Ccá câu thành ngữ nói về đặc điểm của con người chúng ta , trong cuộc sống chúng
Thuyết minh về truyền thống ca dao tốt đẹp của Việt Nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
viết hoàn chỉnh đoạn văn NLXH 12-15 câu ( hoặc 200 chữ) về Làm việc riêng trong giờ học trực tuyến
1. Mở bài:
- Nói chuyện riêng là hành động xấu cần loại bỏ bởi đó là một đức tính xấu ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập của học sinh trong học đường…
2. Thân bài.
- Gọi tên: Nói chuyện riêng giờ học là rì rầm bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ, chuyện lớn lao… không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô đang giảng trên lớp.
- Biểu hiện: trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà chúng ta đang quan tâm. Cho dù những chuyện đó là nhỏ hay lớn đều được đem ra bàn luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức: viết giấy, hành động, cử chỉ.
- Nguyên nhân: Do ý thức kém, chưa chú ý học tập chưa chú ý vào vấn đề học tập, chưa coi việc học là việc quan trọng hàng đầu. Do học kém, do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo nói chuyện. Do tò mò thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích người khác chú ý đến mình, do thầy cô chưa nghiêm khắc hoặc xử phạt quá nhẹ với học sinh vi phạm.
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện riêng trong giờ học nhưng cho dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì việc nói chuyện riêng là một thói xấu đáng chê trách cần phải loại bỏ.
- Tác hại:
+ Mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng
+ Không hiểu bài giảng của thầy cô dẫn đến chán học, bỏ học, chơi bời lêu lổng
+ Ảnh hưởng tới người xung quanh, làm cho mọi người xung quanh có ấn tượng không tốt với mình
+ Hao tốn tiền bạc của gia đình là cho cha mẹ phải lo lắng
+ Ảnh hưởng đến quá trình giảng bài của thầy cô có thể thầy cô bị ức chế không thể giảng bài hay không thể truyền tải đủ lượng kiến thức như vậy học sinh mất đi lượng kiến thức.
- Biện pháp: Đây là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách
+ Cách 1: Rèn luyện về ý thức, xây dựng mục đích học tập đúng đắn khi đến trường
+ Cách 2: Quan tâm đến vấn đề thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài bằng cách hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+ Góp ý, phê bình với những bạn hay nói chuyện riêng. không những tập thể phê bình mà mỗi cá nhân trong lớp cũng phải có trách nhiệm phê bình, thầy cô phải xử phạt thật nghiêm khắc đối với những bạn nói chuyện riêng trong giờ, bị nhắc mà không sửa đổi.
- Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, tập trung vào học tập để hiểu kỹ, hiểu sâu kiến thức, muốn được như vậy thì ngay từ hôm nay chúng ta cần phải loại bỏ thói xấu này để không còn tồn tại trong ngôi trường học tập của chúng ta.
3. Kết bài:
- Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần phải loại bỏ, mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức vì môi trường học đường văn minh, vì tương lai tươi sáng của đất nước.
Nghị luận hiện tượng nói chuyện riêng - Mẫu 1
Hiện nay, khi mà đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế – xã hội và song song với đó chính là một sự phát triển về nền văn hóa, đó cũng chính là sự phát triển nền văn minh nước nhà. Ta có thể nhận định được ngày nay, những lối sống văn hóa, hay văn minh dường như cũng đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Tuy vậy nhưng ta thấy được đâu đó vẫn còn tồn đọng rất nhiều những hành vi không tốt đẹp. Đặc biệt là trong nhà trường, ta như thấy được trong giờ học thì hiện tượng học sinh nói chuyện riêng hay làm việc riêng trong giờ là một hiện tượng phổ biến. Nó dường như xuất hiện ở hầu hết các trường học và là một vấn đề rất lo ngại cho cả xã hội chúng ta hiện nay.
