ĐỀ 6“Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu...
Đọc tiếp
ĐỀ 6
“Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza). Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách trong một năm.
Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy. Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới với nền khoa học-công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.
Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?
(Ngẫm về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái - Báo mới)
Câu 1. Đoạn trích trên có thể xếp vào thể loại nào?
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ?
Câu 3. Đoạn trích trên có mấy đoạn văn?
Câu 4. Các từ sau thuộc loại từ nào : “tri thức, quật khởi, thiên tai, chủ nhân, suy thoái, nhân cách”
Câu 5. Đáp án nào sau đây nêu lên chính xác nghĩa của từ “thần kì” trong đoạn trích trên?
Câu 6. Tác dụng của trạng ngữ trong câu “Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”” là gì?
Câu 7. Theo em, vấn đề mà tác giả muốn bàn luận qua đoạn trích trên là gì?
Câu 8. Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 9. Em hãy nêu lên ba tác dụng của việc đọc sách đối với bản thân.
Câu 10. Em hãy nêu thể loại sách mà em thích đọc nhất? Vì sao em thích đọc thể loại đó.
Câu 11.Thuyết minh về một lễ hội mà em biết.
1 If we plant trees in the schoolyard, the school will be a greener place
2 The earth is the third planet from the Sun
3 If the air is not fresh, people will have a cough
4 There will be ten rooms in my future house
5 Robots will not look after children in the future
6 This is my house and that is his
7 If it is sunny, we will plant the vegetables
8 Did you watch the football match on TV last night?
9 I didn't play badminton last Sunday because I was ill
10 What did you watch on TV last night?
11 The air won't be so polluted if we plant more trees
13 They will travel to HN by air next week