K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2022
😎😋😊😙🙂🍟🥗🌭🍔🌯🥫🥪🍱🥙🍓🥔🍄🥝🐷🦄🦓🐎🐄🐖🐽🐂🐅🦁😀😁😂🤣😃😄😅😆😉😊😋😎😍😘😗😙😚☺🙂🤗🤩🤔🤨😐😑😶🙄😏🐑🐐🐐🐪🐫🐘🦏🦏🐀🐀🐀🐁🐻🐇🐥🐀🐀🐀🐁🐁🐀🍇🍈🍉🍉🍊🍊🍋🍌🍌🍍🥝🍑🍒🍓🍅🥥🥦🥜🥜🥒🥜🍞🥐🥖🥨🥞🧀🍖🥩🍗🥓🍔🍟🍕🌭🥪🌮🌯🥙🥚🍳🍲🥣🥗🍿🍱🥫🍘🍙🍚🍤🍧🍫🍛🍥🍨🍬🍜🍡🍩🍭🍝🍝🥟🍪🍮🍠🥠🎂🍯🍢🥡🍰🍼🍣🍦🥧🥛☕🍺🍴🍵🍻🥄🍶🥂🔪🍾🥃🏺🍷🥤🍸🥢🍹🍺🍻🥂🥃🥤🥢🍽🍴🥄🔪🏺⚽️🎱🥊⛸
3 tháng 1 2022

chùm hoa mai nở rộn ràng

"Quê hương là một tiếng veLời ru của mẹ trưa hè à ơiDòng sông con nước đầy vơiQuê hương là một góc trời tuổi thơ(…)Quê hương là cánh đồng vàngHương thơm lúa chín mênh mang trời chiềuQuê hương là dáng mẹ yêuÁo nâu nón là liêu xiêu đi về."(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)Câu 1 Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?Câu 2 Tìm 1 từ ghép và 1...
Đọc tiếp

"Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

(…)

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón là liêu xiêu đi về."

(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)

Câu 1 Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2 Tìm 1 từ ghép và 1 từ láy trong đoạn trích trên?

Câu 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên?

Câu 4 Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp gì?

Câu 5 Từ đoạn thơ trong phần đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.

1
2 tháng 1 2022

câu 1 : thơ lục bát, có 6 phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả biểu cảm,thuyết minh.

câu 2 : tứ ghép : à ơi, từ láy : liêu xiêu

câu 3 : à ơi, yêu

câu 4 : tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp là yêu thương quê hương 

câu 5 mình chịu

1 tháng 1 2022

 NGÕ TRƯA

Im lìm là cái ngõ trưa

Nắng rơi nhè nhẹ như vừa chạm hương

Lay lay khẽ khóm bông hường

Cái con bươm bướm vẽ đường vòng vo

Im lìm nắng cởi cái mo

Cây cau không chịu giả đò đứng yên

Có đám mây rất rất hiền

Đứng ngay trước ngõ chẳng thèm nói năng

Im lìm đàn kiến dung dăng

Kiệu con dế lửa đi băng qua rào

Ngõ trưa ngơ ngẩn thế nào

Mà cơn gió lén chui vào chẳng ha
y.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà – GV trường MN Khai Quang
 
Gà mẹ dẫn đàn con đi ăn, thấy Vịt Con đi lạc liền gọi:- Này Vịt Con, đi với cô nào! Cô sẽ giúp con kiếm ăn.Vịt Con nghe vậy liền đi theo, ăn chung với đàn gà. Đàn gà con thấy Vịt Con được mẹ chia mồi nên phàn nàn:- Sao mẹ lại cho Vịt Con ăn chung với tụi con? Nó đâu có cùng loài với mình?Gà mẹ giải thích:- Các con thử nghĩ nếu bản thân mình đi lạc và gặp đàn vịt khác thì sao? Lúc...
Đọc tiếp

Gà mẹ dẫn đàn con đi ăn, thấy Vịt Con đi lạc liền gọi:

- Này Vịt Con, đi với cô nào! Cô sẽ giúp con kiếm ăn.

