K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2022

 Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước" còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị "run run" xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho", nhưng đến khi chính mình bị đánh, chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu chính là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân Việt Nam xưa thật giàu sức sống dưới ách áp bức của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

30 tháng 9 2022

Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Bao trùm “Tắt đèn” là một không gian chật chội, ngột ngạt bởi nỗi tủi nhục, sự ấm ức của người nông dân. Nhưng đó đây trong tác phẩm vẫn lóe lên những điểm sáng bất ngờ. Đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, nhà văn Nguyễn Tuân từng đánh giá đó là khoảnh khắc cháy sáng trong tác phẩm. Còn nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Cái chật chội, ngột ngạt trong “Tắt đèn” bị gây nên bởi nạn sưu thuế trong xã hội Việt Nam phong kiến nửa thực dân xưa. Gia đình chị Dậu nghiêng ngả, xô dạt cũng vì cái nạn ấy, vốn là gia đình nghèo khổ “hạng cùng đinh” trong làng, nhà chị Dậu không có tiền đóng sưu thuế cho anh Dậu. Để cứu chồng khỏi đòn roi tù ngục, chị Dậu đành cắn răng bán con bán chó. Nhưng tai họa vẫn tiếp tục ập xuống: Chị Dậu còn phải đóng thuế cho người em chồng đã chết. Anh Dậu vừa về đã bị bọn lính lệ ập đến bắt đi. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương XVIII trong tác phẩm thuật lại cuộc giằng co giữa chị Dậu và đám cai lệ đến bắt chồng chị. Đoạn trích đã thể hiện phẩm chất cao đẹp của chị Dậu, một người phụ nữ có lòng thương chồng rất mực đồng thời có tinh thần phản kháng thế lực áp bức.

“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là “một đoạn tuyệt khéo”, Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm…

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Là một người phụ nữ nông dân, chị Dậu rất mực thương chồng. Với chồng, chị tỏ ra rất nhẹ nhàng, nấu cháo, mời chồng ăn cháo. Ngay cả với đám cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu chị cũng rất mực lễ phép: “Van xin tha thiết”, xưng “cháu” gọi “ông”. Hơn cả lễ phép, đó còn là sự nhẫn nhục cam chịu đến hạ mình. Nhưng khi thái độ đó không lay chuyển được đám đầu trâu mặt ngựa, chị Dậu trở nên mạnh mẽ lạ thường. Chị “cự lại” hành động sấn đến bắt anh Dậu của tên cai lệ bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Cách xưng hô đã thể hiện vị trí ngang hàng “tôi” - “ông”. Rồi khi bị cai lệ “tát vào mặt”, chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu lực “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Cách xưng hô “bà” - “mày" đã thể hiện một vị thế khác của chị Dậu, một mối quan hệ khác giữa chị và cai lệ: “Bà” - người trên, “mày” - kẻ dưới. Không dừng lại ở đó, chị còn thể hiện ở hành động quyết liệt “túm lấy cổ”, “ấn dúi ra cửa”, “túm tóc lẳng cho một cái”... Có thể nói, tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này dược khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Bên cạnh hình ảnh chị Dậu với những đặc điểm tiêu biểu của người phụ nữ nông dân Việt Nam là nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của “nhà nước”, của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người. Đến nhà một người ốm yếu, nghèo hèn mà chúng “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”... Chẳng những vậy, trước những lời “van xin tha thiết” và sự nhẫn nhục của chị Dậu, chúng chẳng chút động lòng vẫn sấn sổ đánh, bắt vợ chồng nhà chị.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật. Chị Dậu ban đầu xưng “cháu” gọi “ông” với cai lệ. Khi ấy chị đang lo lắng cho sức khỏe của chồng và sợ hãi vì thái độ hung hãn của hai tên tay sai. Nhưng khi bị chúng "bịch vào ngực”, lòng căm phẫn trào lên, chị “cự lại” xưng “tôi” gọi “ông”. Và khi lòng căm phẫn dâng lên tột điểm, chị đã vùng lên xưng “bà” đầy uy quyền và gọi “mày” rất coi thường, khinh bỉ. Cuộc ẩu đả giữa chị Dậu và hai tên tay sai cũng được miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ và sinh động. Hành động của tên cai lệ được diễn tả bằng những động từ, tính từ giàu sức biểu cảm “sầm sập”, “trợn ngược”, “đùng đùng giật phắt”... Hành động vùng lên đánh lại hai tên tay sai lại càng đặc biệt. Chỉ trong một câu văn, Ngô Tất Tố dùng đến bốn động từ diễn tả sức mạnh và hành động chớp nhoáng của chị Dậu: “Túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái..”. Trước sức mạnh của người đàn bà lực điền, hai tên mạt hạng “chổng quèo”, “ngã nhào” ra hè.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

“Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”. Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

 

II. PHẦN VIẾT Đề 1: Kỉ niệm luôn là những thước phim đáng nhớ trong lòng của mỗi chúng ta. Kỉ niệm tựa mỗi cơn gió làm dịu mát tâm hồn ta những ngày hè, sưởi ấm ta trong những ngày đông giá rét... Và em cũng có một kỉ niệm đáng nhớ của riêng mình chứ? Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm đặc biệt đối em. Đề 2: Còn điều gì tuyệt vời hơn khi con người được sống hòa quyện và gần gũi với...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT

Đề 1: Kỉ niệm luôn là những thước phim đáng nhớ trong lòng của mỗi chúng ta. Kỉ niệm tựa mỗi cơn gió làm dịu mát tâm hồn ta những ngày hè, sưởi ấm ta trong những ngày đông giá rét...

Và em cũng có một kỉ niệm đáng nhớ của riêng mình chứ?

Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm đặc biệt đối em.

Đề 2: Còn điều gì tuyệt vời hơn khi con người được sống hòa quyện và gần gũi với thiên nhiên?

Hãy viết bài văn miêu tả khung cảnh một khu vườn mà em đặc biệt ấn tượng.

(“Em” ở đây không nhất thiết phải là con người. “Em” có thể là một chú mèo mải mê nằm sưởi nắng với đôi mắt lim dim nhìn ra khu vườn trước mắt... “Em” cũng có thể là chú sâu nhỏ đang thu mình dưới tán lá. Với mỗi điểm nhìn, chắc chắn, sự vật miêu tả cũng sẽ có sự khác biệt đấy! Cô hi vọng vào sự sáng tạo của các em).

0
SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một túp lều nơi xóm vắng. […] Hằng ngày, gà chưa gáy sáng, bà mẹ đã phải dậy làm việc cho đến mãi tận đêm khuya. Một hôm, gà gáy lâu lắm rồi mà chưa thấy mẹ dậy. Cô bé thức giấc, vội đến bên mẹ, cô biết là mẹ đã ốm rồi! Làm thế nào bây giờ giữa nơi hoang vắng và cảnh nghèo túng này. Cô chỉ còn biết đắp chiếc áo ấm độc nhất của...
Đọc tiếp

SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC TRẮNG

Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một túp lều nơi xóm vắng. […] Hằng ngày, gà chưa gáy sáng, bà mẹ đã phải dậy làm việc cho đến mãi tận đêm khuya.

Một hôm, gà gáy lâu lắm rồi mà chưa thấy mẹ dậy. Cô bé thức giấc, vội đến bên mẹ, cô biết là mẹ đã ốm rồi! Làm thế nào bây giờ giữa nơi hoang vắng và cảnh nghèo túng này. Cô chỉ còn biết đắp chiếc áo ấm độc nhất của mình cho mẹ, rồi ngồi đó chăm sóc mẹ.

[…] Một buổi chiều, khi ánh nắng chiếu qua khe, bà mẹ chợt tỉnh lại. Bà cất tiếng thều thào:

- Con ơi! Con đi mời thầy thuốc về đây. Mẹ thấy trong người khó chịu lắm. Mẹ đau đầu quá!

Cô bé vội vã ra đi. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Được một đoạn đường dài, cô gặp một cụ già tóc bạc phơ. Thấy cô bé đi một mình, cụ liền hỏi:

- Cháu đi đâu mà vội thế?

