giúp mình viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm ai giúp minhd với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Doraemon là chú mèo máy màu xanh dễ thương từ tương lai, với thân hình tròn trịa, chiếc mũi đỏ như anh đào và chiếc túi thần kỳ đựng vô số bảo bối. Chú không có tai, đôi mắt to tròn và nụ cười rạng rỡ.
Doraemon tốt bụng, thông minh, luôn dùng bảo bối giúp Nobita thoát khỏi rắc rối, dù đôi khi hậu đậu và sợ chuột. Tình bạn của chú với Nobita ấm áp và cảm động, dạy em bài học về lòng trung thành và sự sẻ chia.
Em yêu Doraemon vì chú không chỉ là nhân vật hoạt hình, mà còn là người bạn mang lại niềm vui và những giấc mơ kỳ diệu!
Sọ Dừa
Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện.

Giải thích câu tục ngữ "Đường dài mới biết ngựa hay":
1. Nghĩa đen
- Trên một chặng đường dài, con ngựa khỏe sẽ bền bỉ, vượt qua thử thách để về đích, trong khi ngựa yếu sẽ dần đuối sức.
- Qua quãng đường ấy, người ta mới phát hiện được bản chất thật sự của con ngựa (tốt/xấu, khỏe/yếu).
2. Nghĩa bóng
Câu tục ngữ này ẩn dụ về con người và cuộc sống, với hàm ý:
- Phẩm chất, năng lực thật sự của một người chỉ bộc lộ qua thời gian dài và thử thách.
- Ví dụ: Một người tự nhận giỏi nhưng chỉ khi cùng làm việc lâu dài, ta mới thấy họ có thực tâm, kiên trì hay không.
- Không nên vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài hay thành tích nhất thời.
- Ví dụ: Bạn học giỏi nhưng thiếu đạo đức, qua thời gian sẽ bị mọi người nhận ra.
- Cần kiên nhẫn để nhìn nhận sự việc một cách toàn diện.
3. Bài học ứng dụng
- Với bản thân:
- Đừng nản lòng nếu bị đánh giá thấp, hãy chứng minh năng lực bằng hành động bền bỉ.
- Rèn luyện tính kiên trì, vì thành công thực sự cần thời gian.
- Với người khác:
- Tránh phán xét vội vàng, hãy quan sát và cho họ cơ hội thể hiện.
- Chọn bạn bè, đối tác bằng cách xem xét hành động lâu dài, không chỉ lời nói.
4. Liên hệ thực tế
- Trong tình bạn: Có những người ban đầu rất thân nhưng khi khó khăn mới bỏ rơi ta → "Đường dài" giúp nhận ra ai là bạn thật.
- Trong công việc: Nhân viên làm việc cẩn thận, chăm chỉ lâu dài thường được trọng dụng hơn người chỉ giỏi "phô trương".
Kết luận: Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta sống chậm lại, suy xét kỹ lưỡng và tin rằng thời gian sẽ là thước đo chân lý chính xác nhất. Đây cũng là lời khuyên về sự khiêm tốn, bền bỉ trong hành trình phát triển bản thân.

*Trả lời:
- Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trự, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.
- Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích nay mai đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Chúc bạn thì tốt nhé!

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn.
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn.

