K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5

Cón cá, con cua, con công, con cóc

9 tháng 5

Em phân loại tủ quần áo: quần áo ở nhà, quần áo lót, quần áo đi chơi, tất và găng tay, khẩu trang, khăn quàng cổ, khăn tắm

Exercise 1. Find the word which has a different sound in the underlined part.1. A. tea                      B. leather                     C. leave           D. lead2. A. informant           B. essential                  C. instant         D. resistance3. A. mineral               B. minimum                C. miniature    D. minor4. A. carry                   B....
Đọc tiếp

Exercise 1. Find the word which has a different sound in the underlined part.

1. A. tea                      B. leather                     C. leave           D. lead

2. A. informant           B. essential                  C. instant         D. resistance

3. A. mineral               B. minimum                C. miniature    D. minor

4. A. carry                   B. marriage                  C. parrot          D. barber

5. A. accurate              B. date                        C. tale              D. shape

Exercise 2. Find the word which has different stress from the others.

1. A. receive                B. broken                    C. feelings       D. planet

2. A. useful                 B. station                     C. robot           D. repair

3. A. water                  B. regret                      C. carry           D. listen

4. A. benefit                B. badminton              C. beverage     D. ambition

5. A. decorate             B. delicious                 C. decisive      D. construction

Giúp mk với

1
9 tháng 5

1a,2d,hình như 3là b đó chị,...

9 tháng 5

liên kết bằng cách thay thế từ ngữ, từ 'em' thay cho 'Liên'. từ bỗng trong câu hai thể hiện sự bất ngờ và đột nhiên khi mà liên không lường trước được điều gì xảy ra.

9 tháng 5

Hai câu trên được liên kết bằng cách sử dụng các từ nối, bằng từ "bỗng", "em".

Từ "bỗng" câu thứ hai cho em biết hai câu trên là các hành động liên tiếp nhau.


11 tháng 5

Dưới đây là câu ghép có cặp kết từ nói về công việc của chị út:

Câu ghép:
"Chị út dậy sớm để nấu ăn cho gia đình, và sau đó đi làm ở cửa hàng tạp hóa."

Phân tích cấu tạo câu:

  1. Cấu trúc câu ghép:
    • Câu này là câu ghép vì có hai vế câu kết hợp lại với nhau, mỗi vế có thể đứng độc lập nhưng được nối bằng cặp kết từ "và".
    • Hai vế câu liên kết bằng từ "và", một cặp kết từ phổ biến để nối các vế có cùng mức độ quan hệ.
  2. Các thành phần trong câu:
    • Vế 1: "Chị út dậy sớm để nấu ăn cho gia đình"
      • Chủ ngữ: "Chị út"
      • Vị ngữ: "dậy sớm để nấu ăn cho gia đình"
        • Động từ: "dậy"
        • Trạng từ chỉ thời gian: "sớm"
        • Mục đích: "để nấu ăn cho gia đình"
        • Tân ngữ: "ăn" (dưới dạng danh từ)
    • Vế 2: "và sau đó đi làm ở cửa hàng tạp hóa"
      • Chủ ngữ: "Chị út" (lặp lại chủ ngữ từ vế trước)
      • Vị ngữ: "và sau đó đi làm ở cửa hàng tạp hóa"
        • Trạng từ chỉ thời gian: "sau đó"
        • Động từ: "đi"
        • Tân ngữ: "cửa hàng tạp hóa"
  3. Cặp kết từ: "và" – nối hai vế câu có quan hệ đồng phối hợp, diễn tả sự tiếp nối của hai hành động diễn ra liên tiếp của chị út.

Kết luận: Câu ghép trên miêu tả công việc của chị út, cho thấy chị không chỉ làm việc nhà mà còn đi làm tại một cửa hàng tạp hóa, thể hiện sự chăm chỉ và công việc hàng ngày của chị.

