K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2020

(x-3,7)-3,3=9

(x-3,7)      =9+3,3

(x-3,7)      =12,3

 x-3,7       =12,3

 x              =12,3+3,7

 x              =16

12 tháng 4 2020

Ngôi trường tôi đang học là THCS Lê Thành Công .. Một buổi sáng đẹp trời , những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá , sân trường tôi giờ này thật tĩnh lặng biết bao ~! Đâu đó chỉ mới điểm vài đốm trắng xanh của học sinh đến sớm . Tôi ngồi dưới gốc cây cổ thụ học bài để dò bài dưới sân trường, Ở các lớp . Có ba bốn bạn cùng nhau trực nhật trông có vẻ rất vui . Ở tại mái trường này tôi đã có biết bao kỉ niệm vui buồn dù chỉ là một học sinh mới bước vào trường. Những giờ ra chơi những tiết học đầy căng thẳng ,... Có nhiều bạn đến sớm xuống sân trường chơi đá cầu , nhảy dây ,... Có những bạn học sinh đi xe đạp tới trường làm cho ngôi trường đông vui , nhộn nhịp hơn . Tiếng trống trường bắt đầu vang lên ... Những bạn học sinh ngồi dưới sân trường dò bài. Tuy giờ vào lớp đã bắt đầu nhưng em rất vui vì đã cắp sách dưới mái trường này.

Câu 1. Sách bò.

Câu 2. Con đê, con đường.

Câu 3. Khi nhìn đồng hồ (nhìn kim phút chỉ số 2 nói 10 phút); nhìn 2 bàn tay nói 10 ngón tay; nhìn 2 ngôi sao 5 cánh nói 10 cánh sao.

Câu 4. Bàn cờ (bàn cờ tướng, bàn cờ vua); bản đồ thế giới; quả Địa cầu.

Câu 5. Bảng lớp học.

Câu 6. Hàm răng trên, yếm bò.

Câu 7. Sự im lặng.

Câu 8. 2 con mèo (ba con mèo là bố con mèo; tỉ con mèo là chị con mèo).

Câu 9. Thời gian, phần mềm Photoshop.

Câu 10. Tên của bạn.

17 tháng 4 2020

câu 1 : sách túi 

câu 2 :Con đê ; con đường .

câu 3 :Khi nhìn cái đồng hồ ( kim phút chỉ số 2 nói 10 phút )

câu 4 ; Bàn cờ nước là các quân cờ ( vua , hậu, tốt,xe,tịnh, mã )

câu 5 : cái bảng dùng phấn viết

câu 6 : Con bò được mọi người nói là ngu như bò  nhưng chưa ai nói ngu như trâu ,bò có hàm răng trên trâu không có

câu 7 : sự im lặng ( yên tĩnh )

câu 8 ; 2 con ( chị ,ba của mèo )

câu 9 : thời gian ;tuổi tác .( 2 cái này đều đúng vì bạn không nói già ngay bây giờ mà chỉ nói trở thành mà thôi )

câu 10 : là tên của bạn.

mình không tra internet nha mình (đúng thì k nha )

# hok tốt #

11 tháng 4 2020

Các số : 2,3,6,7,8,14,15,30
 

11 tháng 4 2020

Là số 8 đúng không, đúng thì tk mk nha

2+1=3

3.2=6

6+1=7

7.2=14

14+1=15

15.2=30

liên quan à bn

văn lớp 6 làm j có chủ đề này

K hỉu????????????????????!!!!!!

Help!!!!

Hội con bò đã trở lại!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

11 tháng 4 2020

5+25=60

Xã hội 

nhà Đường chia lại đơn vị hành chính, đổi tên Giao Châu thành An Nam Đô Hộ Phủ

siết chặt bộ máy cai trị đến cấp huyện

sửa sang các đường giao thông, xây thành tăng quân, để nhanh chống đàn áp chiến tranh nhân dân

khiến cho nhân dân sống khổ cực

 Trong thời nhà Đường, Phật giáo có tác động chủ yếu đến văn hóa Trung Quốc, và nhiều giáo phái bản địa trở nên nổi bật. Tuy nhiên, về sau triều đình đã ngược đãi Phật giáo và tôn giáo này đã suy giảm tầm ảnh hưởng. Mặc dù chính phủ và triều đình nhà Đường suy sụp trong thế kỷ IX, song nghệ thuật và văn hóa vẫn tiếp tục phát triển.

