K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 6 Phòng GD Vũng Liêm năm 2020I. Đọc hiểuĐọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dướiCâu 1: Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm của tác giả dành cho ai?Câu 2: Khi miền nam đánh giặc bấy lâu, tác giả chỉ mong đất nước thống nhất để được làm gì?Câu 3: Dòng thơ “Bác như đất nước đang vào tuổi xuân” sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật gì? Nêu khái...
Đọc tiếp

Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 6 Phòng GD Vũng Liêm năm 2020

I. Đọc hiểu

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm của tác giả dành cho ai?

Câu 2: Khi miền nam đánh giặc bấy lâu, tác giả chỉ mong đất nước thống nhất để được làm gì?

Câu 3: Dòng thơ “Bác như đất nước đang vào tuổi xuân” sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật gì? Nêu khái niệm của biện pháp tu từ nghệ thuật ấy.

  ...''Cháu nhìn thấy Bác đẹp hơn 

    Trăm lần trong ánh trong hồn Bác ơi

       Cháu nhìn đôi mắt Bác cười 

     Như nhìn thấy cả cuộc đời mai sau

       Bảy mươi người vẫn hồng hào 

     Bác như đất nước đang vào tuôi xuân

        Cháu nhìn lòng cháu hân hoan

      Bỗng nhiên lại thấy bâng khuâng thế nào

         Miền Nam đánh giăc bấy lâu

       Chỉ mong thống nhất Bác vào Bác thăm"

0
9 tháng 5 2021

1. mở bài

Mỗi cảnh đẹp của làng quê Việt Nam đều đem đến cho em 1 ấn tượng riêng : cảnh một dòng sông, cảnh một vườn dừa, cảnh 1 cây xoài sai trĩu quả... Có một khu vườn làm cho em ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên đó là khu vườn trong bài văn Lao xao của nhà văn Duy Khán. Đọc bài văn của ông, trong đầu người đọc hết thảy đều hiện ra một bức tranh làng quê Việt với khu vườn tuyệt đẹp với những màu sắc bắt mát của cây cỏ hoa lá, âm thanh xào xạc và hương vị vào một ngày hè vô cùng đẹp trời.

2. Thân bài :

- Khu vườn có màu xanh của cây cối. Nhiều loại cây hoa quả cao thấp khác nhau với những cành lá um tùm, xum xuê

- Khu vườn hiện lên với màu sắc bắt mắt và hương thơm quen thuộc của những loài hoa làng quê Kinh Bắc : "Cây hoa lan nở hoa trắng xóa, hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ... thơm như mùi mít chín"

- Khu vườn có âm thanh du dương của đàn ong "ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đang vật lộn với nhau để dành hút  mật ngọt của hoa.

- Từng đàn bướm xinh đẹp, hiền lành với các màu sắc khác nhau bỏ chỗ lao xao đó khi bị các đàn ong xua đuổi, chúng vừa bay vừa nói chuyện với nhau.

- Nổi bật trên bức tranh đầy màu sắc ấy là hình ảnh của các loài chim. Hầu như ở khu vườn nào cũng có sự góp mặt của các loài chim cả. Bao nhiêu loài chim tụ hội về khu vườn này để khoe sắc đẹp của mình và cất vang tiếng hót líu lo. Mỗi loài có tiếng hát riêng nhưng tất cả hòa vào nhau tạo nên âm thanh vừa du dương và vừa ồn ã khiến cho khu vườn như một ngôi nhà thiên nhiên cho các động vật về nghỉ ngơi.

- Chim bồ cát vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh "Các,.. các.., các..

- Những chú sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu hót mừng mùa được bội thu.

- Riêng chim tu hú hót báo mùa vải chín.

- Đàn chim ngói hay qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn.

- Những chú chim nhạn bay lượn trên bầu trời xanh.

- Những chú chim hiền lành, tốt bụng luôn gắn liền với đời sống con người

- Chúng hợp thành một thế giới sôi động và vô cùng dễ thương với những âm thanh du dương, ồn ã. Nó làm cho cuộc sống con người thêm lạc quan, sôi động và vui vẻ hơn..

