Đọc truyện Thánh Gióng và:
-Chép lại các yếu tố tưởng tượng kì ảo có trong bài
-Em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trưa hè thật oi ả, mọi vật như thiếp lặng dưới ánh nắng mặt trời. Thế mà mẹ em vẫn cặm cụi cấy lúa. Vóc người mẹ mảnh khảnh, làn da đỏ hồng dưới nắng ban trưa. Mẹ đội nón lá, đầu chít khăn ô, quần xắn ngang gối, trông mẹ thật chất phác.
Mẹ chăm chú cấy lúa. Tay trái nắm chặt bó mạ non, tay phải thoăn thoắt rút từng cây mạ để cấy xuống ruộng. Những cây mạ non như tươi tắn, chúng vui mừng, vì được mẹ đưa chúng trở về với đất. Bàn tay gầy gầy của mẹ cấy lúa thật nhanh, thật đều. Cánh tay rắn rỏi ấy cứ nhịp nhàng, thoăn thoắt cấy lúa. Đôi mắt thâm quầng của mẹ nhìn chăm chăm xuống khoảnh ruộng đang cấy. Những hàng lúa non thẳng tắp trước mặt mẹ. Chờ mẹ cấy xuống, để rồi chúng sẽ vươn lên đón lấy sự sống và hẹn mùa đơm bông, kết hạt. Mẹ vẫn cứ lom khom dưới ruộng, mặc cho hơi nước nóng bốc lên bao bọc lấy thân người. Nắng trời vẫn đổ xuống tấm lưng gầy của mẹ. Mặt mẹ đỏ bừng, mồ hôi thánh thót rơi trên ruộng nước. Chân mẹ đỏ bầm vì ngâm phải nước nóng dưới ruộng. Nước như ai đun sôi đến nỗi lũ cá cờ không sao chịu được, chúng chết la liệt trên đồng rộng. Còn lũ cua thì lổm ngổm bò lên bờ để tránh nóng, tìm lấy sự sống cho mình. Đúng là thời tiết khắc nghiệt của trưa tháng sáu. Ấy vậy mà mẹ vẫn cứ cấy lúa, mẹ không nao núng trước cái nắng như đổ lửa của trưa hè. Mẹ đang cấy trồng, đang gieo hạt giống cho mùa sau.
Có lẽ mẹ cũng đã thấm mệt. Thỉnh thoảng mẹ ngẩng đầu lên, lấy khăn ô lau nốt những giọt mồ hôi rơi cay cay trên khóe mắt. Thế rồi, mẹ lại tiếp tục cấy lúa. Đến bờ ruộng, mẹ nghỉ tay. Nhìn những hàng lúa non thẳng tắp, đôi mắt mẹ ánh lên một niềm vui, một niềm hi vọng ở ngày mai tươi sáng. Nhìn mẹ cấy lúa, em cảm thấy thương mẹ vô cùng. Ôi, mỗi hạt gạo làm ra chan chứa biết bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Em nguyện sẽ chăm ngoan, học giỏi dể mẹ vui lòng.
hk tốt~
”Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm’’
Nghe cô giáo đọc những vần thơ này, lòng em rưng rưng nhớ đến người mẹ thân yêu của em cũng có những trưa tháng sáu cấy lúa trên đồng.
Đó là một buổi trưa hè, trên cánh đồng Chùa. Mẹ em vẫn cặm cụi thoăn thoát ra mạ để cấy hết thửa ruộng cho kịp vào vụ. Chao ôi, Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt ruộng nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bộ áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi.
Ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Bóng mẹ in tròn trên thửa ruộng. Nó có lúc vỡ vụn ra, rồi thu lại, di chuyển từ đầu bờ này đến đầu bờ kia. Mẹ một tay cầm nắm mạ, taykia thao thóa đưa những rảnh mạ cắm xuống bùn thoan thoắt. Dáng mẹ gầy gầy xương xương nhưng có gì đó rất rắn chắc và khắc khổ. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Em thấy, trên đồng không mông quạnh, không có một bóng cây, bóng dâm nào cả. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn như đang cháy xém đi vì nắng. Mẹ vẫn cần cù , miệt mài để cấy những hàng mạ thẳng đều và trong mẹ mơ ước một mùa vàng bội thu, hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc.