Vịt Con nghe vậy liền đi theo, ăn chung với đàn gà. Đàn gà con thấy Vịt Con được mẹ chia mồi nên phàn nàn:

- Sao mẹ lại cho Vịt Con ăn chung với tụi con? Nó đâu có cùng loài với mình?

Gà mẹ giải thích:

- Các con thử nghĩ nếu bản thân mình đi lạc và gặp đàn vịt khác thì sao? Lúc đó thì các con muốn được họ giúp đỡ hay bị bỏ rơi chỉ vì khác loài?

(Theo Lê Luynh)

Câu 1: Xác định ngôi kể của văn bản trên?

Câu 2: Tính xấu của bầy gà con là gì?

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong văn bản

Câu 4: Thông điệp mà em tâm đắc nhất rút ra được từ văn bản trên. Vì sao?

1
31 tháng 12 2021

Câu 1:Ngôi kể của văn bản:Ngôi thứ ba

Câu 2:Bầy gà con trên có tính ích kỷ,không muốn chia sẻ cái gì cho người khác

Câu 3:Biện pháp tu từ:Nhân hóa

Tác dụng: làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên và động vật hơn. Nó giúp biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật.

Câu 4:Thông điệp của văn bản trên là:

Thay vì ích kỷ,hãy giúp đỡ,quan tâm người khác.Như vậy ,bạn mới được mọi người yêu quý

“Đêm ấy ông khách - đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện bình thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng...
Đọc tiếp

Đêm ấy ông khách - đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật. Với ông, ngủ ngoài trời là chuyện bình thường. Nhưng đêm nay trời nhiều mây. Lá cây xào xạc. Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi một điệu buồn. Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo trườn qua chiếc lá rụng. Nửa đêm, xíu chút nữa Bọ Dừa thiếp đi thì sương bắt đầu rơi. Lẫn trong tiếng thở dài của gió là tiếng rơi lộp độp của sương. Thật bất ngờ, một  giọt sương nhằm trúng cổ ông khách rớt xuống. Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn”.

                                                                                                                               (SGK Ngữ văn 6, Chân trời sáng tạo, tập 1 - trang 92)

Câu 1.

   a.  Xác định ngôi kể của đoạn trích.

   b. Tìm các từ láy có trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, vì sao Bọ Dừa tỉnh ngủ trong đêm?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một  biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4. Nhớ lại và miêu tả một âm thanh hoặc hình ảnh mà em thấy ấn tượng nhất về cuộc sống về đêm nơi em sinh sống mà em đã từng lắng nghe hoặc chứng kiến. Lí giải lí do em ấn tượng.

1
29 tháng 1 2022

ngu dốt

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dướiĐọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới

“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.” (Ngữ văn 6 - tập 1, trang 18, NXB GD 2021) Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó.

Câu 2. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 3. Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4. Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào?

4
24 tháng 10 2021

TL:

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

– Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

– Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.

Câu 1: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.

=> Các từ láy trong đoạn văn trên :

+ thoi thóp

+ hoảng hốt

+ nông nỗi

+ hối hận

+ dại dột

+ hung hăng 

+ bậy bạ

+ ăn năn 

=> Đoạn văn trên đã sử dụng BPTT : Nhân hóa ( những ĐT , các từ láy trong đoạn văn ) 

=> Kiểu nhân hóa : Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật 

=> Tác dụng của BPTT ” Nhân hóa ” :

+ Tô Hoài đã miêu tả nhân vật trong truyện một cách vô cùng chân thực và sinh động , tiêu biểu là ” Dế Mèn ” và ” Dế Choắt “. Những con vật ấy , dưới ngòi bút của ông lại hiện lên với những hành động , cảm xúc , lời nói như một con người. Đã có con vật nào biết than thở , biết khuyên nhủ đối phương trong thực tế chưa ? Bằng BPTT ” Nhân hóa ” những con vật được nhắc đến mới có những hành động , những cảm xúc , những lời nói ấy. 