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những hành trình, để thực hiện những mục tiêu, dự định con người cần lên kế hoạch và thực hiện tốt những công việc. Thời gian để hiện thực hóa mục tiêu của mỗi người lại không giống nhau, có người thực hiện một cách nhanh chóng trong một khoảng thời gian xác định, cũng có người phải mất khoảng thời gian rất dài mới có thể thực hiện được. Có sự khác nhau này không chỉ do định hướng, cách thức thực hiện của con người mà còn bị chi phối bởi thói quen trì hoãn công việc. Vì thế, trì hoãn công việc là một thói quen mà nhất định ai trong chúng ta cũng cần thiết phải từ bỏ.

“Công việc” là những mục tiêu, dự định trước mắt mà chúng ta cần thực hiện. “Trì hoãn” là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc. Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc.

Cuộc sống có rất nhiều biến động, trong đó có nhiều điều bất thường có thể xảy ra ngoài ý muốn của con người. Những thay đổi đó có thể làm gián đoạn buộc con người phải trì hoãn công việc đang thực hiện để giải quyết những vấn đề trước mắt. Chẳng hạn, công việc hàng ngày của người học sinh là học tập, nhưng vì những lý do bất ngờ như thời tiết, sức khỏe, phương tiện đi lại, người học có thể phải trì hoãn công việc học để giải quyết những vấn đề phát sinh trước mắt ấy.

Song, đây chỉ là việc trì hoãn tạm thời, còn thói quen trì hoãn công việc lại là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, đứng trước một công việc cần phải giải quyết nhưng mãi ngần ngừ không chịu thực hiện và trì hoãn cho đến ngày hôm sau, ngày sau nữa hoặc một khoảng thời gian không xác định nào đó.

Có thể thấy, trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, thậm chí thói quen trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân.

Thói quen trì hoãn công việc còn có thể làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Nếu duy trì thói quen xấu này, con người không chỉ khó khăn trong việc thực hiện những mục tiêu, bỏ lỡ cơ hội để phát triển, thăng tiến mà còn đánh mất đi uy tín, làm giảm đi giá trị của bản thân trong mắt đối tác cũng như mọi người xung quanh. Và như thế, trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kỹ năng giải quyết, xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể.

Tựu chung lại, trì hoãn công việc là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như chúng ta muốn phát triển và hoàn thiện bản thân. Đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công của chính mình.

Dàn ý Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn

a. Mở bài:

+ Giới thiệu: “Việc hôm nay chớ để ngày mai” là câu nói ai trong chúng ta cũng đã từng nghe và bắt gặp ít nhất một lần. Nội dung chính là nhắc nhở mỗi người thực hiện công việc một cách nghiêm túc, tránh trì hoãn.

+ Nêu vấn đề: “Thói quen trì hoãn” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.

b. Thân bài:

- Khái niệm trì hoãn trong mọi việc là gì?

+ Trì hoãn: kéo dài, làm gián đoạn tiến độ. Trì hoãn công việc là chần chừ, chậm trễ trong giải quyết công việc dẫn đến mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành mục tiêu đặt ra ban đầu.

+ Đây là một trong những thói quen không tốt.

- Biểu hiện của thói quen trì hoãn:

+ Trì hoãn công việc có thể bắt đầu từ những việc rất nhỏ, từ đôi ba phút lần lữa hay từ suy nghĩ “để mai làm cũng được”. Trên thực tế, rất ít người có thể nhận ra những mình đang trì hoãn công việc. Theo đó, bạn sẽ là người có thói quen trì hoãn công việc khi có một trong những biểu hiện dưới đây:

+ Không thực hiện công việc đã đặt ra theo lộ trình ban đầu.

+ Sẵn sàng gác lại công việc bởi những thứ không liên quan như phim ảnh, game,…

+ Có khả năng, điều kiện thực hiện công việc ngay lập tức nhưng thoái thác, chậm trễ.

+ Thường xuyên chậm deadline và có nhiều công việc tích tụ.

- Nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn:

+ Do bạn chưa thực sự tập trung và hết mình với công việc: chưa có ý thức sắp xếp, phân bố thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp lề mề và coi việc chậm trễ là việc bình thường

+ Do xảy ra những việc biến động ngoài ý muốn mà chính bạn không lường trước được thì sẽ có thể làm gián đoạn buộc phải trì hoãn công việc

+ Do thói quen xấu khác (lười biếng, quyết tâm không cao, nuông chiều bản thân quá mức, dễ bị phân tâm bởi nhiều thứ khác ngoài công việc) khiến bạn cứ trì hoãn việc này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của việc khác, kế hoạch khác và không thể hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn

+ Do bạn thấy mình quá mệt mỏi, chán nản và không muốn thực hiện công việc theo kế hoạch.

+ Do bạn không biết bắt đầu công việc từ đâu nhưng không tìm hướng giải quyết.

+ Do bạn đã đánh giá sai về tính chất, thời gian cần thực hiện công việc.

+ Có thể do bạn quá chủ quan, quá tự tin vào khả năng bản thân và lãng phí thời gian.

+ Do bạn đó thói quen trì hoãn từ lâu nhưng không nhận ra và khắc phục.

+ Do bạn chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh.

- Tác hại của thói quen trì hoãn: Trì hoãn công việc một lần có thể không sao nhưng nhiều lần thì có thể gây ảnh hưởng rất nhiều, trước là bản thân bạn và sau là những người xung quanh.

+ Gây lãng phí thời gian:  Thử tưởng tượng xem nếu bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn thì có thể làm thêm bao nhiêu công việc bổ ích nữa. Ngược lại, nếu luôn ở trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy” thì bạn không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn bỏ lỡ vô số việc quan trọng cần thực hiện. 

+ Đánh mất nhiều cơ hội:  Đánh mất những cơ hội quý báu cũng là một trong những tác hại của thói quen trì hoãn công việc gây ra. Theo đó, trong khoảng thời gian người khác đã hoàn thành công việc và nâng cao kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thì bạn mới khởi động. Và tất nhiên, khi họ về đích bạn mới đi được một phần nhỏ của hành trình.

+ Làm mất niềm tin và sự tôn trọng từ người khác: Sự sai lệch về thời gian do trì hoãn công việc cũng sẽ khiến bạn mất đi sự tôn trọng của người khác. Nói như vậy bởi không ai có thể cảm thông cho một người không tôn trọng cũng như chẳng thể tự thiết lập kỷ luật với chính bản thân mình. Trong cuộc sống, để có được niềm tin từ người khác là điều vô cùng khó. Do vậy, hãy trân trọng và đừng bao giờ để mọi người lo lắng, e ngại mỗi khi giao cho bạn bất kỳ công việc gì.

- Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn:

Để xóa tan được sự trì hoãn, các bạn có thể thực hiện theo 7 bước dưới đây:

+ Bước 1: Nhận thức bản thân đang trì hoãn.  Trước hết, bạn cần phải biết gốc rễ của vấn đề rồi mới xử lý chúng. Mỗi nguyên nhân đều sẽ cần một cách tiếp cận và giải quyết khác nhau. Vậy nên, bạn cần nhận thức được rằng mình đang trì hoãn thì mới xóa tan được nó.

+ Bước 2: Tổ chức lại công việc: Bạn nên chia nhỏ các đầu việc như nghiên cứu, tạo outline, thực hiện chi tiết từng mục,… và tập trung riêng cho các tác vụ đó. Có một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ, tuân thủ deadline và sửa chữa sai sót khi cần thiết. Nếu bạn cảm thấy công việc nhàm chán, hãy nhìn vào bức tranh tổng thể để thấy động lực làm việc.  

+ Bước 3: Đặt mục tiêu:  Thay vì mơ mộng về cái đích quá xa, bạn hãy đặt cho mình mục tiêu ngắn hạn, khả thi với từng giai đoạn. Điều này sẽ khiến công việc của bạn đỡ đáng sợ hơn đó.  

