K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LG
12 tháng 7

Quê hương tôi như một bức tranh thủy mặc dịu dàng, nơi mỗi con đường, hàng cây đều mang hồn thiêng của đất mẹ. Buổi sớm, mặt trời vén mây lộ ánh hồng lấp lánh trên cánh đồng lúa mơn mởn, gió thổi nhẹ làm rì rào tiếng thì thầm của thiên nhiên. Dòng sông quê lặng lẽ trôi, mang theo những cánh lục bình tím biếc và những ký ức tuổi thơ trôi xa dần theo con nước. Trong khói bếp lam chiều, dáng mẹ gầy gò bên nồi cơm khét nhẹ đã in sâu vào trái tim tôi như một dấu ấn không thể xóa mờ. Tiếng gọi nhau í ới giữa lũ trẻ mục đồng, tiếng cuốc đất đều đặn của cha, tất cả như những giai điệu giản dị mà thiết tha. Những mùa gặt, mùi rơm nồng nàn quyện trong nắng vàng óng ánh, khiến tôi ngỡ như mình đang sống giữa một miền cổ tích. Ngay cả những buổi trưa hè nắng gắt, bóng cây đa đầu làng vẫn ôm trọn lũ trẻ vào giấc mơ tròn trịa, ngọt ngào. Quê hương không chỉ là nơi tôi sinh ra, mà là cả thế giới dịu dàng tôi mang theo suốt đời. Ở đó, mỗi bông hoa, ngọn cỏ đều thì thầm kể chuyện ân tình, thủy chung và sâu lắng. Dù mai này có đi xa đến đâu, trái tim tôi vẫn luôn có một chốn để quay về - nơi gọi là “quê hương”. Đó là nơi không cần lý do để yêu, chỉ cần lặng nhìn thôi cũng đủ ấm cả một đời.

12 tháng 7

Mỗi người một quê hương mà em

11 tháng 7

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

10 tháng 7

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Trên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:“Cục... cục tác cục ta”Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ…Tiếng gà trưaMang bao nhiêu hạnh phúcĐêm cháu về nằm mơGiấc ngủ hồng sắc trứngCháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục...
Đọc tiếp

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

Câu 4: Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình cảm gì?

Câu 5: Em có đồng tình với ý kiến: Tình yêu đất nước có cội nguồn từ tình cảm gia đình và tình yêu từ những điều bình dị xung quanh ta không? Vì sao?

Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Sang năm con lên bảy 

Cha đưa con tới trường 

Giờ con đang lon ton 

Khắp sân trường chạy nhảy 

Chỉ mình con nghe thấy 

Tiếng muôn loài với con.   

 

Mai rồi con lớn khôn 

Chim không còn biết nói 

Gió chỉ còn biết thổi 

Cây chỉ còn là cây 

Đại bàng chẳng về đây 

Đậu trên cành khế nữa 

Chuyện ngày xưa, ngày xửa 

Chỉ là chuyện ngày xưa.   

 

Đi qua thời ấu thơ 

Bao điều bay đi mất 

Chỉ còn trong đời thật 

Tiếng người nói với con 

Hạnh phúc khó khăn hơn 

Mọi điều con đã thấy 

Nhưng là con giành lấy 

Từ hai bàn tay con.

(Sang năm con lên bảy- Vũ Đình Minh)

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt trong văn bản trên?

Câu 2: Theo người cha, có điều gì thay đổi khi “Mai rồi con lớn khôn”

Câu 3: Giải nghĩa từ “đi” trong câu “Đi qua thời ấu thơ”

Câu 4: Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn dần và từ giã thời thơ ấu?

Câu 5: Thông điệp ý nghĩa mà em rút ra từ bài học trên là gì?

2


Đề 1:

Câu 4: Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc với bà, đồng thời thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước được nuôi dưỡng từ những kỷ niệm tuổi thơ bình dị, như tiếng gà trưa, ổ trứng hồng.

Câu 5: Em đồng tình với ý kiến: Tình yêu đất nước có cội nguồn từ tình cảm gia đình và tình yêu từ những điều bình dị xung quanh ta. Vì tình yêu đất nước không chỉ đến từ những điều lớn lao mà bắt đầu từ tình yêu thương bà, yêu mái nhà, tiếng gà, xóm làng quen thuộc. Những điều giản dị, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày chính là nền tảng để hình thành tình cảm sâu nặng với quê hương, Tổ quốc. Qua đoạn thơ, chính tiếng gà trưa – một âm thanh rất đời thường – đã khơi dậy trong người cháu cảm xúc yêu thương, là động lực để chiến đấu vì đất nước.

