K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, nhà văn Thạch Lam viết: Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió...
Đọc tiếp

Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, nhà văn Thạch Lam viết:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

- Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi.

An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi; chiếc chõng nan lún xuống và kêu cót két.

- Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.

Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách... Những nguồn ánh sáng đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối..

(Trích “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2009, tr. 108 - 109)

Anh/chị hãy viết một bài văn phân tích, đánh giá chủ đề và nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

0
MƯA “Mưa rơi tí tách Hạt trước hạt sau Không xô đẩy nhau Xếp hàng lần lượt Mưa vẽ trên sân Mưa dàn trên lá Mưa rơi trắng xóa Bong bóng phập phồng Mưa nâng cánh hoa Mưa gọi chồi biếc Mưa rửa sạch bụi Như em lau nhà. Mưa rơi, mưa rơi Mưa là bạn tôi Mưa là nốt nhạc Tôi hát thành lời…” (Trích, Thư viện thơ -Kho tàng bài thơ hay nhất về thiếu nhi, ngày 25/12/2019) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Em hãy cho biết văn bản...
Đọc tiếp

MƯA “Mưa rơi tí tách Hạt trước hạt sau Không xô đẩy nhau Xếp hàng lần lượt Mưa vẽ trên sân Mưa dàn trên lá Mưa rơi trắng xóa Bong bóng phập phồng Mưa nâng cánh hoa Mưa gọi chồi biếc Mưa rửa sạch bụi Như em lau nhà. Mưa rơi, mưa rơi Mưa là bạn tôi Mưa là nốt nhạc Tôi hát thành lời…” (Trích, Thư viện thơ -Kho tàng bài thơ hay nhất về thiếu nhi, ngày 25/12/2019) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mưa” thuộc thể thơ nào? Câu 2: Xác định cách gieo vần trong bốn dòng thơ đầu ? Câu 3: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? Câu 4: Xác định hai phó từ có trong các dòng thơ sau “Mưa rơi tí tách Hạt trước hạt sau” Câu 5: Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến bạn đọc bức thông điệp gì ? Câu 6: Ý nghĩa của từ “ chồi biếc’’ trong câu thơ “Mưa gọi chồi biếc” là gì? Câu 7: Dấu chấm lửng ( …) ở cuối bài thơ có tác dụng gì ? Câu 8:Tình cảm của tác giả trong bài thơ được thể hiện như thế nào ? Câu 9: Theo em mưa có những lợi ích nào đối với cuộc sống con người? Vì sao?

 

0
Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha. Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may. Chiều chiều thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng. Đêm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.                                       (Trích: Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo) Câu 1: Thể loại, phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? Câu 2: Dòng...
Đọc tiếp

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may.

Chiều chiều thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.

Đêm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.

                                      (Trích: Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)

Câu 1: Thể loại, phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2: Dòng sông ở bài thơ trên được miêu tả theo trình tự nào? Theo em, trình tự miêu tả ấy có tác dụng gì?

Câu 3: Trong đoạn thơ, tác giả đã dùng biện pháp tu từ từ nào? Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó?

Câu 4: Từ nội dung bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) miêu tả hình ảnh dòng sông theo trí tưởng tượng của em.

Câu 5 : Bàn về vấn đề môi trường.

 

Gợi ý trả lời

Câu 1: - Thể thơ lục bát.

 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2 - Dòng sông được tác giả miêu tả theo trình tự thời gian….

Miêu tả màu sắc dòng sông thay đổi biến hóa mọi thời điểm trong một ngày, đêm…

Câu 3 Biện pháp tu từ: Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh….

- Tác dụng: Phép so sánh “Áo xanh sông mặc như là mới may” diễn tả sự thay đổi của dòng sông dưới ánh nắng mặt trời. Đó là một vẻ đẹp mới mẻ tinh khôi.

- Dòng sông vốn là ảnh quen thuộc trong cuộc sống,……

Câu 4. Viết được đúng đoạn văn với các việc làm như:

0
(I) Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. (II) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa...
Đọc tiếp

(I) Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

(II) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

(III) Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

 

Câu 1: Đoạn trích thuộc thể loại nào?

 

Câu 2: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Chủ đề của đoạn trích là gì?

Câu 4: Trong đoạn trích, tác giả yêu thích nhất mùa xuân vào thời điểm nào?

Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?

Câu 6: Trong câu văn :Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong[...], từ “phong” có nghĩa là gì?

Câu 7: Tìm một từ Hán Việt trong đoạn?

Câu 8: Tác dụng của điệp ngữ “mùa xuân”

Câu 9: Tính mạch lạc ,liên kết trong đoạn văn (II) là gì?

Câu 10: Tìm biện pháp tu từ trong câu văn:” Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.

Câu 11: Nêu những đặc trưng khi mùa xuân về trên quê hương em?

Câu 12: Hãy viết đoạn văn(5-7 câu) chia sẽ suy nghĩ của mình về vai trò của tình yêu quê hương.Trong đoạn văn có sử dụng 1 từ Hán Việt.

Giúp e với ạL

0