K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc hiểu: (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiXương Rồng và Cúc BiểnXương Rồng sống ở bãi cát ven biển đã lâu mà chẳng được ai để ý đến. Bông Cúc Biển thấy lão sống lặng lẽ quá nên xin đến ở chung. Lão hơi khó chịu nhưng vẫn đồng ý. Một hôm, đàn bướm nọ bay ngang qua, kêu lớn:- Ôi, bác Xương Rồng nở hoa đẹp quá!Xương Rồng hồi hộp chờ Cúc Biển lên...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu: (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Xương Rồng và Cúc Biển
Xương Rồng sống ở bãi cát ven biển đã lâu mà chẳng được ai để ý đến. Bông Cúc Biển thấy lão sống lặng lẽ quá nên xin đến ở chung. Lão hơi khó chịu nhưng vẫn đồng ý. Một hôm, đàn bướm nọ bay ngang qua, kêu lớn:
- Ôi, bác Xương Rồng nở hoa đẹp quá!
Xương Rồng hồi hộp chờ Cúc Biển lên tiếng nhưng nó chỉ im lặng, mỉm cười. Nhiều lần được khen, lão vui vẻ ra mặt.
Thời gian trôi qua, hết Xuân đến Hè, hoa Cúc Biển tàn úa. Vài chú ong nhìn thấy liền cảm thán:
- Thế là đến thời hoa Xương Rồng tàn héo!
Nghe mọi người chê, Xương Rồng liền gân cổ cãi:
- Ta chẳng bao giờ tàn héo cả. Những bông hoa kia là của Cúc Biển đấy!
Cúc Biển chẳng nói gì nhưng không cười nữa. Đợi chị gió bay qua, nó xin chị mang mình theo đến vùng đất khác.
Mùa Xuân đến, bướm ong lại bay qua nhưng chẳng ai còn để ý đến Xương Rồng nữa. Lão tiếp tục sống những ngày tháng cô độc như trước.
(Trích từ tập sách Giọt sương chạy trốn của Lê Luynh, NXB Kim Đồng 2020)
Câu 1. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Xương Rồng. B. Lời của Cúc Biển.
C. Lời của người kể chuyện. D. Lời của Xương Rồng và Cúc Biển
Câu 3. Từ mùa xuân trong văn bản được hiểu theo nghĩa gốc, đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 4. Cúc Biển giúp Xương Rồng không cô độc bằng cách nào?
A. Cúc Biển trò chuyện vui vẻ cùng Xương Rồng
B. Cúc Biển rủ Xương Rồng đi chơi
C. Cúc Biển xin đến nhà Xương Rồng ở chung
D. Xương Rồng đến nhà Cúc Biển ở chung
Câu 5. Cử chỉ, hành động của Cúc Biển lặng lẽ, mỉm cười khi Xương Rồng hiểu nhầm đàn bướm khen Xương rồng, thể hiện phẩm chất gì của Cúc Biển?

A. Đoàn kết
B. Tự tin
C. Dũng cảm
D. Khiêm tốn

Câu 6. Vì sao Cúc Biển muốn sống cùng Xương Rồng nhưng cuối cùng Cúc Biển lại bỏ đi?
A. Vì Cúc Biển thất vọng về Xương Rồng
B. Vì Cúc Biển không muốn ở đó nữa
C. Vì Cúc Biển muốn đi nơi khác vui hơn
D. Vì Cúc Biển muốn có thêm bạn mới
Câu 7: Em hãy nêu nội dung của văn bản trên.
Câu 8. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện Xương Rồng và Cúc Biển.
Câu 9. Em hãy đặt 02 câu có dùng từ đa nghĩa và cho biết đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ,Hãy kể lại một chuyến đi trải nghiệm đáng nhớ của bản

0
hãy lập dàn ý cụ thể cho bài:Bất kì ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với một tuổi thơ đầy ắp biết bao kỉ niệm bên người thân, bạn bè. Tôi cũng vậy, dường như mỗi ngày, mỗi giờ đối với tôi đều là những kỉ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên kỉ niệm mà tôi nhớ nhất đến tận bây giờ chính là một lần được cô giáo khen hồi lớp 3. Hồi đó, tôi là một cô bé học rất...
Đọc tiếp

hãy lập dàn ý cụ thể cho bài:

Bất kì ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với một tuổi thơ đầy ắp biết bao kỉ niệm bên người thân, bạn bè. Tôi cũng vậy, dường như mỗi ngày, mỗi giờ đối với tôi đều là những kỉ niệm đáng nhớ. Tuy nhiên kỉ niệm mà tôi nhớ nhất đến tận bây giờ chính là một lần được cô giáo khen hồi lớp 3.