Đề 2:

Câu 1: Thể loại: thơ trữ tình. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

Câu 2: Theo người cha, khi con lớn khôn, con sẽ không còn cảm nhận thế giới bằng trí tưởng tượng phong phú như khi còn nhỏ. Những điều kỳ diệu như “chim biết nói”, “đại bàng về đậu trên cành khế” sẽ trở thành kỷ niệm, là chuyện ngày xưa. Con sẽ đối mặt với hiện thực cuộc sống, nơi “cây chỉ còn là cây”.

Câu 3: Từ “đi” trong câu “Đi qua thời ấu thơ” có nghĩa là trôi qua, vượt qua. Nó thể hiện sự chuyển đổi từ tuổi thơ sang thời trưởng thành, là dấu mốc thay đổi trong nhận thức và cuộc sống của con.

Câu 4: Qua đoạn thơ, người cha muốn nhắn nhủ rằng khi lớn lên, con sẽ đối mặt với những thực tế không còn lung linh như thuở nhỏ. Hạnh phúc không dễ dàng có được, mà con phải nỗ lực và tự mình giành lấy bằng đôi bàn tay. Tuổi thơ đẹp và nhiệm màu, nhưng trưởng thành là hành trình cần sự cố gắng và kiên cường.

Câu 5: Thông điệp ý nghĩa là tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ, nhưng khi trưởng thành, chúng ta cần đối diện với thực tế, vượt qua khó khăn bằng sự cố gắng và bản lĩnh của chính mình. Hạnh phúc không phải là điều dễ dàng, mà là kết quả của sự nỗ lực không ngừng.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
10 tháng 7

Đề 1:

- Câu 4: Qua đoạn trích, người cháu bộc lộ tình yêu thương sâu sắc, nhớ nhung da diết đối với người bà và tuổi thơ ấu êm đềm. Tiếng gà trưa không chỉ làm người cháu xao động, đỡ mỏi mệt trên đường hành quân mà còn gợi về những kỷ niệm hạnh phúc, bình dị bên bà với "ổ trứng hồng tuổi thơ". Tình cảm đó đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc.

- Câu 5: em hoàn toàn đồng tình với ý kiến trên vì, tình yêu đất nước thực sự có cội nguồn sâu xa từ tình cảm gia đình và những điều bình dị, thân thuộc xung quanh ta. Lý do là vì gia đình chính là cái nôi đầu tiên định hình nhân cách và cảm xúc của mỗi con người. Tình yêu thương, sự gắn bó với ông bà, cha mẹ, với mái ấm gia đình chính là những hạt giống ban đầu của lòng biết ơn và sự trân trọng. Từ những mối quan hệ gần gũi, thiêng liêng ấy, tình cảm của chúng ta dần được mở rộng ra: từ yêu thương gia đình đến yêu mến xóm làng, yêu từng con đường, góc phố, yêu những kỷ niệm tuổi thơ bình dị như tiếng gà trưa, ổ trứng hồng, và cuối cùng là yêu mảnh đất hình chữ S – Tổ quốc Việt Nam. Chính những điều nhỏ bé, quen thuộc ấy đã tạo nên một phần ký ức, tâm hồn và bản sắc của mỗi người. Khi những điều bình dị được nâng niu, chúng ta sẽ cảm nhận được sự gắn kết sâu sắc với quê hương, từ đó nảy sinh ý thức và trách nhiệm bảo vệ, xây dựng đất nước. Tình yêu Tổ quốc không phải là một khái niệm trừu tượng xa vời, mà nó được nuôi dưỡng và bồi đắp từ chính những xúc cảm chân thành, gần gũi nhất trong cuộc sống hằng ngày.

Đề 2:

- Câu 1:

+ Thể loại: Thơ tự do

+ Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

- Câu 2: Theo người cha, khi "Mai rồi con lớn khôn", những điều thay đổi là:

+ Sự mất đi của trí tưởng tượng và thế giới thần tiên

+ Chuyện cổ tích chỉ còn là quá khứ

- Câu 3: Từ đi trong câu Đi qua thời ấu thơ có nghĩa là trải qua, vượt qua một giai đoạn, một quãng thời gian trong cuộc đời. Nó thể hiện sự chuyển tiếp, kết thúc một giai đoạn (thời thơ ấu) để bước sang một giai đoạn mới (khi lớn khôn, trưởng thành).

- Câu 4: Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con những điều sau khi con lớn dần và từ giã thời thơ ấu:

+ Con sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng của tuổi thơ nữa

+ Con sẽ đối mặt với cuộc sống thực tế, khó khăn hơn

+ Con phải tự mình giành lấy hạnh phúc

- Câu 5: Thông điệp ý nghĩa mà em rút ra từ bài thơ là: Tuổi thơ là một giai đoạn quý giá với những điều kỳ diệu và hồn nhiên, nhưng trưởng thành là một hành trình tất yếu mà mỗi người phải trải qua. Khi lớn lên, chúng ta cần chấp nhận đối mặt với hiện thực cuộc sống, tự lực cánh sinh, dùng chính đôi tay mình để tạo dựng hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc đời. Bài thơ cũng nhắc nhở chúng ta trân trọng những giá trị của tuổi thơ nhưng đồng thời chuẩn bị tinh thần để vững vàng bước vào tương lai.