Em rót bát nước chè xanh cho mẹ. Em lấy khăn cho mẹ lau mồ hôi. Khuôn mặt mẹ rạng ngời có vẻ như cháy xạm vì nắng. Mẹ vẫn nở nụ cười mãn nguyện. Nụ cười của mẹ xua đi hết cái mệt mỏi của cái nắng hè.
Mẹ em là vậy. Em biết mai này có được hạt gạo trong ngần thì trong đó có vị mặn chát của mồ hôi mẹ những trưa tháng sáu trên đồng làng. Ôi! Mẹ mới vất vả làm sao! Em thương mẹ nhất trần đời
hok tốt !!!
Hãy mở đầu bằng: Thưa các thày, (cô)
Thưa các bạn, hôm nay tôi muốn cùng các bạn thảo luận một số câu hỏi liên quan đến việc bầu chọn lớp trưởng của lớp ta.
Câu hỏi gộp của tôi là :
Tại sao phải bầu lớp trưởng. Nhiệm vụ của Lớp trưởng là gì?
Và vì sao tôi muốn làm lớp trưởng? có nhiều người muốn làm lớp trưởng như tôi không? Và vì sao có nhiều người không muốn làm lớp trưởng hoặc một chức danh nào đó trong lớp hay Đoàn thanh niên?
bạn sẽ phải hiểu một cách chính sác nhiệm vụ của lớp trưởng bạn hãy xuy nghĩ và phát triển nội dung các câu hỏi trên cùng với những giải đáp thẳng thắn cầu thị, giám nhận trách nhiệm, giám ứng cử để góp phần quản lý tổ chức lớp thật tốt trong học tập và cuộc sống của sinh viên. để có điều kiện đóng góp phương pháp làm việc của mình, mà mình tin là có hiệu quả hơn bạn phải là lớp trưởng Bạn sẽ đưa ra cách nhận thức vấn đề, sử lý vấn đề khác nhau cuả những người khác nhau trong tập thể lớp. hãy bám lấy mục tiêu học tập và rèn luyện để trở thành con người có đức có tài có ích cho quê hương đất nước. mọi hoạt động của lớp do lớp trưởng cầm đầu phải phục vụ mục tiêu đó.
Bạn hãy tự viết phần kết thúc. Với lòng nhiệt tình trong sáng không vụ lợi, với đường lối đúng đắn bạn sẽ giành được nhiều phiếu bầu trong lớp.
Code : Breacker
Bài ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh kì vĩ, vĩnh hằng để so sánh với công lao to lớn của cha mẹ và chỉ có những hình ảnh ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Núi Thái Sơn là ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những điều lớn lao, vĩ đại trong cuộc đời. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra được dùng để khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ.
chúc bạn hok tốt nhé
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
Lượm ơi còn không?
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!
chúc bạn hok tốt nhé
Tham khảo!!!
Hình ảnh Lượm làm nhiệm vụ hiện dần trong đầu em. vẫn như mọi hôm, Lượm bỏ thư vào bao, khoác lên vai và bước nhanh trên con đường vàng nắng. Nhưng đường Lượm đi đâu có vàng nắng mãi. Lượm phải vượt qua nơi có chiến sự ác liệt đang diễn ra, bom đạn khói lửa mịt mù. Đạn bay vèo vèo qua đầu nhưng Lượm vẫn gan dạ:
Vụt qua mặt trận
Cái bóng bé nhỏ của Lượm thoăn thoắt qua từng đám lúa cao rì rào như muốn che đạn cho chú. Nhiệm vụ và tinh thần chiến đấu gan dạ của Lượm đã chiến thắng đạn bom đe doạ. Vì:
Thư đề: "Thượng khẩn”
Đây là lí do chính đáng khiến Lượm không quản khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ:
Sợ chi hiểm nghèo
Em thấy hồi hộp và lo lắng cho Lượm. Chắc lúc đó Lượm không hề nghĩ đến cái chết đang vây sát bên mình. Sao chú mạo hiểm thế? Em thầm hỏi và càng khâm phục lòng dũng cảm của Lượm. Có phải chính lòng dũng cảm ấy đã giúp chú hoàn thành nhiệm vụ, chú lại bước trên con đường vàng nắng.
Cả đoạn thơ bỗng ngưng lại như dòng suối đang chảy bị hòn đá chắn ngang. Em bàng hoàng như không tin vào lời tác giả. Một viên đạn lạc vu vơ đã găm trúng ngực Lượm. Chú ngã xuống, dòng máu đỏ tươi trào ra thấm đẫm làn áo mỏng. Lượm đã ngã xuống nhưng tay vẫn nắm chặt bông lúa, lúa ôm Lượm vào lòng hát ru vỗ về êm dịu.