11 tháng 4 2020

Nhà Đường với kinh đô Trường An (là thành phố đông dân nhất thời bấy giờ, nay là Tây An) được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa; ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thời kì đầu nhà Hán — một thời kì hoàng kim của văn minh thế giới.

Lãnh thổ của nhà Đường rất rộng lớn, lúc cực thịnh đạt gấp rưỡi lãnh thổ của nhà Hán nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh và các cuộc chinh chiến quân sự. Trong hai cuộc điều tra trong thế kỷ VII và thế kỷ VIII, dân số trên lãnh thổ nhà Đường được ước tính lên đến 50 triệu người (đây mới là dân số dựa trên số hộ trong sổ sách, dân số thực có thể còn gấp đôi như vậy).[2][3][4]a[›] Và, khi bộ máy nhà nước đi xuống và không thể điều tra dân số một cách chính xác trong thế kỷ IX, con số ước tính là 80 triệu người.[5][6] Với số dân lớn như vậy, nhà Đường có một lực lượng quân đội hùng mạnh với binh lính chuyên nghiệp và những thương nhân buôn bán, trao đổi hàng hóa trên toàn bộ khu vực châu Á dọc theo Con đường Tơ lụa nổi tiếng. Nhiều nước khác nhau đã triều cống cho triều đình nhà Đường, nhà Đường cũng chinh phục hoặc khuất phục một số khu vực rồi đặt chúng dưới quyền cai trị gián tiếp thông qua một hệ thống bảo hộ. Bên cạnh quyền bá chủ về mặt chính trị, nhà Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các nước láng giềng như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

Thời kì nhà Đường phần lớn là một giai đoạn tiến bộ và ổn định, nhưng vào giữa triều đại thì xảy ra loạn An Sử, từ đó nhà Đường ngày càng đi xuống. Giống với nhà Tùy, nhà Đường duy trì bộ máy các quan lại trong triều đình từ các sĩ đại phu thông qua các cuộc thi khoa cử và tiến cử. Trật tự này đã bị suy yếu khi các thống đốc quân sự khu vực được gọi là tiết độ sứ nổi lên trong thế kỷ IX. Văn hóa Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và cường thịnh trong thời kì nhà Đường, đây được coi là thời kì đỉnh cao của thi ca, hay thơ Trung Quốc.[7] Hai thi sĩ nổi tiếng nhất Trung Hoa là Lý Bạch và Đỗ Phủ, thuộc về thời kì của Triều đại này, cùng với các họa sĩ nổi tiếng như Hàn Cán, Chương Tuyển và Chu Phương. Có một số lượng lớn các công trình văn học lịch sử, toàn thư và các nghiên cứu về địa lý được hoàn thành trong thời kỳ nhà Đường.

Có nhiều đổi mới đáng được công nhận và chú ý dưới thời nhà Đường, trong đó bao gồm sự phát triển của ngành in mộc bản. Trong thời nhà Đường, Phật giáo có tác động chủ yếu đến văn hóa Trung Quốc, và nhiều giáo phái bản địa trở nên nổi bật. Tuy nhiên, về sau triều đình đã ngược đãi Phật giáo và tôn giáo này đã suy giảm tầm ảnh hưởng. Mặc dù chính phủ và triều đình nhà Đường suy sụp trong thế kỷ IX, song nghệ thuật và văn hóa vẫn tiếp tục phát triển. Triều đình trung ương mục nát nên đã không thể quản lý được nền kinh tế, song việc mậu dịch vẫn không bị ảnh hưởng và thương mại vẫn tiếp tục thịnh vượng.

