K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần Tổng (Phần giới thiệu khái quát về tác giả,tác phẩm) Em viết như này đã được chưa ạ ?.Em xin cảm ơn Phần Tổng: Hữu Thình là nhà thơ có cách viết rất độc đáo,sáng tạo và có chất riêng của bản thân trong từng tác phẩm.Ông là nhà thơ viết nhiều,viết hay về con người và thiên nhiên nông thôn mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.Thơ ông thiên về những cảm nhận tĩnh lặng,thanh bình của thiên nhiên đất...
Đọc tiếp

Phần Tổng (Phần giới thiệu khái quát về tác giả,tác phẩm) Em viết như này đã được chưa ạ ?.Em xin cảm ơn

Phần Tổng:

Hữu Thình là nhà thơ có cách viết rất độc đáo,sáng tạo và có chất riêng của bản thân trong từng tác phẩm.Ông là nhà thơ viết nhiều,viết hay về con người và thiên nhiên nông thôn mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.Thơ ông thiên về những cảm nhận tĩnh lặng,thanh bình của thiên nhiên đất nước và cuộc sống.Trong những trang thơ của mình,Hữu Thình luôn mang những cảm xúc tinh tế,nhẹ nhàng trước những biến chuyển tinh vi của thiên nhiên,đậm chất triết lí.Và có thể khẳng định rằng bài thơ “Sang thu” đã thể hiện ấn tượng đặc điểm,phong cách sáng tác độc đáo của thi nhân.Bài thơ được sáng tác năm 1977 và được in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố” xuất bản năm 1991.Đoạn trích trên thuộc hai khổ thơ đầu của bài thơ đã diễn tả tinh tế cảm xúc của nhà thơ lúc thu sang.

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:         Tên làng                                 Y Phương Con là con trai của mẹ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ Ba mươi tuổi từ mặt trận về Vội vàng cưới vợ   Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa Rào miếng vườn trồng cây rau Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi   Con là con trai của...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

        Tên làng

                                Y Phương

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Ba mươi tuổi từ mặt trận về

Vội vàng cưới vợ

 

Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa

Rào miếng vườn trồng cây rau

Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu

Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi

 

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Mang trong người cơn sốt cao nguyên

Mang trên mình vết thương

Ơn cây cỏ quê nhà

Chữa cho con lành lặn

 

Con là con trai của mẹ

Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ

Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba

Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà

Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước

Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt

Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên

 

Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp

Bàn chân từng đạp bằng đá sắc

Trở về làng bập bẹ tiếng đầu tiên

 

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác

Vang lên trời

Vọng xuống đất

Cái tên làng Hiếu Lễ của con.

         (Mẹ yêu thương, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2008, tr.37-38)

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. Trước khi trở về làng, người đàn ông ở làng Hiếu Lễ đã ở đâu?

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được.

Ơi cái làng của mẹ sinh con

Có ngôi nhà xây bằng đá hộc

Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt

Có niềm vui lúa chín tràn trề

Có tình yêu tan thành tiếng thác

Câu 4. Việc lặp lại dòng thơ Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ trong bài thơ đem lại hiệu quả gì ?

Câu 5. Chỉ ra điểm khác biệt về hình ảnh làng trong đoạn thơ Ơi cái làng đến làng Hiếu Lễ của con trong bài Tên làng (Y Phương) với hình ảnh làng trong đoạn thơ sau:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

 

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

    (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr.16)

0