Phạm Thị Quỳnh Châm
Giới thiệu về bản thân
Câu 1:
Nhân vật bé gái trong truyện ngắn "Nhà nghèo" của Tô Hoài là một hình ảnh đầy cảm xúc và sâu sắc về cuộc sống khó khăn, tình yêu thương gia đình và sự hy sinh vô điều kiện. Nhân vật này được miêu tả như một người con gái nhỏ tuổi nhưng đã phải đối mặt với những thử thách khắc nghiệt từ khi còn rất trẻ. Cô bé không chỉ chịu đựng nỗi đau mất cha mẹ mà còn phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc em trai nhỏ. Dù vậy, cô vẫn luôn giữ vững tinh thân lạc quan và lòng hiếu thảo. Sự hy sinh của cô bé thế hiện qua việc cô sẵn sàng làm bất cứ công việc gì đế kiểm tiền nuôi em trai, ngay cả khi đó là những công việc vất vả và nguy hiểm. Tình yêu thương gia đình của cô bé cũng được thể hiện rõ ràng thông qua hành động chăm sóc em trai, đảm bảo cho em có đủ thức ăn và chỗ ở. Ngoài ra, nhân vật bé gái còn mang đến một thông điệp về sức mạnh của tình thân và ý chí kiên cường. Mặc dù cuộc sống khó khăn, cô bé vẫn không bao giờ từ bỏ hy vọng và tiếp tục cố gắng vượt qua mọi trở ngại. Điều này khiến chúng ta nhận ra rằng, dù hoàn cảnh có thế nào, tình yêu thương và sự hy sinh sẽ luôn là nguồn động viên lớn lao giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn. Tóm lại, nhân vật bé gái trong truyện ngắn "Nhà nghèo" là một biểu tượng đẹp đẽ về tình yêu thương gia đình, sự hy sinh và sức mạnh của tinh thần con người. Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta về giá trị của gia đình và khuyến khích chúng ta trân trọng những người thân yêu bên cạnh mình.
Câu 2:
Gia đình là tế bào của xã hội, gai đình có yên vui, hạnh phúc thì xã hội mới phát triển. Nhưng hiện nay, nhiều gia đình đang kêu cứu vì vấn đề bạo lực gia đình. Nạn bạo lực gia đình đã trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Bạo lực gia đình gây hiệu quả nghiêm trọng cho con người đặc biệt là đối với chị em phụ nữ và trẻ em. Ở Việt Nam, đảng và nhà nước ta đã dành nhiều thời gian quan tâm đến vấn nạn bạo lực gia đình, quan tâm đến việc phòng và chống bạo lực gia đình bằng nhiều đạo luật để ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình xảy ra.
Bạo lực là cách đối xử tàn tệ như đánh đập, chửi bới, gây tổn hại tới sức khỏe, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Những hình thức bạo lực gia đình như chồng đánh vợ, chửi bới vợ. Vợ giết chồng (trong TP Hồ Chí Minh) - vợ do nợ nần, đề đóm, bị xiết nợ nên cho thuốc ngủ vào rượu và tiêm thuốc trừ sâu vào mông chồng. Bố mẹ đánh đập, hành hạ con cái, nhất là con riêng con chung. Con cái hư hỏng chửi bới, đối xử tệ bạc với cha mẹ già yếu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình do đạo đức xuống cấp, không biêt trân trọng yêu quí những người thân yêu ruột thịt, thân thiết quanh họ. Nhận thức của những con người này còn hạn chế. Những gia đình khó khăn về kinh tế, hoàn cảnh ra đình nghèo khó, hoạn nạn cũng làm cho con người ta bần cùng dẫn tới bạo lực gia đình. Mối quan hệ phức tạp ngoài xã hội như ngoại tình, cấu kết làm ăn, thèm khát con trai... nhiều người đã bị người ngoài lợi dụng, rủ rê, lôi kéo, sinh ra tâm lí chán ghét vợ chồng. Ảnh hưởng tinh thần từ phim ảnh, sự ham chơi game làm người ta ảo tưởng dẫn tới những hành vi ứng xử không đúng. Những hành vi bạo lực gia đình chưa được xử lý nghiêm minh dẫn tới chưa có tính răn đe, những người trong cuộc còn yên lặng với sự việc làm cho tình trạng bạo lực ngày càng ra tăng và phổ biến.
Bạo lực gia đình làm tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần của các thành viên gia đình, thậm chí còn dẫn tới nhiều vụ việc án mạng thương tâm. Làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự của xã hội. Bạo lực gia đình làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của gia đình, của dân tộc. Về lâu về dài bạo lực gia đình ảnh hưởng xã hội, chất lượng lao động kém đạo đức xuống cấp. Bạo lực làm mất đi ảnh hưởng đất nước hòa bình, thân ái, lành mạnh, văn hóa trong mắt bạn bè quốc tế.
Để giảm bớt bạo lực gia đình chúng ta cần nâng cao nhận thức, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nâng cao hiểu biết về tác hại của bạo lực gia đình để tránh những hành vi không đáng có kiềm chế nóng giận. Chúng ta cần tôn trọng pháp luật, tuyên truyền với người xung quanh ý thức về hạnh phúc gia đình, xử lý nghiêm minh những trường hợp bạo lực gia đình. Chúng ta cùng chung tay xây dựng một xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc, tố cáo những hành vi bạo lực gia đình quanh chúng ta.
Tóm lại bạo lực gia đình là hành vi xấu, cần chấm dứt, chúng ta là học sinh, những công dân tương lai của đất nước, chúng ta quyết nói không với bạo lực gia đình. Tuyên truyền chống vấn nạn bạo lực gia đình, mỗi con người cần phải có nhận thức, trách nhiệm và kiềm chế bản thân để giúp cho gia đình hạnh phúc bền lâu. Chúng ta cần kêu gọi chống bạo lực gia đình, nêu cao tinh thần đoàn kết vì một gia đình hạnh phúc, xã hội không còn tồn tại hành vi bạo lực gia đình, mỗi con người cần thay đổi ý thức, thay đổi bản thân, thay đổi suy nghĩ, quyết tâm xây dựng một gia đình ấm lo, hạnh phúc, đủ đầy.
Câu 1: Thể loại: truyện ngắn
Câu 2: PTBĐ chính: tự sự
Câu 3:
- Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ
- Tác dụng:
+ giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh, gợi cảm, đồng thời truyền tải thông điệp sâu sắc về tình yêu, hôn nhân và số phận con người.
+ Tác giả sử dụng hình ảnh "cảnh xế muộn chợ chiều" để ẩn dụ cho tình trạng hôn nhân của hai nhân vật chính. Hình ảnh này gợi lên sự già nua, thiếu sức sống, không còn hấp dẫn nữa. Từ đó, tạo nên cảm giác tiếc nuối, buồn bã cho số phận của hai nhân vật. Đồng thời, việc sử dụng cụm từ "dư dãi mà lấy nhau tự nhiên" thể hiện sự chấp nhận, buông xuôi, không còn lựa chọn nào khác.
Câu 4:
- ND chính: nói về sự khốn cùng của gia đình Duyện, đặc biệt là số phận bi thảm của cô con gái út tên "Gái".
Câu 5:
Em ấn tượng với chi tiết "con gái nhớn, đã biết nhiều lần cha mẹ cãi nhau, nó khóc thút thít" vì đây là chi tiết thể hiện sự đau đớn, bất lực của nhân vật Duyện khi chứng kiến gia đình tan vỡ, con cái phải chịu tốn thương. Chi tiết này cũng cho thấy sự nhạy cảm và tình yêu thương của tác giả đối với số phận con người.