- Bên cạnh những loài chim dễ thương, ta còn bắt gặp những loài chim mà tự bao đời nay con người gán cho nó những cái " tội " mà nó không có hoặc mọi người ghét chúng bởi vì chúng có hại cho cuộc sống con người thời nay và thời xưa.

- Những chú chim bìm bịp luôn khoác một bộ áo cánh nâu suốt ngày suốt đêm chui rúc trong cây kêu "bịp bịp ". Không biết tự bao giờ, con người gán cho nó cái tội " lừa bịp " để rồi suốt ngày đêm nó luôn chui rúc trong bụi cây và cất tiếng kêu ai oán.

- Những chú chim diều hâu dũng mãnh mũi khoằm luôn rình bắt những con gà

- Những con quạ đen, quạ khoang lia lia láu láu luôn rình trộm gà con và trứng gà.

- Những con chim cắt cánh nhọn như dao bầu. Chúng thường dùng cánh xia chết những con chim bồ câu do con người nuôi

3. Kết bài :

- Khu vườn cây cối xanh tốt, um tùm với hương vị ngọt ngào với hàng vạn âm thanh du dương mà ồn ã của muôn vàn chim muôn đã làm cho bức tranh làng quê Việt Nam thêm sôi động, thân thương mà ấm cúng

- Em thêm yêu càng thêm yêu thương cảnh làng quê Việt Nam thân thương và cảnh thiên nhiên tươi đẹp do tạo hóa tạo nên đầy âm thanh du dương mà ồn ã, màu sắc tươi sáng, bắt mắt với hương vị rất quen thuộc và ngọt ngào.

9 tháng 5 2021

Bài của bạn hay quá trời quá đất lun

rồi tôi yêu gia đình yêu thầy cô , mái trường

8 tháng 5 2021

????????????????

8 tháng 5 2021

Chỉ cần trả lời phần đọc hiểu thôi

      "Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì".       Câu 1:đoạn văn trên...
Đọc tiếp

      "Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì".

       Câu 1:đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

       Câu 2:chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh và phân tích theo mô hình phép so sánh.

               -Đặt câu văn có sử dụng phép so sánh.

      Câu 3:ngoài phép so sánh đoạn trích còn sử dụng phép tu từ nào đã học ?

              -Đặt câu văn có sử dụng phép tu từ ấy.

      Câu 4: hãy so sánh hai nhân vật Dế mèn và dế Choắt về ngoại hình và tính cách? theo em dế Choắt có ý nghĩa như thế nào đối với Dế Mèn.

       Câu 5: thuật lại diễn biến tâm trạng Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.Từ sự việc đó dế mèn đã rút ra bài học Đường Đời Đầu Tiên. Bài Học đó là gì?

1
11 tháng 5 2021

Câu 1:

- Đoạn văn trên được trích trong văn bản '' Bài học đường đời đầu tiên ''

- Tác giả là '' Tô Hoài ''

Câu 2:

- Phép tu từ so sánh: '' Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. ''

- Phân tích: Câu này đã nói lên rằng: Dế Choắt rất yếu ớt, " người gầy gò " như không có sức sống như Dế Mèn. Sự so sánh ngang bằng thật hoàn hảo của nhà văn Tô Hoài thật sinh động. Làm cho người đọc hình dung ra được Dế Choắt như thế nào...

- Đặt câu: Đàn gà con lon ton bên gà mẹ, ánh tỏa sương mới lung linh ánh vàng làm cho đàn gà sáng lòa như tỏa sáng trên sân khấu lộng lẫy.

Câu 3:

- Ngoài phép tu từ so sánh đoạn trích còn sử dụng '' phép tu từ nhân hóa ''

- Đặt câu: Chiếc hộp bút thật xinh với em Gôm, chị Bút Chì, anh Thước Kẻ, cụ bút bi thật nhộn nhịp trên con đường đến trường.

Câu 4:

* Dế Mèn:

- Ngoại hình: Khỏe mạnh, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống do ăn uống điều độ.