 

Hồi đó, tôi là một cô bé học rất kém môn Tiếng Việt, đặc biệt là phần tập làm văn. Tính cách ham chơi, năng nổ quá mức khiến tôi khó mà ngồi yên một chỗ để viết nắn nót từng câu văn được. Thế nên, mỗi tiết làm văn với tôi thực sự là một cơn ác mộng. Và cô Linh- giáo viên chủ nhiệm của tôi hồi ấy cũng đưa tôi vào nhóm những học sinh cần đặc biệt quan tâm trong giờ học tiếng việt. Cứ thế, giờ tập làm văn của tôi cứ trôi qua nặng nề như thế.

 

Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào một ngày mùa đông cuối năm, khi cô giáo yêu cầu tôi viết bài văn tả cảnh khu chợ ngày cuối năm, gần Tết. Lúc đó, tôi mang theo vở bài tập theo mẹ ra chợ mua hoa, người qua kẻ lại tấp nập, rộn ràng khiến tôi nhanh chóng quên đi phần bài tập cần làm. Nhưng cuối cùng mẹ vẫn buộc tôi đối diện với nó. Như thường lệ, tôi mở cuốn vở tập làm văn ra với một tâm trạng chán nản và mệt mỏi. Mẹ tôi thấy thế liền bảo rằng:

- Con hãy nhìn xung quanh đi, các cô chú bán hàng, rồi người đi mua, người đi chơi… con thấy như thế nào thì tả giống như vậy, không có khó đâu.

Nghe lời mẹ, tôi bắt đầu quan sát xung quanh thật kĩ rồi mới viết. Lần đầu tiên, tôi thấy việc viết văn cũng thú vị đến thế. Tôi viết liền mạch cả một bài văn thật dài. Tôi tả những hàng hoa, hàng bánh kẹo của các cô, các chú được bày biện xinh đẹp, rực rỡ. Tôi tả những cô bé, cậu bé lăng xăng chạy theo mẹ. Tôi còn tả cả những nụ cười tươi rói của cô bán hoa khi có người mua hàng. Cứ thế, mà cả hai trang giấy phút chốc kín hết cả chữ. Kết thúc bài văn, lòng tôi vui đến lạ kì. Cả tối hôm ấy, tôi cứ thao thức mãi, mong thật nhanh đến ngày mai để nộp bài cho cô.

 

Đến giờ tập làm văn hôm sau, khi đọc đến bài văn của tôi, cô giáo ngừng lại, lật bìa vở ra xem lại tên rồi mới đọc tiếp. Tôi nín thở hồi hộp dõi theo từng cử chỉ của cô. Cô nhăn mày  cũng khiến tôi hồi hộp theo. Và rồi cô cũng đọc xong. Nhưng cô giáo chẳng nói gì cả, mà điềm tĩnh đọc tiếp bài làm của các bạn khác trong lớp. Điều đó khiến tôi vô cùng thất vọng, nằm sấp xuống mặt bàn. Một lát sau, cô giáo yêu cầu cả lớp tập trung, cô từ tốn nhận xét những ưu, khuyết điểm của cả lớp trong bài viết lần này. Xong xuôi, tự nhiên cô cầm một cuốn vở ra đứng trước lớp và nói:

- Lần này, cô muốn cả lớp mình cùng dành một tràng vỗ tay cho bạn Ngọc Anh, vì bạn ấy đã viết rất tốt. Tuy vẫn có một vài lỗi nhỏ, nhưng những gì bạn ấy miêu tả và kể lại vô cùng sinh động và hấp dẫn. Vậy nên cô sẽ cho bạn một điểm chín.

 

Nói rồi, cô gọi tôi lên bục để nhận vở. Trước ánh mắt ngạc nhiên và ngưỡng mộ của các bạn, tôi tiến lại gần cô. Cô giáo dịu dàng nhìn tôi nhận lấy vở và trở về chỗ. Lúc ấy, cô giáo rồi đến các bạn lần lượt vỗ tay chúc mừng tôi. Đó là lần đầu tiên tôi được điểm chín và được cô khen trong môn tập làm văn. Niềm tự hào ấy không gì có thể diễn tả được.

Từ hôm đó, tôi thêm yêu việc viết văn. mỗi khi cô yêu cầu viết bài, tôi sẽ tìm hiểu thật kĩ rồi mới viết thật cẩn thận. Bằng tất cả sự nghiêm túc của mình. Nhờ vậy, mà khả năng viết văn của tôi ngày càng tốt hơn

Giờ đây, việc viết văn đối với tôi không có gì là khó. Tất cả chính là nhờ lời khen và điểm chín hào phóng của cô ngày hôm đó. Chính nó đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh, niềm tin để cố gắng hơn. Vì vậy, kỉ niệm ngày hôm đó, tôi vẫn luôn nhớ mãi đến bây giờ.

Cảm ơn trước ạ❤❤❤

 

0
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạonăm 2025Bài thi môn: Ngữ Văn 6Thời gian làm bài: phút(không kể thời gian phát đề)(Đề số 1)I. Đọc hiểu (5 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:        Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay...
Đọc tiếp

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

năm 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 6

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

        Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

       Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?

Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.

Câu 4: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

II. Tập làm văn (5 điểm)

Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Những cánh buồm 

0