K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1) Những ngày này, trên các trạng mạng xã hội, không khó để thấy những người trẻ thể hiện tình yêu đất nước theo nhiều cách: có thể là làm những đoạn phim ngắn giới thiệu một di tích lịch sử; đăng tải những bài hát Cách Mạng đi cùng năm tháng; chia sẻ những đoạn phim về thời khắc lịch sử của dân tộc; tạo các trend về lòng yêu nước trong các sự kiện lịch sử, chính trị của...
Đọc tiếp

(1) Những ngày này, trên các trạng mạng xã hội, không khó để thấy những người trẻ thể hiện tình yêu đất nước theo nhiều cách: có thể là làm những đoạn phim ngắn giới thiệu một di tích lịch sử; đăng tải những bài hát Cách Mạng đi cùng năm tháng; chia sẻ những đoạn phim về thời khắc lịch sử của dân tộc; tạo các trend về lòng yêu nước trong các sự kiện lịch sử, chính trị của đất nước … Xuất phát chung từ mong muốn lan tỏa tình yêu nước và bày tỏ lòng biết ơn về sự hy sinh của cha ông để bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc những người trẻ đã tự sáng tạo ra nhiều video truyền cảm hứng trên tất cả các nền tảng mạng xã hội hướng tới ngày đại lễ của dân tộc và những sự kiện lớn của đất nước. Sáng tạo và lan tỏa tình yêu quê hương qua các trang mạng xã hội, những video này không chỉ khẳng định cá tính riêng của người trẻ ngày nay mà nó còn lan tỏa rất nhiều tình yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam.

          (2) Bên cạnh việc lan tỏa những thông tin tích cực, những người trẻ Việt Nam đã mạnh mẽ lên án những hành động, phát ngôn “lệch lạc”, phản tuyên truyền trên internet. Như gần đây, sự kiện một cô hoa hậu chia sẻ bức ảnh của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp tại Hội nghị Bandung 2015, trong đó có sự xuất hiện của lá cờ vàng ba sọc để biện minh cho các nghệ sĩ nước ngoài chụp ảnh với lá cờ này; nhưng hành động này không những không được đồng tình mà ngay lập tức bị “cộng đồng mạng” lên án vì sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng về lịch sử và ý thức chính trị của cô “hoa hậu” này. […]

          (3) Bước vào thời kỳ hiện đại hóa, rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đã yêu tổ quốc bằng khả năng, sự sáng tạo của mình: Bạn trẻ Viên Hồng Quang với đam mê phục chế màu cho những thước phim lịch sử đã phục chế bộ phim tài liệu “Vĩ tuyến 17 - Chiến tranh Nhân dân” – bộ phim do đạo diễn người Hà Lan thực hiện tại Việt Nam năm 1967 từ nguyên gốc là phim đen trắng thành phim màu và tặng lại cho người dân Quảng Trị và phục chế miễn phí màu các tư liệu phim và ảnh lịch sử; trong đó có đoạn băng Bác Hồ trả lời phóng viên văn phòng phát thanh truyền hình Pháp năm 1964… […]

          (4) Lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay chính là sự tiếp nối của dòng chảy lịch sử, là ngọn lửa thiêng liêng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lời nói và hành động của thế hệ trẻ Việt Nam đã khẳng định: Cho dù đất nước Việt Nam đang có những chuyển biến vô cùng tích cực về tầm vóc và vị thế trên thế giới, thì lòng yêu nước vẫn luôn luôn chảy trong trái tim, dòng máu của những con người Việt Nam. Và thế hệ trẻ Việt Nam sẽ luôn giữ vững truyền thống yêu nước, khắc ghi những trang sử hào hùng cha ông ta đã để lại; quyết chung sức, đồng lòng đưa đất nước Việt Nam vươn cao và tiến xa trên con đường hội nhập và phát triển.

Câu 5. Nhận xét về mối liên hệ giữa các đoạn văn

0
CON QUẠ VÀ CÁI BÌNH NƯỚCVào một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có lấy một giọt mưa. Đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa, nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Sự sống của muôn loài bị đe dọa như đang đứng trước lưỡi gươm của Thần Chết.Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm...
Đọc tiếp

CON QUẠ VÀ CÁI BÌNH NƯỚC

Vào một năm nọ, hạn hán kéo dài, suốt mấy tháng liền trời không có lấy một giọt mưa. Đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa, nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Sự sống của muôn loài bị đe dọa như đang đứng trước lưỡi gươm của Thần Chết.

Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm được nước cả. Sau đó tình cờ nhìn thấy trên mặt đất có một cái bình nước. Ngay lập tức, nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước.

Thế nhưng, chú quạ không làm cách nào để uống nước được vì miệng bình nhỏ quá mà cổ bình lại cao, nước trong bình không dâng lên đủ để cho chú uống được. Dù nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không uống được một giọt nước nào. 

Đang trong lúc tuyệt vọng không biết phải làm thế nào thì nó nhìn thấy một viên sỏi. Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những viên sỏi bỏ vào trong bình. Bỏ càng nhiều sỏi, nước trong bình sẽ càng dâng cao. Khi nước dâng lên đến miệng bình là nó có thể uống được rồi.