bài 1 : hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đvăn sau    bến cảng lúc nào cx đông vui. tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nc. xe a, xe e tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. tất cả đều bận rộn.bài 2 : hãy s2 cách diễn đạt trong đvăn trên vs đvăn dưới đây    bến cảng lúc nào cx rất nhiều tàu xe. tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nc. xe to, xe nhỏ nhận hàng về rồi chở hàng ra....
Đọc tiếp

bài 1 : hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đvăn sau

    bến cảng lúc nào cx đông vui. tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nc. xe a, xe e tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. tất cả đều bận rộn.

bài 2 : hãy s2 cách diễn đạt trong đvăn trên vs đvăn dưới đây

    bến cảng lúc nào cx rất nhiều tàu xe. tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nc. xe to, xe nhỏ nhận hàng về rồi chở hàng ra. tất cả đều hđộng liên tục

bài 3 : 2 cách vt dưới đây cs j \(\ne\)nhau. nên chọn cách vt nào ch văn bản biểu cảm và chọn cách vt nào ch văn bản thuyết minh

    c1 : trong họ hàng nhà chổi thì cô bé chổi rơm vào loại xinh xắn nhất. cô cs chiếc váy vàng óng, k ai đẹp =. áo của cô cx = rơm thóc nếp vàng tươi, đc tết săn lại, cuốn từng vòng quanh ng, trông cứ nhao áo len z.

    c2 : trong các loại chổi, chổi rơm vao loại đẹp nhất. chổi đc tết = rơm nếp vàng. tay chổi đc tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.

bài 4 : hãy ch bt phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây đc tạo ra = cách nào và tác dụng của n ntn

    a)     núi cao chi lắm núi ơi

       núi che mặt trời chẳng thấy ng thw!

    b) nc đầy và nc ms thì cua cá cx tấp nập xuôi ngược, thế là bn cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cx bay cả về vùng nx ms để kiếm mồi. suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, cs khi chỉ vì tranh 1 mồi tép, cs nhx a cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng đc miếng nào.

    c) dọc sông, nhx chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nc. [...] nc bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại hòa phước.

    d) cả rừng xà nu hàng vạn cây k cs cây nào bị thương. cs nhx cây bị chặt đứt ngang nửa thân mk, đổ ào ào như 1 trận bão. ở chỗ vết thw, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, r dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

bài 5 : hãy vt 1 đvăn miêu tả ngắn vs ndung tự chọn, trong đó cs dg phép nhân hóa

bài 6 : e hãy tìm 5 câu thơ cs sử dụng phép nhân hóa và nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hóa trong câu thơ vừa tìm đc

bài 7 : tìm 1 đvăn cs sử dụng phép nhân hóa và nêu tác dụng của phép nhân hóa đó trong văn bản " cây tre VN " của thép ms

bài 8 : vt 1 đvăn theo chủ đề tự chọn cs sử dụng linh hoạt phép nhân hóa

     

0
10 tháng 4 2020

Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, tài năng quân sự, họ còn phải biết yêu thương, dạy bảo binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình.

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng dân tộc vĩ đại. Tài năng kiệt xuất và đức độ cao cả của họ đã có ảnh hưởng quyết định đến vận mệnh đất nước. Đọc lại áng văn Chiếu dời đô của Lí Công uẩn và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vôcùng to lớn trong sự phát triển của dân tộc dù lúc đất nước lâm nguy hay thái bình, thịnh vượng.

Đất nước có giặc, hoạ ngoại xâm đe doạ nền hòa bình của dân tộc cũng là lúc cần đến những vị tướng tài ba. Trần Quốc Tuấn ghi dấu trong lịch sử dân tộc và để lại ấn tượng sâu đậm về một võ tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm. Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử. Là người đã bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông. Nhà quân sự kiệt xuất này có những chiến công hiển hách là nhờ ông quan tâm tới vận mệnh nước nhà bằng trái tim và ý chí của một anh hùng dân tộc. Cái tâm và cái tài của một vị tướng, một người con yêu nuớc,trung với vua được thể hiện rõ nét trong áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ”. Đọc “Hịch tướng sĩ” ta ngỡ như nghe tiếng nói của cha ông, của non nước. Nó nồng nàn tinh thần yêu nước, biểu hiện lòng câm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù, không chỉ là của riêng Trần Hưng Đạo mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc yêu tự do và giàu tự trọng.