Lượm đã hy sinh. Điều đó là sự thật ư? Trong em trào dâng một cảm xúc: đau đớn, xót xa vô hạn. Nhưng em vẫn nhận ra rằng: Lượm không xa rời quê hương, xa rời cánh đồng quê hương nơi chú sinh ra, lớn lên làm nhiệm vụ và hy sinh anh dũng.
Lượm nằm như đang chìm vào giấc ngủ say sưa trên thảm lúa. Em tưởng như Lượm vẫn để lại trên môi nụ cười mãn nguyện, nụ cười ngây thơ, hồn nhiên và đáng yêu!
Code : Breacker
Nếu một lần ghé qua một vùng quê, bạn hãy nán lại bên một khoảnh ruộng và thử cảm nhận chút hương của hương đồng gió nội, để cảm nhận rõ hơn cuộc sống muôn màu.
Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng rộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của một ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được.
Các bà, các mẹ, các chị từng nhóm, từng nhóm vừa chuyện trò rôm rả vừa rảo buớc ra phía cánh đồng. Sáng sớm mùa hè nên mặt trời cũng dậy sớm hơn, chim chóc cũng rời tổ từ mờ sáng tìm mồi, cả cánh đồng lúa thì nặng nề đong đưa trong làn gió nhẹ. Cây nào cây nấy uốn cong cong chiếc móc câu với bao nhiêu là hạt thóc tròn mây mẩy, hứa hẹn một vụ mùa thóc lúa đầy kho.
Hôm nay mẹ cho em cùng theo ra đồng, mẹ bảo: cho con gái thử cảm nhận những nhọc nhằn của người nông dân ra sao, để trông đó mà gắng học hành! Vậy là lần đầu tiên một con bé vốn vẫn được cưng chiều cầm tới chiếc liềm và thử những nhát cắt đầu tiên. Lần đầu tiên khuôn mặt mình được áp lại gần những cây lúa đến thế! Chao ôi là thú vị! Nhìn kĩ hơn những hạt thóc vẫn cho mình gạo ăn hàng ngày, chúng tròn căng như sắp phả tung ra chiếc áo nhiều gân với chi chít những lông tơ, hạt chen hạt như một đại gia đình đua nhau đi trẩy hội. Mà đúng là hội thật đó! Hôm nay chúng sẽ được những người nông dân gặt về kho, phơi dưới nắng vàng và chẳng bao lâu nữa chúng sẽ được làm những bông hoa trắng nở bung, thơm dẻo. Trông mẹ thoăn thoắt cánh tay gặt sao mà dễ quá vậy, mình thì mướt mồ hôi mà chẳng được bao nhiêu. Chốc chốc lại vươn vai ngó nghiêng xung quanh hàng xóm, thấy ai cũng lom khom, cần mẫn. Những đốm áo màu thấp thoáng đây đó trên cánh đồng trải dài một màu vàng trù phú. Mỗi đợt gió tràn tới, cá biển vàng đỏ lại ào lên rì rào như đang kể cho nhau nghe câu chuyện cuối mùa thu hoạch.
Lúa gợn lên từng đợt như mời gọi những chú chim sẻ, chim chiền chiện sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi. Chúng vui vẻ nhảy nhót trên bờ ruộng xanh mướt cỏ như những đường kẻ trên chiếc ô bàn cờ khổng lồ mà thiên nhiên đã tạo ra một sự phối màu rất ăn ý.
Có lẽ những hoạt động nhà nông thế này chính là ví dụ rõ ràng mà gần gũi cho đời sống làng xã mà trước nay em vẫn được nghe nhắc đến trong những bài giảng ở trường. Một cảm giác thân quen mà nếu sống trong thành thị sẽ chẳng bao giờ thấy được. Tuy chẳng phải một nhà mà ai nấy nói chuyện với qua từng khoảnh ruộng như thể anh em một nhà vậy! Từ những chuyện con trâu cái cày cho tới chuyện ông Ba-ma gì đó là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ... Tất cả đều rộn ràng như một khúc nhạc ngẫu hứng làm mọi người quên đi cái oi ả của buổi trưa hè trên cánh đồng đang trong mùa gặt.