Ngay lập tức, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa. Sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm những viên sỏi trở về, lúc này nó chỉ việc thả những viên sỏi bỏ vào bình. Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn. Khi bỏ viên sỏi cuối cùng vào thì mực nước trong bình cũng vừa dâng lên đến miệng và quạ ung dung uống ngụm nước trong bình.

                                                      (Truyện ngụ ngôn Ê-dốp)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì? Nêu các căn cứ để xác định thể loại ấy?

Câu 2: Nhờ đâu mà quạ uống được nước? Tìm một câu tục ngữ phù hợp với nội dung câu chuyện.

Câu 3: Đọc câu văn sau: “Ngay lập tức, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa.” ?

a-      Cụm từ “ngay lập tức” trong câu chuyện được lặp lại hai lần có tác dụng gì?

b-    Chỉ ra các biện pháp tu từ trong câu văn trên và nêu tác dụng.

Câu 4: Có bao nhiêu phó từ được sử dụng trong câu: “Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm được nước cả”.

Câu 5: Xác định ít nhất hai từ ngữ liên kết câu trong đoạn văn sau và nêu tác dụng:

(1)Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. (2)Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm được nước cả. Sau đó tình cờ nhìn thấy trên mặt đất có một cái bình nước. (3)Ngay lập tức, nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước.

Câu 6: Viết đoạn văn (5 đến 7) câu nêu bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên.

Câu 7: Có ý kiến cho rằng: “Ngoài việc học ở trường lớp, thầy cô, mỗi học sinh cần chủ động tìm hiểu, tìm tòi, nghiên cứu bài học để nắm chắc kiến thức”. Em có tán thành ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 1,5 trang giấy bày tỏ ý kiến của em

0
I. Đọc hiểu Chú gà trống kiêu ngạo Ngày xưa rất xưa Gà trống không chỉ biết bay mà còn bay rất cao. Thế nhưng kể từ khi giành được giải quán quân bay lượn, Gà trống chỉ biết ăn, uống ngủ nghỉ mà không chịu tập luyện. Vì thế nên cơ thể của gà trống ngày càng to béo nặng nề. Một hôm, chim khách nói với gà trống:'' Chim ưng bay cao hơn anh rồi đấy!''. Gà...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu

Chú gà trống kiêu ngạo

Ngày xưa rất xưa Gà trống không chỉ biết bay mà còn bay rất cao. Thế nhưng kể từ khi giành được giải quán quân bay lượn, Gà trống chỉ biết ăn, uống ngủ nghỉ mà không chịu tập luyện. Vì thế nên cơ thể của gà trống ngày càng to béo nặng nề.

Một hôm, chim khách nói với gà trống:'' Chim ưng bay cao hơn anh rồi đấy!''. Gà trống liền vươn cổ, hát một bài: Ò ó o o ... Không ai có thể bay cao bằng ta!''.

vài ngày sau, chim khách lại bay đến nói: ''Thiên nga và Chim sơn ca bay cao hơn anh rồi đấy!''. Nhưng gà trống vẫn không tin. Lại một buổi trưa nọ, Gà trống đang ngủ thì chim khách cất tiếng nói: ''bây giờ thì cả quạ đên cũng bay cao hơn anh rồi!''. Gà trống ngạo mạn nói: ''Hừ, thôi được rồi. Ngày mai tôi sẽ bay cho mọi người xem!''

Ngày hôm sau, các loài chim đều vội vã tìm về xem Gà trống bay. Gà trống đập cánh phành phạch và bay lên. Nhưng nó chỉ bay cao chưa đầy một mét liền rơi phịch xuống đất. Gà trống hốt hoảng, không ngờ cơ thể mình lại nặng nề như vậy. Nó lồm cồm bò dậy, thử bay lại lần nữa. Thế nhưng nó chỉ bay lên khoảng hai mét là Gà trống lại rơi xuống đất. Các loài chim cười ầm ĩ chế nhạo gà trống. Kể từ đó, Gà trống chỉ có thể chạy trên mặt đất chứ không thể bay lên cao được nữa.

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên?Nêu dấu hiệu nhận biết .

Câu 2. Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì?

-Gà trống liền vươn cổ, hát một bài: Ò ó o o ... Không ai có thể bay cao bằng ta!''.

Câu 3. Nêu bối cảnh ấy có tác dụng bộc lộ tính cách nào của nhân vật chính?

Câu 4. Đọc truyện trên có ý kiến cho rằng : Mặc dù trước đây Gà trống không chỉ biết bay mà còn bay rất cao nhưng sau đó Gà trống chỉ có thể chạy trên mặt đất chứ không thể bay lên cao được nữa. Đó là kết cục xứng đáng mà Gà trống phải đón nhận. Ý kiến của em ?

Câu 5. Qua câu truyện ''Chú gà trống kiêu ngạo'', tác giả đã kín đáo gửi gắm tới người đọc bài học gì?. Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng 4-6 câu. Trong đoạn có sử dụng phép tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh. Gạch chân, chú thích cụ thể.

II. Viết

Viết bài văn phân tích nhân vật chú gà trống trong truyện ''Chú gà trống kiêu ngạo''

0