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Bởi lẽ, từ khi chúng ta còn thơ bé đã thấm nhuần những câu chuyện cổ của bà của mẹ. Trong số đó, cô Tấm diu hiền trong truyện cổ tích “Tấm Cám” luôn là hình mẫu lí tưởng để chúng ta ao ước.
Trong truyện, cô Tấm là từ một cô gái mồ côi mà trở thành hoàng hậu. Từ nhỏ đã mất mẹ, cha lại lấy vợ rồi mất sớm, Tấm sống chung với mẹ ghẻ và con của mụ là Cám. Cuộc sống của Tấm bên cạnh mẹ con Cám là một chuỗi ngày cực nhọc, vất vả. Sáng thái khoai, chiều lạ chăn trâu, hầu như ở nhà có việc gì nặng nhọc Tấm đều phải làm hết. Còn Cám chỉ đủng đỉnh ăn chơi tối ngày. Vậy mà cô Tấm chăm chỉ chưa bao giờ than vãn. Nhưng ngay khi chăm chỉ làm việc, cô Tấm cũng bị cướp mất thành quả lao động của mình là chiếc yếm đỏ. Nghe lời mụ dì ghẻ, ai bắt được nhiều tôm tép hơn thì sẽ được thưởng chiếc yếm đỏ. Đó quả là niềm ao ước với cô gái vẫn ngày ngày đầu tắt mặt tối làm việc. Tấm chăm chỉ mò cua bắt tép, do đã quen mà chỉ một lúc đã đày giỏ.
Còn Cám chỉ mải chơi, dạo hết ruộng nọ đến ruộng kia. Tấm vì thật thà, cả tin mà bị Cám lừa gạt lấy mất giỏ tép, cướp luôn yếm đỏ. Tủi thân, Tấm bưng mặt khóc. Sự buồn tủi của cô gái nhỏ đã được bụt giúp đỡ. Khi bụt lên đã trao cho Tấm một người bạn tinh thần vô cùng quý giá. Đó chính là con cá bống. Với một cô gái luôn buồn khổ và cô đơn, bị đối xử tệ bạc như Tấm, cá bống quả là một người bạn vô giá. Hằng ngày, để nuôi sống người bạn đó, Tấm chia phần thức ăn ít ỏi của mình cho Bống, tâm sự với Bống. Tưởng chừng cuộc sống của Tấm dù thiệt thòi nhưng sẽ được yên ổn. Vậy mà, mụ dì ghẻ và Cám lại ghen ghét, ăn thịt mất cá bống. Tấm tủi thân cũng chỉ biết khóc. Bụt liền bày cách chôn xương bống cho Tấm. Tấm răm rắp nghe thôi mà không hay biết rằng những hành động vô tư, chân thành của mình sẽ đem lại những điều bất ngờ sau này.
Cuộc sống của Tấm sẽ chẳng thay đổi nếu như không có yến hội do nhà vua tổ chức. Như bao cô gái khác, Tấm cũng ao ước được đi xem hội. Vậy mà mẹ con Cám nỡ nhẫn tâm cướp mất niềm vui tinh thần đó, hành hạ Tấm bằng cách trộn thóc với gạo và bắt Tấm nhặt, nhặt xong mới được đi chơi. Điều này quả thật là quá sức với cô gái. Tấm lại bưng mặt khóc nức nở. Lúc này Bụt hiện lên và giúp Tấm. Sự chân thành, chăm chỉ thật thà của Tấm đã khiến cô được sự giúp đỡ, được đi chơi hội. Đến chỗ lội, Tấm vì vội vàng mà đánh rơi chiếc giày. Và như một phần thưởng cho cô gái hiền lành, nết na, nhà vua nhặt được chiếc giày và quyết tâm lấy chủ nhân của chiếc giày làm vợ. Cô Tấm từ một cô gái nghèo khổ đã trở thành hoàng hậu trong sự hằn học của mẹ con Cám.
Nếu dừng lại ở đây thì Tấm Cám sẽ rất giống với mô típ lọ lem của các nước trên thế giới. Nhưng phần sau của “Tấm Cám” mới là sự sáng tạo tài tình của nhân dân ta. Hạnh phúc không phải dễ dàng có được, không phải chỉ do Bụt, do may mắn mà có mà con người phải tự đấu tranh để giành lấy. Tấm trở thành vợ vua nhưng vẫn hiếu thảo như xưa. Nàng về quê giỗ cha những không ngờ mẹ con Cám đã giăng bẫy sẵn nhằm giết hại Tấm. Chặt cau khiến Tấm ngã xuống ao chết, cái ác là mẹ con Cám đã đi đến tận cùng. Nếu khi xưa, chúng cướp đi vật chất, tinh thần của cô Tấm thì bây giờ nhẫn tâm cướp đi cả tính mạng của người khác.
Cũng từ đây, Cô Tấm hóa kiếp nhiều lần để đòi lại hạnh phúc của mình. Hóa thành chim vàng xanh quấn quýt bên vua, hóa thành cây xoan đào che bóng mát cho người chồng yêu quý, rồi hóa thành khung cửi để chửi rủa Cám. Mỗi lần, cô Tấm càng mạnh mẽ nhẫn nại bao nhiêu thì mẹ con Cám lại càng nhẫn tâm, tàn ác quyết giết hại Tấm bấy nhiêu. Cuối cùng, cô Tấm náu mình trong quả thị ở cùng với bà hàng nước. Rồi như một sự sắp đặt của ý trời và duyên phận. Nhà vua tìm thấy Tấm khi ghé qua quán nước của bà cụ tốt bụng. Tấm trở cung tìm lại hạnh phúc của mình.
Đáng nói nhất chính là phần kết truyện có nhiều dị bản. Trong đó Tấm dội nước sôi Cám hay làm mắm Cám gửi về cho mụ dì ghẻ. Cũng có bản, cô Tấm tha chết cho mẹ con Cám nhưng sau đó bọn chúng cũng bị ông trời trừng phạt. Xoay quanh mỗi cái kết có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, dù ở cái kết nào, thì dụng ý của nhân dân ta xưa vẫn mong cô Tấm có thể bảo vệ hạnh phúc của mình và cái ác phải bị trừng trị. “Tấm Cám” là truyện cổ tích thần kì với nhân vật Tấm tiêu biểu cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người dân lao động.
Bài văn phân tích nhân vật Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du:
Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc, đã khắc họa thành công biết bao hình tượng nhân vật sống động trong kiệt tác "Truyện Kiều". Trong số đó, Thúy Kiều nổi lên như một biểu tượng cho vẻ đẹp tài hoa, phẩm hạnh cao quý nhưng cũng đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Phân tích nhân vật Thúy Kiều không chỉ giúp ta hiểu sâu sắc hơn về số phận cá nhân nàng mà còn cảm nhận được tiếng nói nhân đạo đầy xót thương của tác giả.
Vẻ đẹp của Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả bằng những bút pháp ước lệ tài tình: "Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn". Nàng không chỉ sở hữu nhan sắc "nghiêng nước nghiêng thành" mà còn có tài cầm, kỳ, thi, họa "pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm". Sự hoàn hảo đến tuyệt đối ấy dường như đã báo trước một số phận đầy sóng gió, bởi "hồng nhan bạc phận" là quy luật nghiệt ngã của xã hội đương thời.
Không chỉ đẹp và tài năng, Thúy Kiều còn là một người con hiếu thảo, một người chị trách nhiệm và một người tình chung thủy. Khi gia đình gặp biến cố, nàng đã không ngần ngại bán mình chuộc cha, một hành động cao đẹp thể hiện tấm lòng hiếu thảo và đức hy sinh cao cả. Tình yêu của Kiều và Kim Trọng là một mối tình trong sáng, thề non hẹn biển, nhưng cũng đầy trắc trở bởi lễ giáo phong kiến. Dù trải qua bao nhiêu đau khổ và tủi nhục, Kiều vẫn luôn giữ trong tim hình bóng của mối tình đầu, cho thấy nàng là người trọng tình nghĩa.
Tuy nhiên, cuộc đời của Thúy Kiều lại là chuỗi những bi kịch đau đớn. Từ việc bị Mã Giám Sinh lừa gạt, rơi vào lầu xanh ô nhục, đến những năm tháng sống trong cảnh "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", Kiều phải chịu đựng sự chà đạp về nhân phẩm và thể xác. Mỗi bước ngoặt trong cuộc đời nàng đều là một nấc thang dẫn đến vực sâu của khổ đau. Dù vậy, trong tận cùng của tuyệt vọng, Kiều vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp, một tâm hồn trong sáng và khát khao được sống lương thiện.
Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du đã khắc họa sâu sắc nỗi đau khổ và sự giằng xé trong tâm hồn Thúy Kiều. Chúng ta cảm nhận được sự tủi nhục, ê chề khi nàng phải sống trong cảnh nhơ nhuốc, sự cô đơn, tuyệt vọng khi không tìm thấy lối thoát. Đồng thời, ta cũng thấy được sức sống tiềm ẩn, khát vọng hướng thiện và niềm tin vào công lý trong trái tim người con gái tài hoa bạc mệnh.
Nhân vật Thúy Kiều không chỉ là một cá nhân chịu đựng bất hạnh mà còn là hình ảnh tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy bất công. Qua cuộc đời nàng, Nguyễn Du đã lên án mạnh mẽ những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người, đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với những kiếp người đau khổ.