Cả không gian thoảng mùi thơm dịu mát của lúa mới, mùi ngai ngái cũa thân và lá lúa; Đó là mùi của quê hương, mùi của một thế giới những người lao động lam lũ mà vinh quang.
Nếu một lần ghé qua một vùng quê, bạn hãy nán lại bên một khoảnh ruộng và thử cảm nhận chút hương của hương đồng gió nội, để rầm rì đọc lại những câu ca “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, và để cảm nhận rõ hơn cuộc sống muôn màu.
Màu vàng, đỏ sẫm, xanh xanh, sợ hãi, buồn thiu, lạnh giá.
hok tốt
k mik nha
Màu mè - Màu hồng
Đỏ đun - Đỏ thắm
Vàng hoe - Vàng vàng
Xanh biếc - Xanh xanh
Sợ sệt - Sợ hãi
Buồn thiu - Buồn bã
Lạnh giá - Lạnh lẽo
Buồn bã
I. Mở bài
Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.
II. Thân bài
Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:
- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.
- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.
- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.
III. Kết bài
- Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.
Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời Sơn Tinh:
Sau hàng ngàn lần dâng nước đánh tôi, Thủy Tinh đều thất bại, đành lui về ẩn mình trong thủy cung, uống rượu suốt ngày để cố quyên đi mối hận. Được tin ấy, tôi vừa hả hê, vừa thỏa mãn nghĩ có lẽ đã đến lúc mình có thể xả hơi.
Đặc biệt tui đi đến đâu cũng nghe những lời ca tụng về mình. Họ còn viết cả một câu chuyện về tôi để đưa vào chương trình học phổ thông dạy cho các em như nêu một tấm gương sáng để răn dạy chúng. Tôi trở thành thần tượng của lớp trẻ. Nghe những lời ngợi ca xưng tụng về mình, lúc đầu tôi hơi ngượng, nhưng sau đó, tôi đã quen với những lời tán dương. Trí tự mãn, tự đại ngấm dần vào người tôi như một căn bệnh.
Tôi tự cho mình cái quyền được nghỉ ngơi để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Suốt ngày tôi mên mẫn bên nhan sắc của Mị Nương. Thậm chí, tôi còn tuyển thêm vào trong vương phủ biết bao nhiêu mĩ nữa để cùng bọn họ thong dong dạo chơi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.
Một hôm, vừa tỉnh dậy buổi sáng, đã có mấy Sơn thần chầu chực chờ vào yết kiến. Họ hốt hoảng:
- Bẩm Đại Vương, dân đốt rừng làm nương rẫy nhiều lắm. Xin Đại Vương hãy ban lệnh cấm ngay ạ.
Tôi mỉm cười bảo họ:
- Ồ tưởng chuyện gì. thần dân của ta chăm chỉ, sáng tạo như vậy, tất đời sống sẽ được ấm no. Dân cường thì nước thịnh mà.
Mấy vị Sơn Thần càng hốt hoảng hơn:
- Bẩm Đại Vương thế này thì chẳng mấy mà hết rừng ạ. đất sẽ bị sói mòn mà sụp lở, nguy hiểm lắm ạ. Nếu Thủy Tinh đánh lên thì sao? Làm sao chống nổi.
Tôi cười khẩy:
- Các ngươi thật to gan dám coi thường cả ta. Các ngươi không biết ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi để dựng thành lũy chặn Thủy Tinh là gì? Hàng nghìn năm nay có bao giờ ta thua?
Mấy vị Sơn thần bị tôi quở trách, mặt cứ tái xám, miệng lắp bắp điều gì không rỏ rồi cáo lui.
Từ đó, chẵng có ai bẩm báo điều gì?
Một hôm, Tôi nghe phong phanh cả bọn Lâm tặc chặt phá các cánh rừng đại ngàn rất dữ. Thế nhưng, khi ta hỏi đến thì lại nhận được những lời tán dương:
- Dạ muôn tâu Đại Vương, hạ thần được Đại Vương tín nhiệm, đâu có dám lơ là nhiệm vụ ạ. Đại Vương anh minh lỗi lạc trong giang sơn của Người cai quản, có kẻ nào lại dám to gan làm bậy? Dạ xin Đại Vương đừng tin những lời đồn tấu của những kẻ ghen ăn ghét ở ạ. Dạ, họ là những người lương thiện số một ạ.