+ Những câu văn trong truyện rất giàu cảm xúc , sinh động và hấp dẫn . BPTT ” Nhân hóa ” đã giúp cho câu chuyện trở nên hay , giàu cảm xúc như vậy . 

+ Câu chuyện cũng cho ta một bài học vô cùng quý giá , thông qua hai nhân vật ” Dế Mèn ” và ” Dế Choắt ” , tác giả muốn gửi tới chúng ta một bài học đó là : ” Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. ” Chỉ vì sự kiêu căng , sốc nổi của tuổi trẻ ( Dế Mèn ) đã gây ra cái chết oan không đáng có cho Dế Choắt. Cái chết đó đã khiến Dế Mèn cảm thấy ăn năn , hối hận vô cùng và biết tự rút ra cho mình ” Bài học đường đời đầu tiên . Càng đọc , ta càng thấm đẫm được tính nhân văn vô cùng sâu sắc của truyện.

Câu 2: Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào?

=> Lời khuyên Dế Choắt dành cho Dế Mèn : ” Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. “

=> Qua lời khuyên đó , em thấy Dế Choắt là người : 

+ Một chú dế tuy yếu ớt , nhỏ bé nhưng lại vô cùng tốt bụng , có tấm lòng bao dung , rộng lượng , biết tha thứ cho người khác. Mặc dù chính Dế Mèn là người đã gây ra cái chết cho Dế Choắt nhưng không vì điều đó mà Dế Choắt cảm thấy ghét hay đem lòng hận thù cho Dế Mèn . Ngược lại , Dế Choắt còn dành cho người bạn của mình một lời khuyên chân thành, giúp cho Dế Mèn tỉnh ngộ , hiểu ra được điều sai của bản thân trong cả lời nói, thái độ lẫn hành động , từ đó , giúp Dế Mèn thay đổi bản thân để trở thành một con người tốt hơn. 

^HT^

24 tháng 10 2021

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích trên văn bản Bài học đường đời đầu tiên . Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất do nguowif là nhân vật chình kể chuyện

Câu 2 ; Phương thức biểu đật là tự sự và miêu tả

Câu 3 : Hủn hoẳn , lạnh phạch , giòn giã , rung rinh . Biện pháp tu từ : Nhân hoá , so sánh , điệp ngữ giúp miêu tả Dế Choắt và tính cách kiêu ngạo của Dế Mèn

Câu 4 : Đừng trêu dại mà đổi lỗi . Dế Choắt là nguwoif yếu ớt , nhưng lại có lòng hi sinh vì một người bạn đáng trách đổi lỗi

Mình ko cop mangj

30 tháng 12 2021

no bye

30 tháng 12 2021

Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.

Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.

Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.

30 tháng 12 2021

Người đàn ông dũng cảm, phóng khoáng, sẵn sàng ra tay cứu giúp, bênh vực người yếu trong xã hội cũ. Anh hùng hảo hán. Một trang hảo hán.

ko có nghĩa

mik nghĩ vậy ;-;

" Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ vụn ra và lăn lóc xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng...
Đọc tiếp

" Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ vụn ra và lăn lóc xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ".

(Theo https//tuoitre.vn/,ngày 2/7/2004)

Câu 1.Đoạn văn trên được kể theo ngôi nào? Nhân vật " tôi" ban đầu vốn là gì?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng để xây dựng nhân vật trong đoạn văn trên.

Câu 3.Theo em các hình ảnh: "mặt trời nung đốt, những va đập, lăn lộn"  tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống con người?

Câu 4. Nêu một bài học em rút ra được sau khi đọc đoạn văn trên.

0