K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2017

đề đâu nhok 

10 tháng 10 2017

Bài làm

YOU MAY

by Mgid

Cách chữa hôi miệng nhanh nhất không phải ai cũng biết

Sẽ hết mùi hôi miệng nếu làm theo cách sau đây. Hãy đọc ngay

Một khi bị hôi miệng - hãy tống khứ ký sinh trùng gấp!

99% người bị bệnh hôi miệng đã khỏi khi uống thứ n mỗi sáng

Tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hàng ngày mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Đó là kết quả của tấm lòng tương thân, tương ái đã lưu truyền bao đời nay của dân tộc ta. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là những cử chỉ và hành động thiết thực của những nhà hảo tâm. Chúng ta cần biểu dương những tấm lòng ấy để nhân lên thành những gương người tốt, việc tốt điển hình trong cuộc sống.

Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển, hoà nhập với quốc tế, nhiều cá nhân, nhiều gia đình, tổ chức làm ăn rất phát đạt, họ muốn chia sẻ tình thương, lòng nhân ái với những người lao động nghèo, những người cơ nhỡ trong xã hội đặc biệt là các trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn bằng cách thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là một việc làm cao thượng, bộc lộ tính nhân đạo cao đẹp.

nghi-luan-xa-hoi-tre-em-hom-nay-the-gioi-ngay-mai

Nghị luận về câu nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Ở bùng binh Hàng Xanh, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng. Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn chúng thì phải nai lưng sống qua ngày, đã vậy, đôi lúc còn phải cam chịu những ánh mắt thờ ơ, những sự ghẻ lạnh từ những con người không có trái tim.

Bác Hồ nói:
“Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Trẻ thơ là độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Thế nhưng, những đứa trẻ bất hạnh, không có mái ấm gia đình, không có tình thương của cha mẹ và người thân, chúng phải tự bương trải kiếm từng miếng cơm, manh áo. Hàng ngày phải tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, các em dễ bị lôi kéo vào những con đường xấu và từ đó trở thành gánh nặng cho xã hội, cho cộng đồng. Nhận thức rõ điều này, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận những trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống đó về những mái ấm tình thương. Bằng tình thương, sự đùm bọc, bằng tấm lòng nhân ái, bao dung nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Các tổ chức như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Trường mái ấm Bà Chiểu,… là những ví dụ điển hình. Và có rất nhiều người đã lớn lên từ những mái ấm ấy, thành công và để lại tên tuổi cho đời như cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh, nghệ nhân Lương Tấn Hằng, hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Phạm Thị Vy,…

Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những hiện tượng tiêu cực như đối xử bạo hành với trẻ em, lợi dụng những tổ chức này để tranh thủ sự ủng hộ của các quỹ nhân đạo, bóc lột sức lao động của trẻ em, thái độ ghẻ lạnh, dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của trẻ em lang thang ngoài đường phố.

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy! Nhưng, đất nước ta đang phải chịu sự thiếu hụt của rất nhiều tài năng đang chơi vơi giữa dòng đời. Vậy nên, cần thêm nhiều nữa những mái ấm tình thương như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, và cũng cần thêm nhiều nữa những lòng hảo tâm như nghệ nhân Lương Tấn Hằng.

Tóm lại, yêu thương, giúp đỡ, thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một hành động đáng để xã hội và quần chúng nhân dân ủng hộ và làm theo.

Link nè:

Câu hỏi của Hoàng Thảo Nguyên - Vật lý lớp 6 | Học trực tuyến

9 tháng 10 2017

bạn ơi ! bạn có thể search google nhé ! Như vậy sẽ nhanh hơn và nhiều VD hơn ! Ý kiến riêng của mình thôi ạ ! 

