Viết đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ về câu nói “tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ- sống bằng tin, sống bằng phổi, sống bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của tình yêu. Tôi đã vui, đã buồn, hờn, giận đến gần đứt cuộc sống.” Và liên hệ câu nói đó với thực trạng của các thanh niên ngày nay không coi trọng cuộc sống
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở phong tục,tập quán,tín ngưỡng của đồng bào Ê–đê:nhà ở trong nhà sàn,với nhiều hàng cốt,nhiều xà ngang–dọc,có cầu thang;có nhiều vật dụng như chiêng,mâm đồng,chậu thau...biểu thị cho sự sung túc...
-Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở quan niệm về người anh hùng của đồng bào Ê–đê qua nhân vật Đăm Săn;người anh hùng đại diện cho sức mạnh,ý chí của cộng đồng;mang vẻ đẹp khỏe khoẳn,có những khát vọng và ước mơ lớn lao về chinh phục vũ trụ,thiên nhiên.
-Sức sống của sử thi Đăm Săn và đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời là ở cách kể chuyện chậm rãi thường dừng lại ở những chi tiết đoạn cao trào tạo điểm nhấn và sự hồi hộp chờ đợi cho người đọc lời kể thể hiện sắc thái riêng của lối kể khan của người Tây Nguyên;lời đối thoại thể hiện rõ giọng điệu,cá tính của từng nhân vật.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Không gian nhà/rừng:
+Nhà được miêu tả như là không gian văn hóa,nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng của con người.
+Rừng được miêu tả như là không gian thiên nhiên,với rất nhiều bí ẩn,thử thách sức mạnh,lòng kiên trì và quả cảm của người anh hùng
+Đường là ranh giới ngăn cách giữa không gian rừng và nhà.
-Không gian người/trời: +Rừng Sáp Đen là không gian ngăn cach giữa trời và đất,làm nổi bật khoảng cách giữa không gian của trời và không gian của người +Hành động của Đăm Săn –cưỡi ngựa vượt qua những con đường gian nan,qua rừng Sáp Đen để di chuyển qua những không gian này cho thấy những không gian này tuy có khoảng cách nhưng vẫn tương thông với nhau:người trần có thể thâm nhập vào không gian của trời,giao tiếp với thế giới thần linh và thần linh cũng thường can dự dễ dàng vào không gian của con người.
![Maii Chii](https://scontent.fhan3-1.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-1/313383845_1759423067746436_8942530291723174304_n.jpg?stp=dst-jpg_p100x100&_nc_cat=102&ccb=1-7&_nc_sid=7206a8&_nc_ohc=IMiH8zX33x8AX_Acmy2&_nc_ad=z-m&_nc_cid=0&_nc_ht=scontent.fhan3-1.fna&oh=00_AfBtMMJSOfgIRf_zgg-LkELb9TA3KweWDgTYfRjGpAFRZA&oe=6380842D)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Hành động đi bắt Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn có ý nghĩa:+Thể hiện khát vọng lớn lao và phẩm chất dũng cảm , phi thường của Đam Săn thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của cộng đồng dân tộc Ê Đê.
+Hành động quyết tâm chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn còn là biểu tượng cho xung đột quyền lực giữa người đàn ông và người phụ nữ trong xã hội mẫu hệ Ê Đê.
+Hành động quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời của Đam Săn biểu trưng cho khát vọng chinh phục những vùng đất mới của cộng đồng.+Đam Săn quyết tâm đi bắt Nữ Thần Mặt Trời bất chấp can ngăn của mọi người.Hành động đó thể hiện ý chí tự do của người anh hùng mang lý tưởng cộng đồng.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
mặt trời là sự sống, ánh sáng và niềm may mắn đối với mỗi cá nhân, đất nước.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Gợi ý kể lại cuộc gặp gỡ của em với nhân vật Rùa Vàng trong "Sự tích hồ Gươm":
- Em gặp Rùa Vàng trong hoàn cảnh như thế nào? Ví dụ: trong một giấc mơ.
- Bối cảnh gặp Rùa Vàng ra sao? Ví dụ: động rùa lung linh, lấp lánh.