Đầu tiên ta phải hiểu được vấn đề nói chuyện riêng trong giờ học là một hành động như thế nào mà lại bị coi là một hành vi thiếu văn hóa? Khi nói chuyện riêng hay làm việc riêng trong giờ tức là họ – những người học sinh kia ngay trong giờ học làm những hành động không phải là học bài. Các em dường như có bàn bạc và thảo luận về những vấn đề từ nhỏ nhặt cho đến những chuyện lại rất “trọng đại, lớn lao” ko hề liên quan đến những bài học hay mà người giáo viên đang giảng dạy trên lớp. Trong lúc cô giáo đang giảng bài thì các bạn quay ra nói những câu chuyện riêng tư đời sống của mình chẳng hạn như “bộ phim hôm qua như thế nào?”, “Bạn có thấy kiểu tóc mới của mình hợp không?”,…Có vô vàn những câu chuyện vụn vặt không liên quan đến bài học của các bạn. Và khi chúng ta tập trung đến những câu chuyện được đánh giá là vô bổ đó, những câu chuyện không đi đến đâu cứ tràn lan mà làm cho các bạn mất đi lượng kiến thức cô giảng dạy trên lớp. Và điều đó thật đáng buồn bởi học sinh chúng ta đi học là để tiếp thu tri thức, tiếp thu tri thức là mục đích của việc ngày ngày bạn cắp cặp đến trường. Vậy mà bạn lại không tận dụng được nó, mà sao nhãng lãng phí vào những việc làm việc riêng trong lớp.
Có thể nói được rằng chính những cái việc bàn luận những sự việc như thế trong giờ học dường như đã trở thành những câu “chuyện thường ngày” nó được diễn ra ở hầu hết các trường học, lớp học ở nước ta. Đây thực sự là một điều đáng buồn biết bao nhiêu.
Để rồi, ta như thấy được rằng khi mà những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoặc chính họ cũng đã bỏ tất cả những kiến thức. Bỏ cả một lượng thông tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy. Quả thật lúc đó thì dường như mọi thứ nào chỉ có “họ làm họ chịu”. Đặc biệt hơn ta như thấy được ngay cả những người bạn ngồi xung quanh họ dù đang cố gắng học tập, ghi chép lại bài giảng thì dường như cũng phải bị ảnh hưởng một phần từ những tiếng ồn mà do những người làm việc riêng đã gây ra.
Khi được đánh giá trên tất cả những hành vi nói chuyện riêng hay làm việc riêng ngay trong giờ học có thể nói là một hành vi không hề có văn hóa một chút nào. Ta như thấy được rằng, cũng sẽ thật khó có thể chấp nhận dc khi nó được thực hiện bởi những người – những thế hệ được coi là chủ nhân tương lai của đất nước đã và đang học văn hóa trong trường lớp. Thông qua đây ta như thấy được hành vi này vô văn hóa ở chỗ những người thực hiện nó. Ta như hiểu điều đó tức là mỗi người học sinh đã không dành sự tôn trọng cho người đang truyền giảng kiến thức cho mình. Hơn nữa còn làm ảnh hưởng đến chính mình, chính những người xung quanh.
Xét một cách toàn diện, ta như thấy được chính những hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã đánh mất đi lòng tự trọng. Có lẽ rằng chính chúng ta cũng như đã đánh mất đi tinh thần hiếu học của học sinh. Thêm một nguyên do đó là người truyền dạy kiến thức cũng cần phải có một bài giảng hấp dẫn để gây ra được sự chú ý của các em học sinh. Không thể khi mà người thầy không biết được truyền tải kiến thức mà học sinh lại chú ý nghe được. Các thầy cô hãy biết đa dạng hóa bài mình dạy để có thể thu hút các em.
Tất cả chúng ta hãy để hành vi vô văn hóa này sẽ phải triệt tiêu và loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi trường tri thức trường lớp thì trước hết. Ta như thấy được dường như mỗi người học sinh cần phải biết đến lòng tự trọng và chính các bạn dường như cũng cần phải xác định được mục đích học tập là gì để từ đó xác định được học tập như thế nào ở trong lớp học.
Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.
Nghị luận hiện tượng nói chuyện riêng - Mẫu 2
Học đường và các vấn nạn trong học đường luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Bởi học đường chính là nơi rèn luyện, xây dựng cho các em học sinh một hành trang vững chắc để bước chân ra cuộc đời. Mà hiện tượng học sinh nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học là một trong số đó. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc của tập của học sinh.
Học sinh, những người trẻ tuổi, những chủ nhân tương lai của đất nước. Mang trong mình những sứ mệnh to lớn, sau này sẽ gánh vác một phần giang sơn. Công việc đầu tiên của học sinh đó chính là học. Là trang bị những kiến thức cần thiết, để tương lai bước vào đời.
Chính bởi nhiệm vụ quan trọng như vậy, nên việc học đối với học sinh là một việc cực kì trọng đại. Nó quyết định con đường tương lai của người đó. Nếu một người không chịu khó học tập, tương lai sẽ khó có thể làm lên được sự nghiệp, công danh như mong muốn.