- Thưa cụ, cháu đi tìm thầy thuốc. Mẹ cháu ốm đã lâu mà bệnh tình mỗi ngày một thêm nặng.

Tự nhận là thầy thuốc, cụ bảo em dẫn về nhà để xem bệnh giúp. […]

- Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm. Ta sẽ cố chữa cho mẹ cháu khỏi. Bây giờ, cháu cần đi đến gốc đa đầu rừng, hái cho ta một bông hoa trắng thật đẹp, mang về đây để ta làm thuốc.

Bên ngoài trời rất lạnh. Cô bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Cô lẳng lặng bước đi trong gió rét. […] Quả nhiên, cô thấy trên bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Cô ngắt bông hoa, tay nâng niu với cả tấm lòng tha thiết, cầu mong mẹ tai qua nạn khỏi. Bỗng cô nghe thấy như văng vẳng bên tai tiếng cụ già tóc bạc ban nãy khuyên nhủ cô:

- Cháu hãy yên tâm, mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm.

Cô bé cúi xuống nhìn hoa, cô đếm: “Một, hai, ba, bốn, …, hai mươi. Trời ơi! Còn có hai mươi ngày nữa thôi ư?…”

[…] Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Mỗi sợi biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ, trong sáng của cô. […] Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! […] Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra của tươi cười đón cô và nói:

- Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Đây chính là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu!

Từ đó hằng năm, về mùa thu, thường nở những bông hoa có nhiều cánh nhỏ dài mượt, trông rất đẹp. Đó chính là bông hoa cúc trắng.

Câu 11:Bằng một đoạn văn khoảng 3 - 5 câu,con hãy nhận xét về nhân vật cô bé trong văn bảntrên.

Câu 12: Theo em, qua văn bản trên, tác giả dân gian muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

1
25 tháng 9 2022

Câu 11:

Đoạn văn:

Nếu như nói về một câu chuyện về tấm lòng hiếu thảo, tôi chẳng thể nào không nhớ đến chuyện Bông hoa cúc trắng. Cô bé trong chuyện có người mẹ bị bệnh nặng, cô không quản trông gai khó khăn tìm thầy thuốc chữa khỏi bệnh cho mẹ. Cô là người con rất hiếu thảo lại cũng vô cùng sáng tạo, hơn nữa qua cách nói chuyện của cô ta còn thấy được sự lễ phép ngoan ngoãn từ cô. Khép lại, đây là một tấm gương về lòng hiểu thảo mà chúng ta ai ai cũng phải học, phải biết.

Câu 12:

Thông điệp:

+ Cần có lòng hiếu thảo thực sự đối với cha mẹ, ông bà.

+ Cần có tư duy, sự sáng tạo trong cuộc sống.

25 tháng 9 2022

Truyện ngắn Lão Hạc do nhà văn Nam Cao viết, phản ánh hiện thực nước ta trong khoảng thời gian trước cách mạng tháng Tám. Câu chuyện kể về cuộc đời đầy khó khăn và bế tắc của một người nông dân hiền lành chân chất, tốt bụng, tự trọng và thương con mà mọi người thường gọi là Lão Hạc. Vợ Lão mất sớm, con trai Lão vì gia cảnh không đủ cho thách cưới của nhà gái mà không lấy được vợ đã bỏ đi làm đồn điền cao su nhiều năm không về. Lão sống cùng cậu Vàng, con chó mà con trai Lão mua về. Lão xem cậu Vàng như người bầu bạn và yêu thương thế nhưng sau một trận ốm nặng Lão đành đi đến quyết định bán chó. Sau khi bán chó xong Lão gửi số tiền bán được cộng với tiền dành dụm trước đó cùng với mảnh vườn cho ông Giáo một người hàng xóm của Lão. Những ngày sau đó Lão chỉ ăn khoai, hết khoai thì chế được cái gì sẽ ăn cái đó. Cuộc sống khó khăn nhưng Lão vẫn không nhận sự giúp đỡ của ông Giáo. Một ngày Lão xin Binh Tư ít bả chó nói để bẫy con chó lạc sau vườn , Binh Tư kể với ông Giáo chuyện đó. Sau khi biết tin ông Giáo rất thất vọng và về nhà được một lúc lâu thì ông Giáo lại hay Lão chết, cái chết đột ngột và đau đớn, chẳng ai hiểu chuyện gì xảy ra có lẽ chỉ ông Giáo và Binh Tư mới hiểu được.

