Câu 1. (2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ thói quen mua sắm không kiểm soát trên các sàn thương mại điện tử.
Câu 2. (4 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật Thị Phương trong đoạn trích sau:
(Tóm tắt: Thời buổi chiến loạn, Thị Phương cùng mẹ chồng phải chạy rừng thẳm để lánh nạn. Mẹ chồng đau ốm, Thị Phương tình nguyện dâng đôi mắt mình cho thần linh để đổi lấy thuốc cứu mẹ.)
Thị Phương: (Nói sử) - Trình lạy ông, khoan khoan, rẽ rẽ
Để tôi xin dẫn nỗi sự tình
Ông sinh phúc mở lòng nhân đức
Thần linh: - Ta ăn mắt già, không ăn mắt trẻ.
Thị Phương: (Nói sử) - Mẹ chồng tôi đã bẩy mươi ba
Già mong trẻ để mà trông cậy
Chồng tôi khi ấy
Đi thú nước Xiêm
Vắng mặt khuất tin
Sự nhà không viết
Tử sinh lưỡng biệt
Chồng một nơi, vợ lại một nơi
Ông chẳng thương đến mẹ con tôi
Nguyện thiên địa: tôi xin dâng mắt.
(Thổ địa ra khoét mắt Thị Phương.)
Thị Phương: (Hát vãn) - Khoét mắt dâng thần
Huyết rơi lai láng cực lòng con thay
Ông hưởng lấy mắt này
Xin ông phù hộ, mẹ tôi rày được bình an
Thần linh: (Nói) Khen Thị Phương con người có nghĩa lại có nhân
Thương mẹ chồng khoét mắt dâng thần
Tai nạn ấy sau này ắt khỏi
- Truyền thổ địa, hạt điện môn!
[...]
Mụ: - Giời ơi, ông ấy khoét mắt con tôi
Thị Phương: - Mẹ ở đâu, mẹ dắt con với mẹ ơi!
(Hát vãn) Khi xưa con dắt mẹ đi
Bây giờ mù mịt, mẹ thì dắt con
Mụ: (Hát tiếp) - Có sinh, có đẻ cho cam
Nàng dâu nuôi mẹ thế gian mấy người.
(Trích Trương Viên, in trong Tuyển tập chèo cổ, Hà Văn Cầu, NXB Sân khấu, 1999)
Từ việc cảm nhận bài thơ Đất nước, ta thấy được nhiều nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên. Bằng việc sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: Trong bài thơ "Đất nước", tác giả Nguyễn Đình Thi đã có nhiều sáng tạo về hình thức nghệ thuật. Đầu tiên, đó là việc sử dụng hình ảnh thơ giàu sức gợi. Khi nói tới mùa thu Hà Nội, nhà thơ dùng những chi tiết tiêu biểu gắn liền với địa danh này như "sáng chớm lạnh", "hương cốm", "phố dài", "hơi may". Hay viết về đất nước trong chiến tranh, ông khéo léo dựng lên các hình ảnh "cánh đồng quê chảy đầy máu", "bữa cơm chan đầy nước mắt". Ngôn ngữ mộc mạc cũng là yếu tố góp phần tạo nên ấn tượng cho độc giả. Nhờ vậy, mỗi khi đọc tác phẩm, em lại trào dâng nỗi niềm yêu mến, tự hào về Tổ quốc, về truyền thống anh hùng, bất khuất. Những tình cảm cao đẹp ấy giống như dòng suối trong trẻo, mát lành, tưới mát tâm hồn con người