18 tháng 10 2017

Có thể nói hành vi bạo lực của giới trẻ không còn là hiện tượng đơn lẻ, bùng phát trong những môi trường xã hội đặc biệt. Nó như một xu hướng hành động đã lan ra nhiều nhóm xã hội (kể cả thành niên và vị thành niên, nam giới hay nữ giới) .
Nó đã xảy ra ở cả những nơi được coi là môi trường lý tưởng cho sự hình thành nhân cách của con người là gia đình và nhà trường, trong nhóm bạn bè. Khi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức… 

Thời gian này, dư luận xôn xao vụ nữ sinh đánh nhau ngay trên đường phố. Người ta cho rằng đây là biểu hiện của sự suy thoái nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên trong xã hội. Bởi vì hành vi bạo lực này không xảy ra tỏng xã hội đen, giữa các băng đảng tội phạm hay ở những thanh niên hư hỏng sống lang thang trên đường phố, thoát ly sự giáo dục của gia đình và nhà trường mà xảy ra ngay trong các nhóm học sinh đang đi học và được hưởng sự chăm sóc và dạy dỗ của cả gia đình và trường học. Điều đáng ngạc nhiên là những người tham gia vào các hành vi bạo hành này đều là nữ sinh mà dư luận xưa nay thường chỉ coi họ là nạn nhân của bạn hành trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn cả lại chính là thái độ dửng dưng vô cảm của chính các học sinh có mặt và không tham dự các hành vi bạo lực được coi là nghiêm trọng này. Các học sinh này không chỉ đứng xem mà còn đánh hội đồng rồi quay phim, phát lên mạng để mọi người có thể cùng xem như một trò giải trí. Đó là một cách thể hiện mình bằng hành vi bạo lực cùng với một bản sắc vừa mang tính tập thể, vừa mang tính cá nhân và phi nhân tính. 

Người ta thắc mắc những hiện tượng suy thoái đạo đức nghiêm trọng lại xuất hiện ở thời điểm mà sự phổ cập của giáo dục và truyền thông đại chúng trong xã hội đạt những thành tựu như hiện nay. Nguyên nhân là vai trò của các định chế xã hội có liên hệ trực tiếp tới sự giáo dục hay cái nôi hình thành nhân cách của tuổi học sinh (gia đình và nhà trường)? Cũng không ít người quy nguyên nhân cho kinh tế thị trường, cho thời kỳ hội nhập và các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Trong khi các bậc phụ huynh và các thày cô giáo được quy trách nhiệm trước tiên đối với sự suy thoái hay rối loạn nhân cách của trẻ em và học sinh, thì sự suy thoái của đạo đức xã hội dẫn tới sự chệch hướng trong giáo dục gia đình và nhà trường lại chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.
Việc cha mẹ học sinh chạy theo sức hút của tiền bạc, không còn thì giờ để chăm sóc dạy dỗ con cái cho thấy họ đã đề cao các giá trị vật chất hơn là các giá trị tinh thần con người. Hơn nữa các hình thức giáo dục của gia đình hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình gia đình gia trưởng truyền thống và quan niệm nho giáo về trật tự gia đình và xã hội. Nho giáo không thừa nhận quyền tự do bình đẳng giữa con cái với cha mẹ, nên không tạo ra được những cơ hội để cho các bậc cha mẹ có thể hiểu được những suy nghĩ của con em mình. Mặt khác, chính quyền lực gia trưởng trong gia đình truyền thống thường áp đặt ý chí của nó đối với các thành viên trong gia đình bằng bạo lực (giữa chồng và vợ, của cha mẹ với con cái, của các anh chị với các em…). Hành vi bạo lực ở đây không chỉ là sự xâm phạm thân xác con người mà còn là sự áp đặt cách suy nghĩ, cách sống của người nắm quyền lực đối với những thành viên khác trong gia đình. Tình trạng phổ biến của bạo lực trong gia đình hiện nay rõ ràng là một kinh nghiệm xấu cho các em học sinh chưa đến tuổi trưởng thành khi quan niệm về các quy tắc ứng xử trong gia đình và xã hội. 