Mọi người tiếp tục phỉnh nịnh tôi với những lời tâng bốc khiến tôi như đi trên mây, cái gì hắn nói tôi cũng tin là thật.
Mấy ngàn năm trôi qua, tôi mãi mê vui thú đến nỗi những cánh rừng đại ngàn ven biển đã mất, cả những khu rừng nguyên sinh đầu nguồn cũng không còn, mà tôi cũng không hay biết gì.
Một đêm, tôi đang say sưa trong giấc nồng thì có tiếng gõ cửa gấp:
- Bẩm Đại Vương, nguy rồi! Một giộng kinh hoàng vang lên - Bẩm … lũ quét ạ.
Tôi vùng dậy thét:
- Tại sao thế? Hắn từ mặt biển khơi luồn theo đường sông lên tận đầu nguồn đánh xuống mà các ngươi không biết gì à?
- Bẩm, rừng không còn, hắn tiến quá nhanh chúng thần không chặn kịp ạ.
Tôi ra lệnh rồi thần thông ba bước tôi đã tới thượng nguồn sông Đà, chặn trước mặt Thủy Tinh. Tôi vội bốc từng dãy đồi, dời từng dãy núi chặn Thủy Tinh lại. Nhưng Thủy Tinh cùng bầy tôi tớ vẫn lao tới như những dòng thú không gì chặn lại nổi. Hắn phóng qua tôi rồi lao nhanh về phía biển.
Trước mặt tôi là một thảm cảnh kinh hoàng: Phố xá, làng mạc bị cuốn trôi; xác người và xác súc vật nổi lềnh bềnh. Số sống sót thì chịu cảnh màn trời chiếu đấu, không còn gì để ăn, kêu khóc thảm thiết.
Tôi chết lặng người Ngọc Hoàng trao tôi sứ mệnh trong coi vùng thượng nguồn Sông Hồng tươi đẹp. Thế mà giờ đây…! Tôi đưa mắt nhìn quanh, cả một vùng đồi trọc trơ trọi, thảo nào quân của Thủy Tinh dễ dàng vượt qua!
Tội tôi quá lớn, không biết liệu Ngọc Hoàng có khoan dung?
Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời Mị Nương:
Ta là Mị Nương, con gái vua Hùng Vương thứ mười tám. mọi người đều khen ta là một công chúa xinh đẹp, dịu hiền. Vua cha rất yêu thương ta, cưng chiều ta hết mực. Khi ta đến tuổi thành hôn, vua cha lo lắng, băn khoăn, muốn kiếm cho ta một người chồng thật xứng đáng.
Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, khi ta đang đi dạo trong vườn thượng uyển thì nghe tin vua cha báo có hai chàng trai đến cầu hôn. Ta vội vã trở về điện chính thì thấy hai người con trai khôi ngô, yuấn tú, khỏe mạnh, cường tránh đang quỳ dưới sân rồng.
Qua những lời cha hỏi, ta biết một chàng là Thần Núi, một là Thần Nước. Thần Núi trông thật hiền hậu, có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
Chàng có tên là Sơn Tinh. Còn chàng trai kia có tên là Thủy Tinh cũng có tài không kém: gọi gió, gió đến, hô mua, mua về. Tuy Thủy Tinh cũng là thần nhưng ta trông có vẻ dữ tợn hơn Sơn Tinh thì phải.
Tình cảm của ta có phần dành cho Sơn Tinh nhưng không biết ý vua cha ra sao. Cha ta chắc cũng rất băn khoăn trước hai chàng trai tài giỏi nên gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Ta không được tham dự nên không biết cuộc họp bàn nhưe tế nào. Chỉ biết sau khi họp xong, cha ta phán:
- Cả hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Sơn Tinh và Thủy Tinh tâu hỏi lễ vật gồm những thứ gì. Lúc đó, ta cũng rất hồi hộp, không hiểu lễ vật có khó tìm không. Vua cha bảo:
- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Hai chàng lĩnh ý và xin lui. Trước khi từ biệt, ta thấy cả hai đều quay lại nhìn ta với ánh mắt thật tha thiết.
Cả đêm đó hầu như ta không ngủ, không hiểu ai sẽ là người đến trước, ai sẽ là chồng của ta. Nếu được là Sơn Tinh thì ta thấy vừa ý hơn vì trông Thủy Tinh thực sự hơi lạnh lùng.