+ Bước 4: Ngăn chặn yếu tố gây xao nhãng: Bạn hãy sắp xếp không gian làm việc thật gọn gàng, ngăn nắp, tắt hết chuông điện thoại, báo thức, đến những nơi yên tĩnh,…, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.

+ Bước 5: Thưởng cho bản thân:  Khi đã cố gắng làm việc, bạn đừng tiếc lời khen hay món quà cho bản thân mình. Bất kể mục tiêu bạn đạt được là lớn hay nhỏ, hãy để bản thân thư giãn một chút. Chẳng hạn sau mỗi tiến triển tốt trong công việc, bạn hãy tự mua món đồ mình thích. Khi bạn quan tâm đến mình, mọi thứ sẽ tốt đẹp và bạn sẽ có động lực để cố gắng hơn nữa.

+ Bước 6: Bạn cần rèn luyện những thói quen để tránh được sự trì hoãn: Thói quen quản lý thời gian / Thói quen tuân thủ kế hoạch / Ghi chú & gạch bỏ / Sử dụng quãng nghỉ ngắn / Giới hạn thời gian cho mỗi công việc

+ Bước 7: Đừng sợ thất bại: Bước cuối cùng, bạn hãy luôn nhìn vào những điều tích cực, đừng sợ thất bại. Việc học hỏi, đứng lên sau những vấp ngã cũng là một thành công. Thậm chí, nó giúp bạn nhận ra bản thân hợp với cái gì. Không có gì mình quyết tâm mà không mang lại lợi ích nào cả. Vì vậy, bạn đừng dung túng cho thói quen trì hoãn, hãy gạt nó đi và hành động ngay thôi!

c. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề:  Trì hoãn là một thói quen xấu và cần được bạn nhận thức/xóa bỏ để phát triển, cải thiện hay thay đổi bản thân. Đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản con đường của hành trình đến với thành công của bạn

- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng về thói quen trì hoãn trong mọi việc, biết loại bỏ những biểu hiện tiêu cực nói trên để quản lí tốt thời gian và hình ảnh bản thân; cố gắng phấn đấu vươn lên để tự khẳng định những giá trị đích thực, bền vững… và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.

Tớ có một bài văn về Thánh Gióng , tớ có sai sót gì mọng các bạn góp ý . Cảm ơn các cậu đã đọc , nếu thây hay hãy chọn tớ là câu trả lời hay nhaaaaaaaa ! ~Xin phép cho tớ bắt đầu ạ !~Trong bức tranh huyền thoại lung linh sắc màu về người anh hùng Thánh Gióng, hình ảnh người mẹ hiện lên thật giản dị, đời thường nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc, góp...
Đọc tiếp

Tớ có một bài văn về Thánh Gióng , tớ có sai sót gì mọng các bạn góp ý . Cảm ơn các cậu đã đọc , nếu thây hay hãy chọn tớ là câu trả lời hay nhaaaaaaaa !

~Xin phép cho tớ bắt đầu ạ !~

Trong bức tranh huyền thoại lung linh sắc màu về người anh hùng Thánh Gióng, hình ảnh người mẹ hiện lên thật giản dị, đời thường nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc, góp phần quan trọng làm nên vẻ đẹp của câu chuyện. Bà không phải là một nhân vật sở hữu sức mạnh phi thường hay trí tuệ hơn người, mà là một người mẹ nông dân chất phác, hiền lành, nhưng ẩn chứa trong đó là một trái tim nhân hậu và một niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp.

Câu chuyện bắt đầu bằng chi tiết bà mẹ "ước ao một mụn con". Ước mơ giản dị ấy, khát khao thiêng liêng ấy đã cảm động trời xanh, để rồi một ngày kia, bà "dẫm phải một vết chân rất to", về nhà "thấy bụng khác lạ" và mang thai mười hai tháng mới sinh ra cậu bé Gióng. Chi tiết này, dù mang màu sắc kỳ lạ, nhưng lại khắc họa sâu sắc nỗi mong mỏi, niềm hạnh phúc vỡ òa của người mẹ khi đứa con chào đời.