Mà nếu còn vướng vào những thói hư tật xấu làm ảnh hưởng tới quá trình học tập. Người ấy còn phải chịu nhiều hậu quả khác ở trong tương lai. Hiện tượng học sinh nói chuyện riêng, làm việc riêng đã dần phổ biến hơn trong lớp học. Nó là hệ lụy của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa nước nhà. Cuộc sống của con người trở lên đầy đủ hơn. Học sinh cũng phân biệt ra giàu nghèo nhiều hơn. Những bạn học sinh nhà có hoàn cảnh khá giả, thì chẳng ham mê gì học tập. Chỉ bởi vì sự bắt buộc của cha mẹ, làm cho những học sinh ấy phải đi học. Tạo ra cảm giác chán học trong học sinh, dẫn đến tình trạng mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học.
Hay là do sự phát triển của văn hóa giải trí. Công nghệ thông tin phát triển mạnh. Con người hòa nhập với thế giới một cách dễ dàng. Những thứ mà học sinh tiếp cận cũng rất nhiều, và hay hơn hẳn những bài giảng của thầy, cô. Cho nên những chủ đề mà học sinh đưa ra bàn luận trong lớp mới là điều mà học sinh thích thú, còn những bài giảng khô khan, làm cho học sinh trở lên chán ngán.
Nhưng không phải bởi vì có kinh tế, có đam mê thứ khác mà học sinh từ bỏ việc học. Chỉ tập trung vào làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học. Bởi mỗi con người sống trong xã hội cần vận động để có thể tồn tại. Cuộc sống luôn chuyển động không ngừng. Con người nếu không có kiến thức, kĩ năng cần thiết. Khi ra đời sẽ chẳng được ai đón nhận cả. Chính vì vậy, việc học chưa bao giờ là mất đi giá trị của nó.
Tình trạng nói chuyện riêng, làm việc riêng vẫn luôn diễn ra trong các lớp học. Điều ấy thể hiện những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa của học sinh. Bởi các em đang trong độ tuổi mới lớn, bước đầu hòa mình vào cuộc sống. Có rất nhiều thứ mới mẻ để các em tiếp cận. Vì vậy, các em quan tâm tới những việc xung quanh hơn bài giảng cũng là một điều dễ hiểu.
Cái chúng ta cần để cải thiện tình trạng này là việc làm sao cho học sinh hứng thú với việc học. Việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên, hay có những biện pháp phù hợp hơn là một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng đó. Thiết nghĩ, chính bản thân các bạn học sinh. Cần có một thái độ học tập tích cực, bởi các bạn nên biết rằng. Của cải vật chất chỉ là thứ bên ngoài, sẽ mất đi. Chỉ những kiến thức mà các bạn học tập được, mới là hành trang vững chắc nhất cho các bạn, trên bước đường tương lai của mình. Chỉ có làm chủ được kiến thức, mới có thể làm chủ được tương lai.
Hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp học, gây ra những hệ lụy rất xấu cho sự phát triển của học sinh. Đòi hỏi mỗi học sinh cần tự ý thức và trách nhiệm hơn với bản thân mình. Để có thể học tập cho tốt, cho giỏi. Để tương lai sau này góp sức mình vào việc xây dựng, làm giàu quê hương đất nước.\
HT
Chi mang tinh chat tham khao
Lớp
|
Stt
|
Tên tác phẩm
(Đ.trích)
|
Tác giả
|
Nước
|
TK
|
Thể loại
|
Nội dung chính
|
NT đặc sắc
|
6 |
1 |
Lòng yêu nước
|
Ê-ren-bua |
Nga |
XX |
Bút kí |
Thể hiện tình yêu nước thiết tha, sâu sắc. Nêu lên chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật bình thường nhất. |
NT lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động cụ thể -> có sức thuyết phục.
|
2 |
Buổi học cuối cùng
|
Đô-đê |
Pháp |
XIX |
Tr. ngắn |
Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc. |
Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng nhân vật.
|
|
7 |
3 |
Xa ngắm thác núi Lư
|
Lý Bạch
|
TQ |
VIII |
Thơ TNTT Đ.luật |
Vẻ đẹp của núi Lư và tình yêu quê hương đằm thắm, bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả. |
Hình ảnh thơ tráng lệ và huyền ảo |
4 |
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
|
Lý Bạch |
TQ |
VIII |
Thơ Ngũ Ngôn |
Thể hiện một cách nhẹ nhàng, thấm thía tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong một đêm trăng thanh tĩnh.
