt hơn mà còn lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng.
Thế giới cần những con người đã tỉnh thức, bởi họ là những người mang trong mình lòng trắc ẩn, sự nhạy bén và khả năng hành động. Những người tỉnh thức có thể nhìn ra vấn đề còn tồn đọng trong xã hội, có đủ sư tinh tế qua trải nghiệm ủa mình . Họ không để mình bị cuốn trôi bởi những xao lãng vô nghĩa mà luôn ý thức về mục tiêu và trách nhiệm của bản thân. Những nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà lãnh đạo hay người lao động giản dị – tất cả họ đều có thể tạo ra những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực đời sông khác nhau khi sống tỉnh táo, bởi họ biết tìm thấy ý nghĩa trong công việc và cuộc đời mình.
Tuy nhiên, tỉnh thức không phải là điều dễ dàng. Trong một thế giới đầy cám dỗ và xao nhãng, con người dễ bị cuốn vào vòng xoáy của vật chất, danh vọng và những nhu cầu tức thời qua đó đánh mất đi chính bản thân mình. Để tỉnh thức, ta cần sự cân bằng hoàn hảo về thực tiễn và mục tiêu, sự kiên trì để học hỏi và khả năng buông bỏ những điều không cần thiết. Hành trình ấy đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nhưng phần thưởng mà nó mang lại là những điều ý nghĩa và thiết thực trong cuộc đời mỗi người.
Tóm lại, điều làm con người tỉnh thức chính là những trải nghiệm giúp ta nhận ra giá trị thực sự của cuộc sống. Sự tỉnh thức không chỉ đem lại niềm hạnh phúc cá nhân mà còn tạo nên những đóng góp tích cực cho xã hội. Như Howard Thurman đã nói, thế giới cần những con người thức tỉnh, bởi họ là ngọn lửa thắp sáng hy vọng, truyền cảm hứng và dẫn dắt nhân loại đến một tương lai tốt đẹp hơn. Hãy khát khao tìm điều khiến bạn thức tỉnh bản năng trong mình và sống hết mình vì nó, bởi chỉ khi đó, bạn mới thực sự thỏa mãn bởi thành quả mình đạt được.