Những năm tháng đầu đời của Gióng là những ngày tháng yên bình dưới sự chăm sóc tận tình của mẹ. Bà vun vén cho con từng bữa ăn, giấc ngủ, trao cho con tình yêu thương vô bờ bến. Dù Gióng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, nhưng trong ánh mắt người mẹ vẫn luôn ánh lên niềm tin và sự kiên nhẫn. Bà không hề tỏ ra phiền muộn hay thất vọng, mà âm thầm dõi theo con, chờ đợi một điều kỳ diệu.

Bước ngoặt của câu chuyện xảy đến khi sứ giả nhà vua tìm người tài giỏi cứu nước. Tiếng nói đầu tiên của Gióng không phải là tiếng "mẹ ơi" quen thuộc mà là lời thỉnh cầu đanh thép: "Ta muốn đi đánh giặc!". Câu nói ấy như một tiếng sấm vang dội, làm lay động cả đất trời, và hơn ai hết, người mẹ là người kinh ngạc và xúc động nhất. Bà hiểu rằng, đứa con tưởng chừng như yếu ớt của mình lại mang trong mình một sứ mệnh lớn lao.

Trong khoảnh khắc lịch sử ấy, người mẹ không hề tỏ ra sợ hãi hay níu kéo con. Bà gạt đi những lo lắng, những tình cảm riêng tư để hướng lòng mình vào nghĩa lớn. Bà trở thành hậu phương vững chắc cho con, dặn dò dân làng gom góp gạo nuôi chú bé. Sự ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối của người mẹ đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần to lớn cho Gióng, giúp cậu bé mau chóng trở thành một tráng sĩ oai phong, đánh tan giặc Ân xâm lược.

Hình ảnh người mẹ trong Thánh Gióng là biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Đó là tình yêu thương vô điều kiện, là sự hy sinh thầm lặng, là niềm tin mãnh liệt vào con cái. Bà không chỉ là người sinh ra Gióng mà còn là người khơi dậy, nuôi dưỡng lòng yêu nước và ý chí quật cường trong tâm hồn cậu bé.

Có thể nói, nhân vật mẹ trong Thánh Gióng, dù không trực tiếp ra trận chiến đấu, nhưng lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bà là nguồn cội của sức mạnh phi thường, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho người anh hùng. Hình ảnh giản dị mà cao cả của bà đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ trong văn hóa dân gian Việt Nam, ngợi ca tình mẫu tử bao la và đức hy sinh cao quý của người phụ nữ Việt Nam.


6
9 tháng 5

Bài văn của bạn rất hay

9 tháng 5

Tốt

C1: bún không ngon, vì sao=> "chả"="không"

C2: món bún chả ngon, vì sao=> "chả" là món ăn

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
10 tháng 5

cách hiểu 1: bún chả ngon có nghĩa là bún ăn chung với chả( món ăn), ăn rất ngon

cách hiểu 2: bún chả ngon có nghĩa là bún không ngon hoạc bún dở. từ chả ở đây là không

9 tháng 5

**Bài văn nghị luận: Quan điểm “Chỉ cần làm tốt việc của mình, những việc khác không cần quan tâm”**


Trong cuộc sống, mỗi người đều có những vai trò, trách nhiệm và công việc riêng. Quan điểm “Chỉ cần làm tốt việc của mình, những việc khác không cần quan tâm” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ cá nhân. Tuy nhiên, liệu quan điểm này có thực sự đúng đắn và phù hợp trong mọi hoàn cảnh? Theo tôi, quan điểm này mang cả mặt tích cực lẫn hạn chế, cần được nhìn nhận một cách toàn diện.