|
Từ ngữ giản dị, tinh luyện, cảm xúc chân thành. |
|
5 |
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
|
Hạ Tri Chương |
TQ |
VIII |
Thơ (TN) |
Thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày được đặt chân về quê cũ |
Cảm xúc chân thành, hóm hỉnh, k/hợp tsự. |
|
6 |
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
|
Đỗ Phủ |
TQ |
VIII |
Thơ |
Thể hiện nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Bộc lộ khát vọng cao cả: Có được ngôi nhà vững ngàn gian để che cho tất cả người nghèo trong thiên hạ.
|
Kết hợp trữ tình với tự sự. |
|
7 |
Cô bé bán diêm
|
An-đéc-xen |
Đan Mạch |
XIX |
Tr. ngắn |
Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bán diêm bất hạnh. |
Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. |
|
8 |
Đánh nhau với cối xay gió
|
Xéc-van-téc |
Tây Ban Nha |
XVI |
Tiểu thuyết |
Xây dựng cặp nhân vật tương phản: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô .Tác phẩm đánh giá đúng những mặt hay, mặt dở trong tính cách của con người.
|
N/thuật x/dựng n/vật (đối lập) và gây cười |
|
9 |
Chiếc lá cuối cùng
|
O. Hen-ri |
Mĩ |
XIX |
Tr. ngắn |
Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. |
Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần
|
|
10 |
Hai cây phong
|
Ai-ma-tôp |
Cư-rơ-gư-xtan |
XX |
Tr. ngắn |
Kể về hai cây phong do thầy Đuy-sen người thầy đầu tiên trồng. Truyền cho người đọc tình yêu quê hương da diết và lòng tôn kính người thầy.
|
Lối kể chuyện hấp dẫn, lối m/tả theo phong cách hội hoạ, gây ấn tượng mạnh. |
|
11 |
Đi bộ ngao du
|
Ru-xô |
Pháp |
XVIII |
Nghi luận xã hội |
Tác giả chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ . Thể hiện sự giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên của tác giả.
|
Lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động -> có sức thuyết phục |
Lớp
|
Stt
|
Tên tác phẩm
(Đ.trích)
|
Tác giả
|
Nước
|
TK
|
Thể loại
|
Nội dung chính
|
NT đặc sắc
|
9 |
13 |
Mây và sóng
|
Ta-go |
Ấn Độ |
XX |
Thơ |
Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. |
H/ảnh TN giàu ý nghĩa tượng trưng, k/hợp b/cảm với kể chuyện. |
14 |
Bố của
Xi-mông
|
Mô-pa-xăng |
Pháp |
XIX |
Tr. ngắn |
Nhắn nhủ về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người. |
NT m/tả d/biến t/trạng n/vật, k/hợp t/sự n/luận. |
STT |
Tác phẩm (đoạn trích) |
Tác giả |
Thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
1 |
Buổi học cuối cùng |
Đô- đê |
Truyện ngắn |
Truyện đã thể hiện tình yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc |
Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình và hành động. |
2 |
Cô bé bán diêm |
An- đéc- xen |
Truyện ngắn |
Khơi gợi lòng thương cảm đối với những em bé bất hạnh, thắp lên ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhân hậu. |
Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố mộng tưởng và hiện thực trong tác phẩm. |
3 |
Đánh nhau với cối xay gió |
Xéc- ven- téc |
Tiểu thuyết |
Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn- ki –hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội |
Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật |
4 |
|
O-Hen-ri |
Truyện ngắn |
Ca ngợi tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ với nhau. |
Kết cấu truyện đảo ngược tình huống hai lần. |
5 |
Hai cây phong |
Ai-Ma-Tốp |
Tiểu thuyết |
Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku –rêu.