9 tháng 10 2022

Lão Hạc là 1 người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có 1 con chó mà lão gọi là cậu Vàng để làm bạn. Con trai lão do không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su. Lão phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Sau 1 trận ốm dai dẳng lão không còn đủ sức để đi làm thuê. Cùng đường, Lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương. Rồi Lão mang số tiền dành dụm được và mảnh vườn sang gửi ông Giáo. Sau đó mấy hôm liên lão chỉ ăn khoai, sung luộc, rau má. Một hôm lão sao nhà Binh tư xin ít bả chó nói là đánh bả con chó nhà nào đó để giết thịt nhưng thực ra lão dùng bả chó để kết liễu đời mình. Cái chết của lão rất dữ dội, chẳng ai hiểu vì sao lão chết trừ ông Giáo và Binh Tư.

25 tháng 9 2022

Theo ý kiến của em, thì tiếng đàn thần thật là vi diệu. Chỉ 1 tiếng đàn thôi, mà quân sĩ đã bủn rủn chân tay, đầu hàng rồi. Điều đó thể hiện là tiếng đàn tượng trưng cho công lý. Khát vong hòa bình. Muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa

26 tháng 9 2022

8-10 câu mà bạn

25 tháng 9 2022

- Thơ lục bát khổ thơ sẽ có các câu 6 chữ xen kẽ câu 8 chữ.

- Tiếng thứ sáu của câu 8 chữ vần đuôi với tiếng cuối cùng của câu 6 chữ.

25 tháng 9 2022

giúp mình ik mình đag rất gấp!!!

 

24 tháng 9 2022

Cáo là người có khá nhiều hiểu biết về cuộc sống nhưng lại coi cuộc sống của mình rất tẻ nhạt.

Cậu đã nhận được món quà: ý nghĩa/ giá trị của tình bạn.

24 tháng 9 2022

Gợi ý cách làm nha:

- Mở đoạn:

+ Giới thiệu khổ thơ trên.

- Thân đoạn:

+ Nêu nội dung khổ thơ: là tình cảm, sự biết ơn của tác giả dành cho lớp học vào ngày đông.

+ Khổ thơ có những câu so sánh như:

-> "Phòng học là chiếc áo", tác giả so sánh phòng học của mình như chiếc áo để nói lên sự chở che, sự bao bọc mà lớp học dành cho bạn học sinh.

=> Qua sự so sánh trên, câu thơ thêm giàu giá trị biểu đạt và tưởng tượng làm cho người đọc cảm thấy rất hấp dẫn, rất hay.

-> "Cửa sổ là chiếc túi" giúp ích cho học sinh che chắn gió mùa đông lạnh lẽo cho các bạn học sinh.

=> Nghệ thuật so sánh làm cho các đồ vật thể hiện lên công dụng của bản thân, qua đó tăng giá trị gợi hình cho câu thơ.

-> "Những then cài là cúc", qua sự miêu tả một đồ vật mà chúng ta mang bên ngoài, tác giả lấy sự ấy để nói lên những cánh cửa sổ của lớp học ngăn hạt mưa vào nơi các bạn học sinh học.

=> Qua đó, câu thơ tăng giá trị diễn đạt thêm giàu sức gợi hình lớp học và giàu sức biểu cảm.

- Kết đoạn:

+ BPTT so sánh chính là một trong các điểm đặc sắc làm nổi bật lên những công dụng của các đồ vật trong lớp học.

+ Qua đoạn văn, chúng ta - các bạn học sinh cần nên quý trọng lớp học.

24 tháng 9 2022

giúp vs ạ