- Kể chi tiết diễn biến cuộc gặp gỡ:
+ Chú ý kể các hành động, lời nói, sự việc,... nổi bật.
+ Kết hợp kể, tả và biểu cảm.
- Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về cuộc gặp gỡ đó.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu quý
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
-Qua văn bản" ánh trăng'' cho biết tác giả là Nguyễn Duy
- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ
- Quê quán: Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn(nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba
+ Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.
+ Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
+ Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật
+ Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “ Bụi”, “Mẹ và em”…
- Phong cách sáng tác: Thơ Nuyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
+) BỐ CỤC CHIA LÀM 3 PHẦN:
- Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại
- Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về
- Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng
- Nhận xét : Bố cục bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.
- Thời điểm ra đời của bài thơ : sau đại thắng mùa xuân 1975, người lính từ chiến khu trở về thành phố.
BÀI LÀM
Trăng với tôi như một người bạn tri kỉ, cùng đi qua những thăng trầm cuộc đời. Trăng không chỉ là trăng mà còn là đồng, là sông, là bể, là những gì gần gũi, thân thuộc nhất gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng nơi thôn dã. Nhưng khi hòa bình lập lại, tôi về thành phố sống, từ đó quen với những tiện nghi cuộc sống với ánh điện, cửa gương mà quên mất đi vầng trăng tình nghĩa. Khi mất điện, tôi bật tung cửa sổ, vẫn vầng trăng ngày nào, vẫn tròn vẫn sáng. Trăng không hề thay đổi, chỉ có lòng người đổi thay. Trong phút chốc bao kí ức chiến đấu năm xưa ùa về, tôi nhận ra mình đã quá vô tình với vầng trăng ấy.
Chào bạn! Với chuỗi câu hỏi này, bạn có thể tham khảo một vài ý sau nhé!
1. Tác giả bài thơ Ánh trăng là Nguyễn Duy.
2. Một số nét về nhà thơ Nguyễn Duy.
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
- Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam.
- Ông làm thơ từ rất sớm: Tre Việt Nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..., Đò Lèn,...
3. Bố cục của bài thơ
- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Vầng trăng quá khứ gắn bó với tuổi thơ.
- Phần 2 (2 khổ thơ tiếp): Vầng trăng hiện tại và sự bội bạc của con người trong cuộc sống hiện đại.
- Phần 3 (2 khổ cuối): Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
--> Bố cục phù hợp đi theo mạch cảm xúc, suy ngẫm của tác giả.
4. Hoàn cảnh sáng tác
Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị.
5. Tưởng tượng mình là nhân vật và viết đoạn văn. Với yêu cầu này, trước hết bạn cần sẽ phải xác định viết đoạn văn về nội dung gì nhé!
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Gợi ý viết đoạn văn nêu suy nghĩ về tác hại của bao bì ni lông với môi trường sống của con người và những việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường:
1. Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề.
2. Thân đoạn: Giải quyết vấn đề (tập trung làm rõ tác hại của bao bì ni lông và những việc em đã làm để bảo vệ môi trường):
* Nêu tác hại của bao bì ni lông:
- Gây ô nhiễm không khí: Khí đốt từ túi ni lông rất độc hại, chúng làm môi trường bị ô nhiễm, tạo ra mùi khó chịu, nếu con người hít phải sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Gây ô nhiễm môi trường đất: Khi túi ni lông thải ra môi trường, chúng sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của các loại cây trồng, hoa màu,...
- Gây ô nhiễm môi trường nước: Khi túi ni lông thải ra môi trường nước, chúng làm ô nhiễm nguồn nước, gây tắc nghẽn cống, sinh ra nhiều vi khuẩn độc hại,...
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Các chất độc từ túi ni lông có thể gây ra các căn bệnh như ung thư, giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến nội tiết tố,...
* Những việc em đã làm:
- Hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
- Thay bao bì ni lông bằng các vật dụng có thể tái chế được.
- Tham gia tuyên truyền, vận động những người xung quanh không sử dụng bao bì ni lông.
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề, đưa ra lời kêu gọi.