|
Cách xây dựng mạch kể ; Cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. |
6 |
Cố hương |
Lỗ Tấn |
Truyện ngắn |
Phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm. |
Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng. |
7 |
Những đứa trẻ |
Go-rơ-ki |
Hồi kí |
Văn bản thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng cao đẹp; sự khao khát tình cảm của những đứa trẻ. |
Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lý nhân vật. |
8 |
Robinxon ngoài đảo hoang |
Đi-phô |
Tiểu thuyết |
Gợi hiện thực cuộc sống khó khăn, gian khổ. |
Tự sự, miêu tả kết hợp biểu cảm. |
9 |
Bố của Xi mông |
Mô- păng -xăng |
Truyện ngắn |
Nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người |
Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật đặc sắc |
10 |
Con chó Bấc |
Lân đân |
|
Ca ngợi lòng nhân ái : Con người và loài vật đều cần đến tinh yêu thương. Tinh yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng và thuỷ chung. |
Kể xen tả với những chi tiết tỉ mỉ, tinh tế. |
11 |
Mây và sóng |
Ta - go |
Thơ |
Bài thơ ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt; đồng thời gửi gắm những triết lí đậm tính nhân văn của nhà thơ. |
Hình thức lời thoại lồng trong lời kể |
12 |
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục |
Mô-li-e |
Pháp |
|
Lớp kịch được xây dựng hết sức sinh động, Khắc hoạ tài tình tính cách nhân vật. Gây tiếng cười sảng khoái cho khán giả. |
đầu tiên e nghĩ là nên trả lời hạnh phúc ở dây có nghĩa là gì. VD: sống theo đam mê, nhiều tiền, vui vẻ, mạnh khỏe,... sau đó đưa ra biểu hiện, dẫn chứng VD: dù không nhiều tiền, nhưng (1 người nào đó chị biết) vẫn sống đủ đầy và vui vẻ, hoặc hạnh phúc đơn giản chỉ là được ăn ngủ, và đi học,...tiếp theo cần cách thực hiện (làm thế nào để hạnh phúc, thì ở đây đã có sắn, đó chính là được sống và tỏa sáng, nhưng chị phải nói được làm sao để tìm được đam mê, vân vân và mây mây), rồi chị đưa phản đề, cuối cùng là liên hệ bản thân.
Trên đây chỉ là một số bước làm của em thôi ạ, vì em học lớp 8 nên sai ở đâu mong chị thông cảm.
a. Các câu chứa hàm ý.
- Nếu ngài mặc để hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi vài tấc
- Còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì vật đằng sau phải may ngắn lại
- May cho ta cả hai kiểu.
b. Các hàm ý ấy là:
- Khi gặp quan trên, ngài sẽ cúi luồn, nên vạt trước chùng lại
- Khi gặp dân, vị quan này là người vênh váo, hách dịch nên vạt trước sẽ hớt lên.
- Vị quan là người hai mặt, trên thì nịnh hót, dưới thì chèn ép.
c) người nghe giải được hàm ý trong câu . Chi tiết : Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
a) Câu chứa hàm ý:
Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
b) Hàm ý của câu này là: Ngài phải cúi đâù (luồn cúi) trước quan trên, ngửng cao đầu (hách dịch) trước dân đen.
c) Người nghe (viên quan) không hiểu được hàm ý sâu xa của câu nói. Nếu hiểu được được ý chế giễu và phê phán của câu nói thì viên quan đã nổi giận.
Không ai khó ba đời
Mỗi nền văn học từ mỗi quốc gia khác nhau lại có những đặc điểm, đặc trưng riêng. Là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, văn học Việt Nam cũng có nhiều nét đặc trưng không thể trộn lẫn. Nếu như Trung Quốc nổi tiếng với những tác phẩm tiểu thuyết, Nhật Bản nổi tiếng với những bộ truyện tranh thì Việt Nam ta cũng vô cùng tự hào với những bài ca dao đã đi cùng bao thế hệ.
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam, được kết hợp giữa lời thơ và âm nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người Việt Nam. Ca dao còn là một thể loại văn học đơn giản - thể thơ dân gian. Ca dao Việt Nam ra đời từ rất sớm, được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo nhịp điệu nhất định. Trải qua nhiều cải biến và phát triển, cho đến ngày nay, ca dao vẫn là một thể loại văn học đặc trưng của dân tộc.
Ca dao có tên gọi khác là thơ trữ tình, do đó nó cũng có những đặc điểm về nội dung và hình thức của một thể loại văn học. Về nội dung, đề tài, ca dao bao quát và phản ánh phạm vi rất rộng của cuộc sống con người bao gồm cả nghi lễ, phong tục tập quán, đời sống gia đình, cộng đồng, những nét đẹp đạo đức lối sống và cả kinh nghiệm sống quý báu. Đối tượng của ca dao đa dạng và phổ biến ở tất cả lứa tuổi, nhưng trong mỗi đề tài khác nhau thì nhân vật trữ tình lại khác nhau. Ca dao viết về gia đình, nhân vật trữ tình là người mẹ, người vợ... Ca dao viết về tình yêu trai gái, nhân vật trữ tình là chàng trai và cô gái. Ở phạm vi rộng lớn hơn như xã hội, thời đại nhân vật trữ tình mà ca dao lựa chọn lại là người đại diện cho cả tầng lớp hoặc một đối tượng trong xã hội như người phụ nữ, người nông dân.