Tờ mờ sáng hôm sau, đúng như mong ước của ta, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước và được lấy ta làm vợ. Lễ rước dâu diễn ra ngay sau đó. Ta từ biệt vua cha và theo chàng về núi. Ngồi trên kiệu hoa, ta cảm thấy thật hạnh phúc vì lấy được người chồng ưng ý.
Đang trên đường về núi Tản Viên, ta bổng nghe thấy tiếng hô hoán ầm ầm ở đằng sau, rồi nước ở đâu chảy ra ào ào, ngập hết cả nhà cửa. Ngoảnh lại phía sau, ta thấy Thủy Tinh hùng hổ dẫn theo đoàn Thủy quái, lớn tiếng đòi Sơn Tinh trả lại ta. Thật là vô lý. Đã đến sau lại còn gây sự là sao? Ta hốt hoảng đưa mắt nhìn Sơn Tinh. Chàng âu yếm nói ta hãy yên tâm, rồi chàng đưa ta lên đỉnh núi, sau đó quay lại giao đấu với Thủy Tinh.
Ở trên núi Tản, ta thấy cuộc giao chiến diễn ra thật kinh khủng. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm trời giông bão, làm rung chuyển cả đất trời. Nước ngập lênh láng khắp nơi, Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
chồng ta quả là một người có tài sức hơn người. Chàng không hề nao núng, chàng bốc đồi, dời núi để ngăn dòng nước lũ. Nước dâng bao nhiêu, đồi núi cao bấy nhiêu. cuộc chiến kéo dài mấy tháng liền, cuối cùng sức suy kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân về.
Ta được sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc với Sơn Tinh cho đến ngày nay. Tuy nhiên, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước, đưa quân đến phá . Nhưng với tài năng của mình, lần nào Sơn Tinh cũng thắng, Thủy Tinh đành phải lui quân về.
Sau hàng ngàn lần dâng nước đánh tôi, Thủy Tinh đều thất bại, đành lui về ẩn mình trong thủy cung, uống rượu suốt ngày để cố quyên đi mối hận. Được tin ấy, tôi vừa hả hê, vừa thỏa mãn nghĩ có lẽ đã đến lúc mình có thể xả hơi.
Đặc biệt tui đi đến đâu cũng nghe những lời ca tụng về mình. Họ còn viết cả một câu chuyện về tôi để đưa vào chương trình học phổ thông dạy cho các em như nêu một tấm gương sáng để răn dạy chúng. Tôi trở thành thần tượng của lớp trẻ. Nghe những lời ngợi ca xưng tụng về mình, lúc đầu tôi hơi ngượng, nhưng sau đó, tôi đã quen với những lời tán dương. Trí tự mãn, tự đại ngấm dần vào người tôi như một căn bệnh.
Tôi tự cho mình cái quyền được nghỉ ngơi để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Suốt ngày tôi mên mẫn bên nhan sắc của Mị Nương. Thậm chí, tôi còn tuyển thêm vào trong vương phủ biết bao nhiêu mĩ nữa để cùng bọn họ thong dong dạo chơi tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.
Một hôm, vừa tỉnh dậy buổi sáng, đã có mấy Sơn thần chầu chực chờ vào yết kiến. Họ hốt hoảng:
- Bẩm Đại Vương, dân đốt rừng làm nương rẫy nhiều lắm. Xin Đại Vương hãy ban lệnh cấm ngay ạ.
Tôi mỉm cười bảo họ:
- Ồ tưởng chuyện gì. thần dân của ta chăm chỉ, sáng tạo như vậy, tất đời sống sẽ được ấm no. Dân cường thì nước thịnh mà.
Mấy vị Sơn Thần càng hốt hoảng hơn:
- Bẩm Đại Vương thế này thì chẳng mấy mà hết rừng ạ. đất sẽ bị sói mòn mà sụp lở, nguy hiểm lắm ạ. Nếu Thủy Tinh đánh lên thì sao? Làm sao chống nổi.
Tôi cười khẩy:
- Các ngươi thật to gan dám coi thường cả ta. Các ngươi không biết ta có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi để dựng thành lũy chặn Thủy Tinh là gì? Hàng nghìn năm nay có bao giờ ta thua?
Mấy vị Sơn thần bị tôi quở trách, mặt cứ tái xám, miệng lắp bắp điều gì không rỏ rồi cáo lui.