737574983747288774838477473838477483890019838383821928377373ok
Vấn đề ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người và sự bền vững của hành tinh. Đây không chỉ là trách nhiệm của các chính phủ, tổ chức mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong xã hội.
Ô nhiễm môi trường biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: ô nhiễm không khí từ khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông, ô nhiễm nguồn nước do xả thải bừa bãi, ô nhiễm đất do sử dụng quá mức hóa chất trong nông nghiệp và rác thải sinh hoạt. Hậu quả của ô nhiễm môi trường là vô cùng nặng nề. Sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng với các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ung thư gia tăng. Hệ sinh thái bị tàn phá, đa dạng sinh học suy giảm, gây mất cân bằng sinh thái. Biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, bão tố ngày càng diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn.
Vậy tại sao mỗi cá nhân chúng ta lại có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này? Thứ nhất, hành động nhỏ của mỗi người, nếu được nhân rộng, sẽ tạo ra sức mạnh lớn. Việc tiết kiệm điện, nước, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng túi nilon, phân loại rác thải tại nguồn, trồng cây xanh... đều là những đóng góp thiết thực. Thứ hai, ý thức bảo vệ môi trường cần được hình thành và lan tỏa từ mỗi gia đình, trường học, cộng đồng. Việc giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, về những hành vi gây hại và cách bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết. Thứ ba, mỗi người cần chủ động lên tiếng, phản ánh những hành vi gây ô nhiễm môi trường, ủng hộ các hoạt động bảo vệ môi trường, tạo áp lực để các doanh nghiệp, tổ chức và chính quyền có trách nhiệm hơn với môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế, ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận không nhỏ người dân còn rất hạn chế. Vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi, sử dụng lãng phí tài nguyên, thờ ơ với các vấn đề môi trường xung quanh. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sự thiếu hiểu biết, thói quen xấu, sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường, cũng như sự thiếu chế tài xử phạt nghiêm minh.
Để thay đổi thực trạng này, cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Gia đình và nhà trường cần tăng cường giáo dục về môi trường cho trẻ em, hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ khi còn nhỏ. Các phương tiện truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường và cách bảo vệ môi trường. Chính quyền cần có các chính sách, quy định chặt chẽ để quản lý và bảo vệ môi trường, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Tóm lại, ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. Mỗi cá nhân cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình, thay đổi hành vi, lối sống để góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng một tương lai xanh, sạch, đẹp cho chính chúng ta và các thế hệ mai sau.
dễ, vấn đề yêu đương ý