- Tính cách: Kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của bản thân, coi thường người khác.

* Dế Choắt:

- Ngoại hình: Gầy gò, ốm yếu, ăn ở luộm thuộm

- Tính cách: Sợ sệt, nhút nhát, bao dung, khiêm tốn.

* Ý nghĩa: Nhờ cái chết thảm thương của Dế Choắt mà Dế Mèn đã rút ra được bài học quý giá ( bài học đường đời đầu tiên ) cho bản thân và hứa tự sửa chữa.

Câu 5:

* Câu chuyện ân hận đầu tiên của Dế Mèn. Bày trò trêu chị Cốc:

+ Lúc đầu rủ Dế Choắt trêu chị Cốc -> Sợ gì, dương mắt lên mà coi

+ Khi trêu xong, chiu tọt vào hang, khoái chí nằm khểnh

+ Chị Cốc mổ Dế Choắt -> nằm im thin thít, chị Cốc đi rồi mới mon men lòi ra

=> Dế Mèn huyênh hoang trước kẻ yếu, hèn nhát trước kẻ mạnh.

* Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt:

+ Nâng đầu Dế Choắt lên than: Tôi hối hận lắm, tại cái tội ngông cuồng

+ Khi Dế Choắt tắt thở thì ăn năn tội của mình

+ Đem Dễ Choắt đi chôn ... đắp mộ cho Dế Choắt

+ Đứng lặng trong thời gian lâu ... -> suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của bản thân mà Dế Mèn đã nhận được lời khuyên của Dế Choắt trước khi chết; '' Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạn, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. ''

- Như vậy có thể nói Dế Mèn hung hăng, xốc nổi nhưng không phải là kẻ xấu vì chú đã nhận ra sai lầm của bản thân và hứa sẽ tự sủa chữa.

8 tháng 5 2021

cos nhe bax

13 tháng 5 2021

Bầu trời mùa thu trong xanh vời vợi.

Học Tốt !

8 tháng 5 2021

Cụm tính từ là gì? Cụm tính từ được kết hợp từ tính từ với các từ phổ biến như sẽ, đang, vẫn…cùng rất nhiều các từ ngữ khác.

Ví dụ: sáng vằng vặc; vẫn có màu đỏ chói…

8 tháng 5 2021

tính từ là những từ loại dùng để chỉ đặc điểm, tính chất sự vật, hiện tượng, hành động. Tính từ có thể dùng chung với các từ ngữ khác để tạo thành cụm tính từ.

Ví dụ: Yêu, thích, ghét, ngọt, đắng, cay…

Tình từ phức tạp và khó xác định bởi nhiều khi tính từ được chuyển từ danh từ, động từ. Tính từ sẽ được chia làm 2 loại:

-Tính từ tự thân: biểu thị về quy mô, màu sắc, phầm chất, âm thanh, hình dáng, mức độ…

Ví dụ tính từ màu sắc: vàng, xanh, đỏ tím…

Ví dụ tính từ phẩm chất: tốt, xấu, keo kiệt, hèn nhát…

-Tính từ không tự thân: không phải là tính từ nhưng được sử dụng với chức năng là tính từ. Để dễ hiểu hơn các bạn xem thêm các ví dụ:Ví dụ: nhà quê (trong cách sống nhà quê), sắt đá (trong câu trái tim sắt đá), côn đồ (trong câu hành động côn đồ).

=> Danh từ chuyển sang tính từ.

Ví dụ: đả kích (trong tranh đả kích), phản đối (trong thư phản đối), buông thả (trong lối sống buông thả).

=> Động từ chuyển sang tính từ

Trong tiếng Việt còn có tính từ ghép tạo thành bằng việc ghép các tính từ với nhau, động từ với tính từ, danh từ với tính từ.

Cụm tính từ được kết hợp từ tính từ với các từ phổ biến như sẽ, đang, vẫn…cùng rất nhiều các từ ngữ khác.

Ví dụ: sáng vằng vặc; vẫn có màu đỏ chói…