Trong nhà trường, gần như toàn bộ thời gian vật chất chỉ dành cho việc dạy chữ và học chữ mà chưa thực sự chú ý dạy và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. Những bài học về đạo đức ở nhà trường thường khô khan và trừu tượng nên khó vận dụng vào các quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Hơn nữa, trật tự xã hội trong nhà trường cũng không tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Thậm chí các quan hệ xã hội trong nhà trường, giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh gần đây cũng có những biểu hiện tiêu cực. Các hành vi bạo lực đã được truyền thông phản ánh cũng gây ra sự e ngại trong mối quan hệ giữa học sinh và nhà trường. Khi các quan hệ xã hội trong nhà trường lỏng lẻo, vai trò xã hội hóa của nó cũng trở nên giảm sút. 

Qua những phỏng vấn và thông tin về vụ việc này, chúng ta có thể yên tâm vì những phản ứng tích cực từ phía các học sinh trong cuộc, các phụ huynh và nhà trường có liên quan. Song có lẽ chúng ta chưa thể an tâm vì logic của những quá trình xã hội dẫn đến sự kiện này dường như vẫn chưa được lưu ý tới. Khi gia đình và nhà trường chỉ chú ý đến kết quả học tập mà chưa chú ý đến sự giáo dục nhân cách của học sinh thì chúng ta vẫn sẽ còn phải ngạc nhiên và đau xót vì những hành vi bạo hành như thế vẫn sẽ xảy ra. Vả chăng, còn có các không gian xã hội nằm bên ngoài các thiết chế gia đình, nhà trường và đoàn thể đang ngày càng mở rộng và thu hút ngày càng đông thanh thiếu niên hiện nay như các nhóm bạn bè mà chúng ta chưa thể tích hợp chúng vào trong bất cứ tổ chức xã hội nào, quá trình xã hội hóa thanh thiếu niên và học sinh sẽ vẫn còn có những bất cập hay sai sót.

  • Các truyền thống đó đang ngày 1 mất đi .( nhưng còn truyền thống ''đoàn kết'' )
18 tháng 10 2017

cái này làm y như một bài báo.

Thứ nhất, Bác không bao giờ đòi hỏi là Chủ tịch nước phải được ăn thứ này, thứ kia. Kháng chiến gian khổ đã đành là Bác sống như một người bình thường, khi hoà bình lập lại có điều kiện Bác cũng không muốn coi mình là vua có gì ngon, lạ là cống, hiến.

    Thứ hai, món ăn của Bác rất giản dị, toàn các món dân tộc, tương cà, cá kho....thường là chỉ 3 món trong đó có bát canh, khá hơn là 4,5 món thôi...

    Thứ ba, Bác thường bảo chúng tôi, ăn món gì cho hết món ấy, không đụng đĩa vào các món khác. Gắp thức ăn phải cho có ý. Cắt miếng bơ cũng phải cho vuông vức. Nhớ lần đi khu 4, đồng chí bí thư và chủ tịch Quảng Bình ăn cơm với Bác, trong mâm có một bát mắm Nghệ hơi nhiều. Bác dùng bữa xong trước, ngồi bên mâm cơm. Hai cán bộ tỉnh ăn tiếp rồi buông đũa. Bác nhìn bát mắm nói:

    - Hai chú xẻ bát mắm ra, cho cơm thêm vào ăn cho hết.

    Hai quan đầu tỉnh đành phải ăn tiếp vừa no, vừa mặn.... Chiều hôm đó, hai đồng chí đưa Bác đi thăm bờ biển, trời nắng, ăn mặn nên khát nước quá. 
Lần khác, một cán bộ ngoại giao cao cấp người Hà Tĩnh được ăn cơm với Bác, đã gắp mấy cọng rau muống cuối cùng vào bát tương ăn hết. Tưởng là đã hoàn thành nhiệm vụ nào ngờ Bác lại nói:

    - Tương Nghệ đồng bào cho Bác, ngon lắm. Cháu cho thêm ít cơm vào bát quẹt cho hết....

    Thứ tư, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình, Bác sẻ cho người này, người kia rồi sau cùng mới đến phần mình, thường là phần ít nhất. Ăn xong thu xếp bát đũa gọn gàng, để đỡ vất vả cho người phục vụ.