Về hình thức, ca dao có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống. Thể thơ được sử dụng chủ yếu trong ca dao là thể thơ của dân tộc - lục bát và lục bát biến thể. Ngoài ra, ca dao đôi khi còn dùng các thể thơ như song thất lục bát, thơ bốn tiếng, năm tiếng. Ca dao Việt Nam thường ngắn gọn, súc tích nhưng giàu cảm xúc, sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ và các hình ảnh mang tính biểu tượng. Trong ca dao thường xuất hiện hình thức lặp lại: lặp kết cấu, lặp từ, cụm từ, hình ảnh, đôi khi lặp cả dòng thơ. Điều đó yêu cầu chúng ta khi phân tích ca dao phải xuất phát từ yếu tố đó. Cho nên, khi phân tích ca dao, chúng ta phải xuất phát từ những hình thức lặp đó. Ngôn từ sử dụng trong ca dao thường trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà màu sắc dân tộc và địa phương.
Ca dao Việt Nam có rất nhiều nội dung, mỗi nội dung được phản ánh trong một mảng với đối tượng phản ánh và chủ đề khác biệt. Loại đầu tiên là ca dao với tình cảm yêu thương, tình nghĩa bao gồm tình cảm gia đình cha mẹ, con cái, vợ chồng; tình yêu đôi lứa, yêu quê hương, đất nước, ca ngợi vẻ đẹp dân tộc. Đó là những lời ca về mọi miền của Tổ quốc thân yêu:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh."
Hay thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến:
"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?!"
Ca dao yêu thương, tình nghĩa dễ khơi gợi nên niềm đồng cảm, niềm tự hào, yêu nước và lòng biết ơn thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng chiến đấu hi sinh hay gần gũi nhất là yêu thương, biết ơn những người đã có công sinh thành dưỡng dục. Có một bài ca dao mà ngày nay bao người vẫn thuộc:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
Loại ca dao quen thuộc tiếp theo là ca dao than thân, ra đời từ vất vả, bất công của cuộc sống. Đó là người nông dân trong xã hội cũ và là người phụ nữ với những đè nén, áp bức bất công.
"Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"
Trong xã hội phong kiến xưa kia, chế độ nam quyền gia trưởng đã đẩy bao người phụ nữ vào hoàn cảnh bi kịch bất hạnh. Ca dao giống như những lời than thân trách phận, vang lên từ tận đáy lòng họ. Để rồi mãi mãi về sau, người ta vẫn ghi nhớ mãi.
Ngoài những mảng trên, kho tàng ca dao Việt Nam còn có rất nhiều bài ca dao hài hước, trào phúng, châm biếm. Ca dao mảng này chủ yếu làm nổi bật những nét đặc sắc trong nghệ thuật trào lộng đặc trưng của dân gian Việt Nam. Nó tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu, những con người đáng cười trong xã hội. Ví như một bài ca dao châm biếm thói mê tín dị đoan:
"Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha,
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai"
Không biết tự bao giờ, ca dao đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn con người Việt Nam. Ca dao là giá trị văn hóa tình thần phi vật thể được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ca dao không chỉ ngân vang giai điệu ngọt ngào của yêu thương mà còn là nơi lưu giữ bao kinh nghiệm quý giá mà cha ông ta đúc kết từ cuộc sống thực tế như "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối." Đồng thời, ca dao cũng gửi gắm những bài học đạo lý làm người như lòng hiếu thảo với cha mẹ, sức mạnh của tình yêu. Trong văn học, ca dao cũng tạo nên động lực cho văn học phát triển. Đó là nguồn tư liệu quý giá, phong phú cho các nhà văn, nhà thơ sáng tạo các tác phẩm của mình. Ca dao chính là nét đẹp tâm hồn Việt Nam.
Nhiều năm tháng đã qua đi nhưng ca dao vẫn luôn sống mãi với trái tim triệu triệu con người Việt. Để rồi mỗi lần giai điệu quen thuộc của ca dao vang lên, chúng ta lại bồi hồi nghĩ về quá khứ vàng son của Tổ quốc.