trái nghĩa với từ ngộ nghĩnh là?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.



Vấn đề ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người và sự bền vững của hành tinh. Đây không chỉ là trách nhiệm của các chính phủ, tổ chức mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong xã hội.
Ô nhiễm môi trường biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: ô nhiễm không khí từ khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông, ô nhiễm nguồn nước do xả thải bừa bãi, ô nhiễm đất do sử dụng quá mức hóa chất trong nông nghiệp và rác thải sinh hoạt. Hậu quả của ô nhiễm môi trường là vô cùng nặng nề. Sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng với các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ung thư gia tăng. Hệ sinh thái bị tàn phá, đa dạng sinh học suy giảm, gây mất cân bằng sinh thái. Biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, bão tố ngày càng diễn ra thường xuyên và khốc liệt hơn.
Vậy tại sao mỗi cá nhân chúng ta lại có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này? Thứ nhất, hành động nhỏ của mỗi người, nếu được nhân rộng, sẽ tạo ra sức mạnh lớn. Việc tiết kiệm điện, nước, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng túi nilon, phân loại rác thải tại nguồn, trồng cây xanh... đều là những đóng góp thiết thực. Thứ hai, ý thức bảo vệ môi trường cần được hình thành và lan tỏa từ mỗi gia đình, trường học, cộng đồng. Việc giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, về những hành vi gây hại và cách bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết. Thứ ba, mỗi người cần chủ động lên tiếng, phản ánh những hành vi gây ô nhiễm môi trường, ủng hộ các hoạt động bảo vệ môi trường, tạo áp lực để các doanh nghiệp, tổ chức và chính quyền có trách nhiệm hơn với môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế, ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận không nhỏ người dân còn rất hạn chế. Vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi, sử dụng lãng phí tài nguyên, thờ ơ với các vấn đề môi trường xung quanh. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sự thiếu hiểu biết, thói quen xấu, sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường, cũng như sự thiếu chế tài xử phạt nghiêm minh.
Để thay đổi thực trạng này, cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Gia đình và nhà trường cần tăng cường giáo dục về môi trường cho trẻ em, hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ khi còn nhỏ. Các phương tiện truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường và cách bảo vệ môi trường. Chính quyền cần có các chính sách, quy định chặt chẽ để quản lý và bảo vệ môi trường, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Tóm lại, ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội. Mỗi cá nhân cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình, thay đổi hành vi, lối sống để góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng một tương lai xanh, sạch, đẹp cho chính chúng ta và các thế hệ mai sau.

Doraemon là chú mèo máy màu xanh dễ thương từ tương lai, với thân hình tròn trịa, chiếc mũi đỏ như anh đào và chiếc túi thần kỳ đựng vô số bảo bối. Chú không có tai, đôi mắt to tròn và nụ cười rạng rỡ.
Doraemon tốt bụng, thông minh, luôn dùng bảo bối giúp Nobita thoát khỏi rắc rối, dù đôi khi hậu đậu và sợ chuột. Tình bạn của chú với Nobita ấm áp và cảm động, dạy em bài học về lòng trung thành và sự sẻ chia.
Em yêu Doraemon vì chú không chỉ là nhân vật hoạt hình, mà còn là người bạn mang lại niềm vui và những giấc mơ kỳ diệu!
Sọ Dừa
Truyện mà em thích nhất là Sọ Dừa. Chàng trai Sọ Dừa sinh ra đã mang một dáng hình khác lạ, xấu xí nhưng chàng lại có nhiều tài năng, phẩm chất tốt đẹp. Vì muốn giúp đỡ mẹ, chàng đã xin đến ở nhà phú ông và chăn bò rất giỏi, con nào con nấy no căng. Không những vậy, chàng còn gặp được người con gái út của phú ông có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng và nên duyên vợ chồng. Trải qua nhiều gian nan và thử thách, cuối cùng hai vợ chồng Sọ Dừa đã có được cuộc sống hạnh phúc. Đó là một kết thúc có hậu, phần thưởng xứng đáng cho những con người hiền lành, lương thiện.

Giải thích câu tục ngữ "Đường dài mới biết ngựa hay":
1. Nghĩa đen
- Trên một chặng đường dài, con ngựa khỏe sẽ bền bỉ, vượt qua thử thách để về đích, trong khi ngựa yếu sẽ dần đuối sức.
- Qua quãng đường ấy, người ta mới phát hiện được bản chất thật sự của con ngựa (tốt/xấu, khỏe/yếu).
2. Nghĩa bóng
Câu tục ngữ này ẩn dụ về con người và cuộc sống, với hàm ý:
- Phẩm chất, năng lực thật sự của một người chỉ bộc lộ qua thời gian dài và thử thách.
- Ví dụ: Một người tự nhận giỏi nhưng chỉ khi cùng làm việc lâu dài, ta mới thấy họ có thực tâm, kiên trì hay không.
- Không nên vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài hay thành tích nhất thời.
- Ví dụ: Bạn học giỏi nhưng thiếu đạo đức, qua thời gian sẽ bị mọi người nhận ra.
- Cần kiên nhẫn để nhìn nhận sự việc một cách toàn diện.
3. Bài học ứng dụng
- Với bản thân:
- Đừng nản lòng nếu bị đánh giá thấp, hãy chứng minh năng lực bằng hành động bền bỉ.
- Rèn luyện tính kiên trì, vì thành công thực sự cần thời gian.
- Với người khác:
- Tránh phán xét vội vàng, hãy quan sát và cho họ cơ hội thể hiện.
- Chọn bạn bè, đối tác bằng cách xem xét hành động lâu dài, không chỉ lời nói.
4. Liên hệ thực tế
- Trong tình bạn: Có những người ban đầu rất thân nhưng khi khó khăn mới bỏ rơi ta → "Đường dài" giúp nhận ra ai là bạn thật.
- Trong công việc: Nhân viên làm việc cẩn thận, chăm chỉ lâu dài thường được trọng dụng hơn người chỉ giỏi "phô trương".
Kết luận: Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta sống chậm lại, suy xét kỹ lưỡng và tin rằng thời gian sẽ là thước đo chân lý chính xác nhất. Đây cũng là lời khuyên về sự khiêm tốn, bền bỉ trong hành trình phát triển bản thân.

*Trả lời:
- Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trự, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.
- Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích nay mai đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Chúc bạn thì tốt nhé!

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn.
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn.
đáng ghét
là đáng ghét