9 tháng 7

Tham khảo!

Chuyện đó mới xảy ra cách đây một tuần. Tôi đã mắc lỗi mà không tự nhận khuyết điểm.

Chả là chiều thứ tư có tiết sinh hoạt lớp. Lớp trưởng lên tổng kết về ý thức kỉ luật của từng tổ. Cả lớp ngạc nhiên khi biết Tùng, lớp phó của lớp, ăn quà vặt trong lớp. Tùng rất vui tính mà sao hôm nay nét mặt cứ bị xị? Đúng rồi, nó sẽ phải viết bản kiểm điểm. Tội nghiệp nó quá. Tôi cũng rất sợ việc này. Tôi nhớ đến một lần tôi cũng phải viết bản kiểm điểm vì đi dép lê đến trường; cái giây phút đưa bản kiểm điểm cho bố mẹ kí lần đó thì đến lúc này tôi vẫn thấy như tim còn đập.

Đến phần nhận xét về tình hình chuẩn bị sách vở và làm bài tập, rất nhiều bạn bị nêu tên vì thứ hai vừa qua quên vở Giáo dục công dân, nhưng bạn lớp trưởng không nhắc đến tôi thì thật là may, vì hôm ấy tôi cũng quên vở, có lẽ lớp trưởng không biết việc đó. Tôi nhìn sang Sơn lo ngại vì nó biết việc này. Song Sơn vừa rụt rè giơ tay, lại cụp xuống làm tôi thở phào. Tôi hỏi nhỏ Sơn là tại sao nó không nói gì, thì nó chỉ lắc đầu buồn thiu. Tôi vẫn biết tự báo cáo với cô giáo thì hơn, nhưng tôi vẫn không đủ can đảm. Chợt Sơn lại giơ tay, rồi đứng lên, run run:

– Thưa cô! Hôm qua em đã không làm bài tập toán ạ.

À ra thế! Nó làm tôi thót cả tim! Nhưng rồi tôi lại thở nhẹ nhõm, không việc gì! Thú thực, sự nhận lỗi của Sơn có làm tôi xấu hổ: Tại sao tôi không đủ can đảm đứng lên như Sơn? Giá mà tôi làm được như vậy. Thế mà tôi vẫn cứ ngồi im thin thít. Tôi do dự vì tôi nghĩ lần trước tôi đã hứa với mẹ là không bao giờ phạm khuyết điểm nữa. Bây giờ nếu tôi không nói là tôi lừa dối cô, dối mẹ; còn nếu tôi nói thì tôi phải viết bản kiểm điểm thứ hai và sẽ bị mắng là không giữ lời hứa phấn đấu, không chừng còn bị “ăn đòn” nữa, bố tôi nóng tính lắm! Tôi đắn đo, thà bị mắng còn hơn là mang tội nói dối. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: Sơn không nói ra, tôi cũng không nói, thì nào ai biết tôi nói dối và thế là không bị “ăn đòn”. Thôi ém nhẹ đi để thoát đòn thì cũng đáng.

 

Hôm ấy đã không ai mách cô về lỗi của tôi cả. Tuy nhiên, tôi cũng không vui. Tôi thấy vừa thương vừa phục Sơn. Thương vì nó sẽ bị bố mẹ mắng, phục vì lòng dũng cảm thật thà của nó. Tôi trách mình hèn, không dám thành thật. Tôi cứ tưởng sau buổi họp vì thoát tội tôi sẽ mừng, hóa ra không phải vậy. về nhà tôi chẳng thiết chơi gì. Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.

9 tháng 7

Thật sự

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
9 tháng 7

từ thật sự không phải từ ghép

8 tháng 7

Bài thơ Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương) là thể thơ lục bát, gieo vần chân - lưng

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
8 tháng 7

Bài thơ “Về thăm mẹ” viết theo thể thơ lục bát. Gieo vần bằng, có tính chất vần lưng – vần chân đặc trưng.

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
8 tháng 7

Ta nghèo, không mực thì đen
Bút tre phấn gạch, bà con tạm dùng.
Nghiêng đầu trên tấm bảng chung
Phơ phơ tóc bạc, bạn cùng tóc xanh.