    Thứ năm, tôi có cảm giác là đôi khi ăn cơm có những giây phút Bác cầm đôi đũa, nâng bát cơm. Bác như tư lự về điều gì đó. Tưởng như Bác nghĩ đến đồng bào, cụ già, em bé đói rách ở đâu đâu. Tưởng như Bác nhớ lại những ngày lao động ở xứ người kiếm từng mẩu bánh để ăn, để uống, để làm cách mạng.... Hay là Bác lại nghĩ đến những lần tù đày không có gì ăn. Thật khó hiểu mà càng khó hiểu, tôi lại càng thương Bác quá, thương quá. Bây giờ vào những bữa tiệc cao lương, mỹ vị, rượu bia thức ăn bày la liệt, quái lạ tôi lại nhớ đến Bác rồi... có ăn cũng chẳng thấy ngon như khi xưa ngồi vào mâm cơm đạm bạc với Bác

18 tháng 10 2017

mik bik đây là 1 câu chuyên 'Đạo đức người ăn cơm' và nó cx nằm trog bài viết của mik rồi mik viết xg bài này rồi

8 tháng 10 2017

Helo Bitch

I send you this letter for you when I saw the gift. Thank you very much for the flowers you send me while I was in the hospital. In my opinion , they are beautiful and they really help cheer me up. I have had a great new. I can go out the hospital. I just came out the hospital last thurday morning.

8 tháng 10 2017

C đó bạn ơi

8 tháng 10 2017

A nha nha

8 tháng 10 2017

chọn câu C nha bn

8 tháng 10 2017

c threw

8 tháng 10 2017

- Lão Hạc khóc, trước tiên, vì bán “cậu Vàng” lão đã mất đi chỗ dựa của tình thần — một chút an ủi cho tuổi già cô độc. Đây là tiếng khóc than thân tủi phận. Sau nữa, lão khóc vì: “[...] tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó...” — tiếng khóc của nỗi ân hận trước một việc mà mình thấy là không nên làm. Tiếng khóc cho thấy ý thức rất cao về nhân phẩm của lão Hạc. - ông giáo muốn “òa lên khóc”, trước tiên là vì thông cảm cho cảnh tình của lão Hạc. Sau nữa, đấy còn là tiếng khóc của người có cùng cảnh ngộ. Chẳng phải là ông giáo (cũng như lão Hạc phải bán con chó thân thiết) đã phải bán đi những cuốn sách gắn với kỉ niệm của một thời “đầy những say mê đẹp và cao vọng” đó sao? - Giọt nước mắt của các nhân vật ở đây đều được chắt ra từ những khổ nhục, cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Đặc biệt là ông giáo. Ông không chỉ biết khóc cho mình mà còn biết khóc cho nỗi đau của kẻ khác. Trong truyện, Nam Cao đã ngậm ngùi triết lí về một lẽ đời: “Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa”. Cảnh ngộ của ông giáo cũng chẳng khác gì lão Hạc. Nhưng những khổ — nhục đó không khiến trái tim ông giáo trở nên lạnh lùng, chai sạn. Trái lại, dường như nó lại càng trở nên nhạy cảm trước nỗi đau của đồng loại. - Nước mắt, với Nam Cao, vừa là biểu tượng của khổ nhục cũng đồng thời là biểu tượng của nhân phẩm; vừa là biểu tượng của những đắng cay mà cung là biểu tượng của tình thương, của niềm trắc ẩn, của mối từ tâm. Vì lẽ ấy, nó luôn làm day dứt tâm hồn người đọc.
 

19 tháng 10 2017

Vì lan nên cả tổ bị điểm kém.

10 tháng 12 2022

Cái đó là nguyên nhân chứ ko phải là giải thích

 

7 tháng 10 2017

   Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã được tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn được chàm lo cho chồng con, nhà cửa. Và đồng thời đây cũng là một kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời người tốt dù có bị nghi oan rồi cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.

 

7 tháng 10 2017

bạn có thể sơ đồ tư duy lại nó hoặc chia thành các luận điểm giúp mình được không