Trước hết, quan điểm trên có những điểm tích cực đáng ghi nhận. Việc tập trung làm tốt công việc của mình giúp mỗi người phát huy tối đa năng lực, đạt được hiệu quả cao và hoàn thành trách nhiệm được giao. Chẳng hạn, một học sinh chỉ cần chú tâm học tập, rèn luyện để đạt kết quả tốt, thay vì phân tâm bởi những vấn đề không liên quan. Trong công việc, một nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chung của tổ chức. Hơn nữa, việc không can thiệp vào công việc của người khác còn thể hiện sự tôn trọng ranh giới cá nhân, tránh gây xung đột hoặc hiểu lầm không đáng có. Tinh thần này cũng giúp mỗi người sống có trách nhiệm với bản thân, không ỷ lại hay phụ thuộc vào người khác.


Tuy nhiên, quan điểm này cũng bộc lộ những hạn chế nếu được áp dụng một cách cứng nhắc. Cuộc sống là một mạng lưới quan hệ, nơi mọi cá nhân đều có sự gắn kết và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu chỉ chăm chăm làm tốt việc của mình mà thờ ơ với những gì xảy ra xung quanh, con người có thể trở nên vô cảm, thiếu tinh thần hợp tác và sẻ chia. Ví dụ, trong một tập thể, nếu mỗi người chỉ lo phần việc riêng mà không hỗ trợ đồng nghiệp khi cần, hiệu quả chung của cả nhóm sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, những vấn đề xã hội như bất công, ô nhiễm môi trường hay dịch bệnh không thể được giải quyết nếu mọi người đều cho rằng đó không phải việc của mình. Một xã hội văn minh cần sự chung tay của tất cả mọi người, vượt qua ranh giới của cái “việc riêng”.


Bên cạnh đó, việc không quan tâm đến những việc ngoài trách nhiệm cá nhân có thể dẫn đến lối sống ích kỷ, hẹp hòi. Một người chỉ biết đến bản thân mà không để ý đến gia đình, bạn bè hay cộng đồng sẽ khó xây dựng được các mối quan hệ bền vững. Ngược lại, sự quan tâm đúng mức đến người khác không chỉ thể hiện lòng nhân ái mà còn giúp mỗi người trưởng thành hơn trong tư duy và hành động. Chẳng hạn, việc tham gia các hoạt động thiện nguyện hay giúp đỡ người gặp khó khăn không phải là “việc của mình”, nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với xã hội.


Vậy nên, thay vì tuyệt đối hóa quan điểm “chỉ cần làm tốt việc của mình”, chúng ta cần tìm sự cân bằng. Làm tốt công việc cá nhân là nền tảng, nhưng đồng thời, mỗi người cũng nên mở lòng, quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh trong khả năng của mình. Sự quan tâm ấy không có nghĩa là can thiệp quá mức hay ôm đồm, mà là thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, biết sẻ chia và hợp tác khi cần thiết. Một xã hội hài hòa chỉ có thể được xây dựng khi mỗi cá nhân vừa hoàn thành tốt vai trò của mình, vừa biết nhìn xa hơn phạm vi trách nhiệm cá nhân.


Tóm lại, quan điểm “Chỉ cần làm tốt việc của mình, những việc khác không cần quan tâm” mang ý nghĩa tích cực trong việc khuyến khích trách nhiệm cá nhân và sự tập trung. Tuy nhiên, nếu hiểu sai hoặc áp dụng cực đoan, nó có thể dẫn đến sự thờ ơ, thiếu gắn kết trong xã hội. Vì vậy, mỗi người cần biết dung hòa giữa việc hoàn thành tốt công việc của mình và sự quan tâm đúng mức đến những vấn đề chung. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể vừa phát triển bản thân, vừa góp phần xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn.

nhằm giúp Trái Đất của chúng ta trong sạch và lành mạnh hơn, giúp con người tránh khỏi nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên

11 tháng 5

vì ông muốn trái đất không bị:lũ lụt,hạn hán,núi lửa phun trào,...