Đới Minh Hải Đăng

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Đới Minh Hải Đăng
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

 

Bài thơ này đưa em vào một không gian đầy cảm xúc và tưởng tượng. Em cảm thấy như đang đứng bên cạnh em bé nhìn ra ruộng lúa trong đêm tối, trải qua một loạt các hình ảnh và cảm xúc phong phú.

Trong đoạn đầu của bài thơ, em cảm nhận được sự tĩnh lặng và cô đơn của em bé khi ngồi nhìn ra ruộng lúa trong bóng tối của một buổi hè. Bức tranh đêm về hiện ra trước mắt em, với nửa vầng trăng non trên bầu trời. Cảnh này tạo ra một cảm giác huyền bí và đầy nỗi buồn trong tâm trí em.

Sự bất lực và cô đơn của em bé được thể hiện rõ trong việc em bé không thấy mẹ ở gần, trong khi mẹ đang làm việc trên ruộng. Em cảm nhận được sự hoang vắng và cô đơn của em bé khi phải đối mặt với bóng tối đêm nay mà không có ai ở bên cạnh.

Bức tranh về cuộc sống nghèo khó và bần cùng cũng được vẽ ra một cách sống động qua việc mô tả căn nhà tranh trống trải, ngọn lửa bếp chưa nhen nhóm. Em có thể cảm nhận được sự khó khăn và cực nhọc mà gia đình em bé phải trải qua hàng ngày.

Sự chờ đợi và hy vọng của em bé được thể hiện qua việc em bé nhìn đom đóm bay ngoài ao và chờ đợi tiếng bàn chân của mẹ trên con đường từ ruộng về nhà. Đây là những khoảnh khắc đầy chờ đợi và mong ngóng, khi em bé hy vọng mẹ sẽ sớm về để chăm sóc và ân cần với em.

Cuối cùng, hình ảnh của vườn hoa mận trắng trong bóng đêm làm tăng thêm sự tưởng tượng và mơ mộng. Em cảm nhận được sự yên bình và đẹp đẽ của cảnh vật này, trong khi đồng thời cũng cảm nhận được nỗi lo sợ và lo lắng của em bé khi vẫn chưa thấy mẹ trở về.

Tổng thể, bài thơ này đưa em vào một trạng thái tinh thần đầy cảm xúc và tương tư, nơi em cảm nhận được sự tĩnh lặng, cô đơn, hy vọng và lo lắng trong cuộc sống của em bé nhỏ.

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Mặc dù đã được đọc và học không ít bài thơ viết về mẹ nhưng em đặc biệt ấn tượng với tác phẩm "Mẹ và quả" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ đã đem đến cho em những cảm nhận sâu sắc về tình cảm yêu thương, biết ơn của người con dành cho mẹ. Mẹ hiện lên thật giản dị, gần gũi với hình ảnh chăm bón cho "bí" và "bầu". "Những mùa quả lặn rồi mọc" như sự tuần hoàn, lặp lại không ngừng của thời gian. Quanh năm suốt tháng, mẹ vẫn cần mẫn gieo trồng, chăm bón cho bí và bầu lớn lên. Bởi vậy, "bí" và "bầu cứ dần dần "lớn xuống", "mang dáng giọt mồ hôi mặn". Đó chính là công sức của mẹ bỏ ra để ươm mầm những loài cây. Mẹ mang vẻ đẹp của người phụ nữ tần tảo, rất giàu đức hi sinh. Bên cạnh hình ảnh người mẹ, điều khiến em ấn tượng nhất đó chính là tình cảm của nhân vật trữ tình. Chứng kiến sự vất vả của mẹ, người con luôn ghi nhớ, biết ơn "Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên". Nhờ sự chăm chút, nuôi dưỡng ấy mà những đứa con mới có thể trưởng thành, khôn lớn. Cũng giống như quả bí, quả bầu phát triển là nhờ những giọt mồ hôi, nhọc nhằn của mẹ. Để rồi, hoảng hốt, sợ hãi một "ngày bàn tay mẹ mỏi" mà "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?". Chủ thể trữ tình lo sợ một ngày mẹ già yếu còn mình thì chưa đủ chín chắn, chưa làm được những điều xứng đáng với chờ mong của mẹ. Như vậy, bằng hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc với đời sống thường nhật, nhịp thơ linh hoạt, cùng biện pháp tu từ độc đáo như: so sánh "Như Mặt Trời, khi như Mặt Trăng"; đối lập "Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống"; hoán dụ, nói giảm nói tránh "Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi"; ẩn dụ "Mình vẫn còn một thứ quả non xanh", tác giả đã thể hiện một cách đầy tinh tế, sâu sắc tình cảm thương yêu dành cho mẹ của mình. Qua bài thơ, em càng thêm trân trọng những phút giây bên mẹ và cố gắng học tập để mẹ vui lòng.

Trong kho tàng truyền thuyết của dân tộc ta, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu nhất của một người anh hùng cứu nước.

Từ khi sinh ra, xung quanh Thánh Gióng đã là những câu chuyện kì ảo, huyền bí. Khi mẹ anh mang thai nhờ ướm thử chân vào một vết chân khổng lồ ở ngoài đồng. Rồi đến chuyện cả ba năm trời anh chỉ biết nằm yên một chỗ, không nói cũng chẳng cười. Thế mà vừa nghe tiếng sử giả đi tìm người tài cứu nước, thì lại nói chuyện lưu loát được ngay. Đặc biệt, sau khi phân phó sứ giả về tâu với nhà vua để chuẩn bị trang bị cho mình đánh giặc, Gióng mới bắt đầu trưởng thành với tốc độ chóng mặt. Cơm vừa ăn xong đã đói, áo vừa mặc chẳng mấy chốc liền sứt chỉ. Thế là, nhân dân cả làng đã góp sức, góp gạo cùng nuôi Gióng lớn. Chi tiết đó, đã lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân gian Việt Nam, tạo ra một người anh hùng của nhân dân, vì nhân dân. Gióng ăn cơm của cả làng nấu, mặc áo của cả làng may, lớn lên vì muốn bảo vệ làng khỏi giặc Ân hung dữ. Những chi tiết đó, đều giúp người anh hùng thêm gắn bó với quê hương và nhân dân. Sau khi sứ giả mang ngựa sắt, giáp sắt và roi sắt đến, Gióng liền vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn. Chàng mặc giáp, cưỡi ngựa lao thẳng ra trận, dũng mãnh như một mũi tên khổng lồ. Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả rạ đến đó, không thể nào chống lại được. Cứ thế, Gióng đánh đuổi giặc cho đến khi đuổi chúng ra khỏi biên giới nước ta. Sức mạnh tuyệt đối ấy của chàng cũng chính là ước mơ, khao khát của nhân dân về một người anh hùng dân tộc.Chàng Thánh Gióng trong tiểu thuyết cùng tên là bức tượng đài đầu tiên và vững chãi nhất xuyên suốt lịch sử văn học dân gian Việt Nam. Chàng là người anh hùng lí tưởng về cả nguồn gốc và sức mạnh tuyệt đối, không gì cản nổi. Từ đó, thấy được tình yêu mến, kính ngưỡng mà nhân dân dành cho anh.