Viết bài văn phân tích hình tượng nhân vật ông Tư trong truyện ngắn dưới đây?
ÔNG TƯ
- Ê, ông Tư đến bay ơi!
- Ông Tư đến kìa.
Chúng tôi đang đá bóng, đánh bi hay đánh đáo hễ nghe đứa nào xướng lên: “Ê, ông Tư đến” thì đều bỏ cuộc chơi, chạy đi lượm đất đá, chà gai ném ra giữa đường rồi nấp vào một ngõ nhà nào đó nhìn ra. Ông Tư đi tới, thấy các “chướng ngại vật” ấy, ông chỉ mỉm cười. Mặc dù biết là chúng tôi vừa ném ra, ông vẫn không la ó chửi mắng. Ông chỉ cúi xuống nhặt từng hòn đá, hòn đất, từng cây gai xếp cẩn thận vào bờ rào rồi đi tiếp, dáng ung dung. Cái trò ấy không biết đã lặp đi lặp lại bao nhiêu lần. Mỗi khi nhớ lại tuổi thơ, tôi không khỏi buồn rầu, xen lẫn một chút tự tha thứ cho mình.
Ông Tư sống một mình, không vợ, không con. Chẳng biết ông ăn uống bằng thứ gì, chỉ thấy ông suốt ngày lang thang khắp làng, tới các nhà neo khó, lúc họ đi làm vắng, tự động nhổ cỏ quét nhà, tự động mở cửa dọn dẹp, xếp đặt mọi thứ cho ngay ngắn gọn ghẽ rồi lặng lẽ ra về. Lúc đầu, nhiều người thấy vậy thì thắc mắc:
- Ông Tư khùng hay sao ấy. Tự nhiên chẳng ai mời lại đi làm giúp người ta mà chẳng đòi trả công.
- Chẳng khùng đâu, chẳng khùng đâu, - người khác cãi lại, - ông ta ăn nói khôn ngoan lắm.
- Thế thì ông ta làm phước đấy. - Người khác xen vào.
Nhưng sau đó, người ta chẳng còn thắc mắc nữa. Ông ta không ăn cắp, ăn trộm, không phá cây, phá quả, chỉ có dọn nhà nhổ cỏ rồi đi thì mặc ông ta, mình đỡ phải làm, hơi đâu suy nghĩ lý do lý trấu gì cho thêm mệt. Mọi người đều bận lo việc riêng của mình cả.
Một hôm, chúng tôi không thấy ông Tư lang thang trên đường làng nữa. Những nhà vốn để rác bừa bãi, mọi vật vứt bỏ lộn xộn chẳng có bàn tay nào dọn dẹp. Chúng tôi thắc mắc hỏi người lớn: “Ông Tư đâu hè?”. Người lớn bận làm việc nên cứ “hử”, “hả” rồi bảo: “Chắc ổng bận việc gì ở nhà hoặc ổng thấy mất công, ổng không làm nữa thì kệ ông ấy, việc gì đến chúng bay”. Nhưng rồi, cả ba, bốn hôm sau vẫn không thấy ông Tư xuất hiện. Lần này, chúng tôi không hỏi người lớn nữa mà rủ nhau tìm đến nhà ông. Đó là một ngôi nhà tranh thủng nát, tường làm bằng đất, nhiều chỗ đổ xuống từng mảng. Cửa nhà là một tấm phên che tạm. Chúng tôi gọi to nhưng chẳng nghe tiếng ông đáp. Cảm thấy rợn rợn nhưng không tránh khỏi sự tò mò, mấy đứa tôi cầm tay nhau, xô tấm phên bước vào nhà ông. Trong nhà tối om. Có tiếng rắc rắc của mối mọt, có tiếng chuột chạy. Chúng tôi cố giữ can đảm bước sâu vào phía trong. Tại góc nhà phía trái có một cái giường tre, trên đó có một người nằm phủ chiếu. “Chắc ông Tư bị đau”. Chúng tôi chạy đến giở chiếu lên. Nhưng chúng tôi bất giác cùng lùi lại. Có một mùi như mùi xác chết rất nặng xông lên...
Chúng tôi ré lên rồi ù chạy về báo cho người lớn. Nhưng mọi người như không cần nghe chúng tôi, chỉ gằn giọng “hử”, “hả” rồi bỏ đi. Mọi người đều bận lo việc riêng của mình.
(Trích truyện ngắn của Thanh Quế)
Bố của nhân vật chính trong truyện luôn dõi theo con từ xa, luôn quan tâm và chăm sóc con mặc dù họ đang ở hai nơi khác nhau. Bố luôn đi nhận lá thư mà con gửi về, mặc dù không biết đọc chữ nhưng bố vẫn cẩn thận giữ gìn những lá thư đó như những kho báu quý giá. Bố không muốn ai khác đọc lá thư của con, bởi vì bố tin tưởng và hiểu rõ con hơn bất kỳ ai khác.
Sự mất mát của bố khiến nhân vật chính trong truyện cảm thấy đau lòng, nhưng cũng từ đó mà nhận ra tình yêu thương và sự hiểu biết sâu sắc mà bố dành cho con suốt cuộc đời. Dù bố đã ra đi nhưng tình cảm và ký ức về bố sẽ mãi mãi ở trong trái tim con, và bố sẽ luôn đi cùng con trên những con đường mới mà con sẽ bước vào.
Truyện ngắn "Bố tôi" đã gợi lên trong độc giả những cảm xúc sâu lắng về tình cảm gia đình, về sự quan trọng của việc hiểu biết, tôn trọng và yêu thương nhau trong gia đình. Đồng thời, truyện cũng nhấn mạnh về sự gắn kết, sự đồng cảm và sự hy sinh của bố mẹ dành cho con, tạo nên một bức tranh đẹp về tình yêu thương và sự hiểu biết trong gia đình. ~Tôi cóp sách~