8 tháng 7

đen
chung
cùng

Đề 1: Trong cuốn sách "Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả", nhà văn Tô Hoài đã dẫn lời của một nhà văn Pháp như sau:"Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm một trăm ánh lửa ửng hồng giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kỹ mới thấy thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đó ta gặp bao nhiêu người phải thấy ra mỗi người một...
Đọc tiếp

Đề 1: Trong cuốn sách "Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả", nhà văn Tô Hoài đã dẫn lời của một nhà văn Pháp như sau:

"Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm một trăm ánh lửa ửng hồng giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kỹ mới thấy thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đó ta gặp bao nhiêu người phải thấy ra mỗi người một khác nhau, không ai giống ai."

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?

Câu 2: Theo em lời dẫn trên nhà văn Tô Hoài muốn khuyên ta điều gì khi viết văn miêu tả?

Đề 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Tuy rét vẫn kéo dài. Mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm những chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển mầu lốm đốm, như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng: các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa… Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều nắng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè chung quanh những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên bãi soi dài nổi lên đây đó giữa sông, những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa”

(Trích Nguyễn Đình Thi)

Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 2: Tìm các câu sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn trích trên?

Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu gì? Được dùng để làm gì?

- Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa.

- Mùa xuân đã đến.

1
DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
8 tháng 7

Đề 1:

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là biểu cảm và nghị luận.

Câu 2: Qua lời dẫn của nhà văn Pháp, nhà văn Tô Hoài muốn khuyên người viết văn miêu tả rằng: hãy vượt qua cái nhìn hời hợt ban đầu để đi sâu vào sự quan sát tinh tế. Mặc dù trăm thân cây bạch dương hay trăm ánh lửa ửng hồng có vẻ giống nhau, nhưng thực chất mỗi cái đều ẩn chứa những nét riêng biệt. Điều quan trọng là người viết phải có khả năng phát hiện ra cái độc đáo, cái khác biệt ấy, thay vì chỉ miêu tả những đặc điểm chung chung, rập khuôn. Việc tìm thấy "mỗi người một khác nhau, không ai giống ai" chính là chìa khóa để bài văn miêu tả trở nên sống động, chân thực và giàu sức gợi, tránh được sự nhạt nhẽo, sáo rỗng.

Đề 2:

Câu 1: Đoạn trích tập trung miêu tả bức tranh thiên nhiên bờ sông Lương khi mùa xuân về.Tác giả Nguyễn Đình Thi đã khéo léo khắc họa sự thay đổi diệu kỳ của cảnh vật, từ những chùm hoa gạo đỏ mọng điểm trên cành cao, màu lúa non sáng dịu trải khắp mặt đất, đến sự biến chuyển lốm đốm của các vòm cây xanh um và những vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Không chỉ dừng lại ở thực vật, mùa xuân còn được cảm nhận qua sự xuất hiện của các loài chim: đàn chim én lượn vòng trên bến đò vào những buổi chiều nắng ấm, hay những con giang, con sếu cao lớn lững thững bước trong bụi mưa phùn, làm cho bức tranh mùa xuân thêm phần sinh động và đầy sức sống.

Câu 2: Các câu sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn trích là:

- "Các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển mầu lốm đốm, như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng"

- "...những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa"

Câu 3:

- Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa:

+ Chủ ngữ: Các vườn nhãn, vườn vải

+ Vị ngữ: đang trổ hoa

+ Kiểu câu: câu đơn.

+ Dùng để: Câu này được dùng để miêu tả sự vật (các vườn nhãn, vườn vải) với hành động đặc trưng của chúng trong mùa xuân (đang trổ hoa), góp phần khắc họa bức tranh mùa xuân đầy sức sống.

- Mùa xuân đã đến:

+ Chủ ngữ: Mùa xuân

+ Vị ngữ: đã đến

+ Kiểu câu: câu đơn.

+ Dùng để: Câu này được dùng để khẳng định một sự việc (mùa xuân đã đến) và nhấn mạnh sự hiện diện của mùa xuân, tạo điểm nhấn, cảm giác về một khởi đầu mới trong đoạn văn.

10 tháng 7

Trong các môn học, Tiếng Anh là môn em yêu thích nhất. Nó không chỉ là những bài học khô khan mà là cánh cửa mở ra thế giới. Em thích cảm giác được khám phá văn hóa, con người qua ngôn ngữ này. Mỗi từ mới, mỗi câu nói học được đều làm em thấy hứng thú. Em mơ ước được xem phim không cần phụ đề, đọc sách báo tiếng Anh và trò chuyện với bạn bè quốc tế. Tiếng Anh không chỉ giúp em có thêm kiến thức mà còn rèn luyện sự tự tin. Với em, đây không chỉ là một môn học mà là một niềm đam mê, giúp em kết nối với thế giới và thực hiện ước mơ.