Từ đó, chẵng có ai bẩm báo điều gì?
Một hôm, Tôi nghe phong phanh cả bọn Lâm tặc chặt phá các cánh rừng đại ngàn rất dữ. Thế nhưng, khi ta hỏi đến thì lại nhận được những lời tán dương:
- Dạ muôn tâu Đại Vương, hạ thần được Đại Vương tín nhiệm, đâu có dám lơ là nhiệm vụ ạ. Đại Vương anh minh lỗi lạc trong giang sơn của Người cai quản, có kẻ nào lại dám to gan làm bậy? Dạ xin Đại Vương đừng tin những lời đồn tấu của những kẻ ghen ăn ghét ở ạ. Dạ, họ là những người lương thiện số một ạ.
Mọi người tiếp tục phỉnh nịnh tôi với những lời tâng bốc khiến tôi như đi trên mây, cái gì hắn nói tôi cũng tin là thật.
Mấy ngàn năm trôi qua, tôi mãi mê vui thú đến nỗi những cánh rừng đại ngàn ven biển đã mất, cả những khu rừng nguyên sinh đầu nguồn cũng không còn, mà tôi cũng không hay biết gì.
Một đêm, tôi đang say sưa trong giấc nồng thì có tiếng gõ cửa gấp:
- Bẩm Đại Vương, nguy rồi! Một giộng kinh hoàng vang lên - Bẩm … lũ quét ạ.
Tôi vùng dậy thét:
- Tại sao thế? Hắn từ mặt biển khơi luồn theo đường sông lên tận đầu nguồn đánh xuống mà các ngươi không biết gì à?
- Bẩm, rừng không còn, hắn tiến quá nhanh chúng thần không chặn kịp ạ.
Tôi ra lệnh rồi thần thông ba bước tôi đã tới thượng nguồn sông Đà, chặn trước mặt Thủy Tinh. Tôi vội bốc từng dãy đồi, dời từng dãy núi chặn Thủy Tinh lại. Nhưng Thủy Tinh cùng bầy tôi tớ vẫn lao tới như những dòng thú không gì chặn lại nổi. Hắn phóng qua tôi rồi lao nhanh về phía biển.
Trước mặt tôi là một thảm cảnh kinh hoàng: Phố xá, làng mạc bị cuốn trôi; xác người và xác súc vật nổi lềnh bềnh. Số sống sót thì chịu cảnh màn trời chiếu đấu, không còn gì để ăn, kêu khóc thảm thiết.
Tôi chết lặng người Ngọc Hoàng trao tôi sứ mệnh trong coi vùng thượng nguồn Sông Hồng tươi đẹp. Thế mà giờ đây…! Tôi đưa mắt nhìn quanh, cả một vùng đồi trọc trơ trọi, thảo nào quân của Thủy Tinh dễ dàng vượt qua!
Tội tôi quá lớn, không biết liệu Ngọc Hoàng có khoan dung?
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
Trong truyện có số chi tiết kì ảo là :
Nhân vật Sơn Tinh:
- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.
- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ.
- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Nhân vật Thủy Tinh:
- Gọi gió, gió đến.
- Hô mưa, mưa về.
- Hô mây gọi gió làm thành dòng bão uy chuyển cả đất trời.
- Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từxưa đã có sẵn ởnhững lứa tuổinhỏnhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mởđầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thếkỉdựng nước vềsau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc. b) Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt đểđánh giặc: phản ánh cách đánh giặc ngày xưa chỉcậy ởcá nhân tướng tài, phản ánh xã hội ta thời gấy đã sang thời kỳđồsắt và đã có thểdùng sắt đểđức ngựa, giáp và roi. (Tại sao lại không đòi gươm mà đòi roi?), hình ảnh ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt trong sựtổng hợp là biểu tượng của một sức mạnh bất khảkháng, đó cũng là sức tưởng tượng của nhân dân vềngười hùng có sức nhanh (ngựa), sức rắn (giáp), sức ứng biến (roi).c) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờlà của tất cảdân tộc, thểhiên tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủyếu bằng lúa gạo, dođó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khảnăng nhất. d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách đểkịp đối đầu với quân thù, có sựhậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được
P/S : Chi tiết hay nhất theo mk là chi tiết Gióng lên 3 đã cất tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc. Vì nó thể hiện tinh thần yêu nước của Gióng. :P