K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Tóm tắt câu chuyện tác giả đã kể và cho biết câu chuyện giúp tác giả nhận ra điều gì? 2. Theo tác giả, người nghệ sĩ có sự đồng cảm khác với người thường ở chỗ nào? 3. Theo em, việc đặt vấn đề của văn bản nghị luận bằng cách kể lại một câu chuyện có tác dụng gì? Bài đọc: Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc. Thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại...
Đọc tiếp

1. Tóm tắt câu chuyện tác giả đã kể và cho biết câu chuyện giúp tác giả nhận ra điều gì?

2. Theo tác giả, người nghệ sĩ có sự đồng cảm khác với người thường ở chỗ nào?

3. Theo em, việc đặt vấn đề của văn bản nghị luận bằng cách kể lại một câu chuyện có tác dụng gì?

Bài đọc:

Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc. Thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại hộ. Thấy chén trà đặt phía sau quai ấm trà, nó chuyển đến trước vòi ấm. Thấy đôi giày dưới gầm giường một xuôi một ngược, nó đảo lại giúp. Thấy dây treo tranh trên tường buông thõng thò ra ngoài, nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ. Tôi cảm ơn:

- Cháu chăm quá, toàn dọn dẹp hộ chú thôi!”.

Nó trả lời: “Không đâu, chẳng qua thấy chúng như thế, cháu cứ bứt rứt không yên!”.

Đúng vậy, nó từng nói: “Đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó bực bội lắm đấy!”.

“Chén trà nấp sau lưng mẹ thì làm sao uống sữa được?"

“Giày chiếc xuôi chiếc ngược, làm sao chúng nói chuyện được với nhau?"

“Bím tóc của bức tranh thòng ra trước, trông như con ma vậy.”

Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này. Từ đó tôi quả thực cũng để tâm tới vị trí của đồ vật, tạo điều kiện để chúng được dễ chịu. Vị trí đặt để chúng có dễ chịu, ta nhìn mới thấy thư thái. Bấy giờ tôi mới sực nhận ra đó là tâm cảnh trước cái đẹp, là thủ pháp thường dùng trong văn miêu tả, là vấn đề cấu trúc thường gặp trong hội hoạ. Những thứ đó đều được phát triển ra từ sự đồng cảm. Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.

0
25 tháng 10 2022

Bài thơ Mây và sóng nói về tình yêu mẫu tử thiêng liêng và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Bài thơ như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm  của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu. Bài thơ là lời kểhồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ và những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng để bày tỏ tình cảm em bé chính là Mẹ. Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ. Sóng muôn đời không ra khỏi biển. Không có biển thì không có sóng. Ngược lại, không có sóng, biển sẽ rất buồn. Cũng như vậy, đứa con luôn ở trong cuộc đời của người mẹ. Không có người mẹ thì không có người con. Đứa con sẽ là cả cuộc đời của người mẹ. Mây và sóng đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do chính con người tạo dựng nên.
 

25 tháng 10 2022

có 1 lần e đá banh độ do đá chưa có kinh nghiêm nên e nợ 8 triệu . em rất muốn gỡ nỡ vì em đã có kinh nghiệm nợ 8 triệu trước r nên khi đá này em rất tự tin .Vì thế e đá lớn hơn trước . quà h em đang trong tù vì tội cướp tài sản

21 tháng 11 2022

mìn đc đi du lịch 

24 tháng 10 2022

Trần Đăng Khoa- cái tên chẳng còn xa lạ gì với những bạn đọc yêu thơ. Được biết đến là một nhà thơ gắn bó sâu nặng với quê hương, tác giả đã cho ra đời rất nhiều bài thơ hay về làng quê.Và trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo nàn và sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống tác phẩm tuyệt vời “Hạt gạo làng ta”  ra đời dưới cái nhìn đầy quen thuộc ,dễ hiểu, chân thực về tình yêu tác giả dành cho “Sản vật” quê nhà.

Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm”, trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện đậm vị

Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay…

Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…

Hình ảnh những hạt gạo còn gắn liền với lịch sử xa xưa lâu đời cùng theo người ra chiến trường, là quà, tình cảm của hậu phương gửi ra tiền tuyến, hạt gạo dẻo thơm là sức sống, để tăng cường sức khỏe cho người lính tiếp tục đứng vững chiến đấu kiên cường. Hình ảnh Hào giao thông được tác giả nhắc tới vì đây là hình ảnh không thể nào quên được trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, chống Pháp gian khổ trường kỳ là nơi cư trú an toàn, để thuận tiện cho hoạt đông di chuyển của người lính. Và hình ảnh những cô gái đeo sung đạn vàng trĩu nặng lung vẫn hăng hái đi cấy là một biểu tượng cho tinh thần vừa phải gia tăng sản xuất kết hợp chiến đấu bảo vệ quê hương mình.

Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…

Khổ thơ tiếp theo, thấy được sự đóng góp công sức nhỏ bé của thế hệ trẻ như tác giả giúp đỡ bố mẹ chúng với trách nhiệm tự giác, chăm chỉ, đối lập với vóc dáng người nhỏ bé nhưng công việc hết sức nặng như người lớn mang lại nỗi xúc động, dễ thương lớn.Khá khen các em nhỏ biết Tranh thủ sắp xếp giữa việc học chữ và phụ giúp gia đình. Hình ảnh những thiếu niên cổ còn đeo khăn quàng đỏ, đỗi những chiếc mũ đan, gánh những mẻ đất mẻ phân giúp cho việc lao động trên cánh đồng dễ dàng hơn.

Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất

Ở khổ thơ cuối, tầm quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…

Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa, càng yêu thêm quê hương ta.

Học tốt!

24 tháng 10 2022

Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Ru cho mềm ngọn gió thu Ru cho tan đám sương mù lá cây Ru cho cái khuyết tròn đầy Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau Bàn tay mang phép nhiệm màu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi Ru cho sóng lặng bãi bồi Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu Ru cho đời nín cái đau À ơi ... mẹ chẳng một câu ru mình (À ơi tay mẹ - Bình Nguyên ) 1. chỉ ra cách gieo vần và bắt nhịp...
Đọc tiếp
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Ru cho mềm ngọn gió thu Ru cho tan đám sương mù lá cây Ru cho cái khuyết tròn đầy Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau Bàn tay mang phép nhiệm màu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi Ru cho sóng lặng bãi bồi Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu Ru cho đời nín cái đau À ơi ... mẹ chẳng một câu ru mình (À ơi tay mẹ - Bình Nguyên )

1. chỉ ra cách gieo vần và bắt nhịp trong đặn trich.

2 . thể loại của đoạn trich

3. nội dung của đoạn trích

4. em hiêu ntn về câu À ơi ... mẹ chẳng một câu ru mình

5. hình ảnh " bàn tay" trong đoạn trích nói về 

6. nêu cảm nhận về bàn tay mẹ trong đoạn trích. liên hệ tình cảm của em cho mẹ của mình.

7.xác định từ láy từ ghép trong đoạn trích.

 

MÌNH CẦN GẤP NHÉ Ạ. CẢM ƠN Ạ.

1
24 tháng 10 2022

sách gì vậy?

24 tháng 10 2022

Trong tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, "Chị em Thúy Kiều" chính là đoạn trích biểu hiện rõ nhất tài năng miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người, Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp Thúy Vân. Ngay từ những câu thơ đầu tiên trong đoạn trích, Nguyễn Du đã khái quát vẻ đẹp của "hai ả tố nga": "Mai cốt cách, tuyết tinh thần", đó là vẻ đẹp của sự duyên dáng, thanh cao và trong trắng của người thiếu nữ. Sau đó tác giả đi vào phác họa chân dung vẻ đẹp của Thúy Vân. "Vân xem trang trọng khác vời", vừa là lời giới thiệu, vừa là lời khẳng định, nhấn mạnh vẻ đẹp thanh cao, trang trọng, quý phái của Thúy Vân. "Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang", người thiếu nữ Thúy Vân toát lên vẻ đẹp phúc hậu, tròn đầy qua khuôn mặt như ánh trăng rằm, nét lông mày nở nang như ngài. "Hoa cười ngọc thốt đoan trang", câu thơ nói lên vẻ đẹp thanh tú, tao nhã của nàng Vân, nụ cười của nàng như bông hoa đang nở, giọng nói của nàng trong trẻo ví như "ngọc thốt". Ở nàng toát lên vẻ đẹp của một người con gái, người phụ nữ trang nghiêm, đứng đắn. Nếu như ban đầu vẻ đẹp của được ví tựa như hoa như ngọc, như trăng thì đến đây, vẻ đẹp của nàng còn vượt lên trên vẻ đẹp của tạo hóa: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da", những thứ đẹp đẽ của tự nhiên đã phải cúi đầu chào thua trước vẻ đẹp của nàng. Mây cũng phải thua mái tóc đen óng ả bồng bềnh, tuyết xin nhường màu trắng của làn da nàng. Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho tự nhiên phải tìm cách hòa hợp, nhường nhịn trong êm đềm, điều đó cho thấy dự cảm về cuộc đời nàng sẽ là một cuộc đời bình lặng, êm ấm, hạnh phúc.

24 tháng 10 2022

Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán, của cải mất mát chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị. Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

25 tháng 10 2022

A) vào ngày thứ sáu là ngày tổ chức thi đội tuyển, hai bạn hs đi thi dội tuyển.
B) trên sân khấu, vài trong số các bạn hs đang nô đùa

26 tháng 10 2022

a. Bổ sung về số thứ tự và số lượng

b. bổ sung về số lượng.