Trước tai hoạ đang đến gần : quân Mông – Nguyên lăm le xâm lược lần thứ hai với tâm địa không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt mọc dưới vó ngựa của năm mươi vạn quân. Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng đương đầu với cuộc chiến sống còn. Nhũng lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã chỉra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc và những việc cần làm để chống giặc. Trần Quốc Tuấn đau nỗi đau của dân tộc, nhục cái nhục quốc thể. Tác giả ngứa mắt khi thấy “sứ giặc đi lại nghênh ngang”, ngứa tai khi chúng “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình”. Tác giả rất khinh bỉ, đã “vật hoá” chúng, gọi là “dê chó”, là “hổđói”. Ông mượn những tấm gương bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân để khích lệ lòng tự trọng ởcác tướng sĩ. Ông cũng biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của họ Viết cho tướng sĩ, nhưng ta thấy ông phơi trải tấm lòng mình, Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn,mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn,nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉcăm thù giặc mà Trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trâm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.

Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, tài năng quân sự, họ còn phải biết yêu thương, dạy bảo binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình. Cũng chính nhờ tình cảm đó, ông đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ. Nhưng yêu thương, lo lắng cho binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm thái độ sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh Tổquốc lâm nguy, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc và nếu các tướng sĩ không nghe theo thì hiểm họa trước mắt thật đau xót: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào Những lời giáo huấn của ông đã thức tỉnh biết bao binh lính, giúp họ nhận thức hơn vềđộc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cạo cảnh giác, đoàn kết trước nguy cơ mất nước. Ông đã thảo cuốn binh thư yếu lược đểcác tướng sĩ học theo, từ bỏ lối sống xa hoa, chuyên chăm vào việc rèn luyện võ nghệ để mọi người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ để có thể chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Chăm học “Binh thư yếu lược” cũng là một cách rèn luyện đểchiến thắng quân thù. Thật hả hê khi nghĩ đến giây phút chúng ta chiến thắng, chưa đánh giặc nhưng Trần Quốc Tuấn đã ca khúc khải hoàn “chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các người trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền Lời tâm sự của Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ thật chân thành khiến các tướng sĩ một lòng khâm phục vị tướng tài vì xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến đấu. Những con người ưu tú như Trần Quốc Tuấn quả là bậc danh tướng có một không hai trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh điều mà Trần Quốc Tuấn đã nói. Cùng với sự đồng lòng toàn dân toàn quân, Việt Nam đã dành thắng lợi trước kẻ thù hùng mạnh nhất thời kì đó. Trong đó vai trò lãnh đạo của người lãnh đạo đóng vai trò quyết định, ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trân. Ta bắt gặp lại chí khí, tài năng của ông trong những nhà quân sự tài ba của thế kỉ XX đã làm nên huyền thoại Điện Biên Phủ, làm nên đại thắng Mùa xuân 1975.

Đấy là trong thời chiến, ngay cả khi đất nước thái bình ta cũng không thể không cần một vị vua anh minh, hiền tài biết lo cho trăm họ. Và một trong những vị vua tài giỏi, lỗi lạc của đất nước là Lí Công uẩn, ông là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Lí Công uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Vì ông muốn đóng đô ởnơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu nên ông đã ban bố Chiếu dời đô vào năm 1010 để “trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân ”, tỏ bày ý định rời kinh đô cũ từ Hoa Lư (Ninh Bình)khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Nơi đấy không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi địa thế rộng, bằng, đất đai cao thoáng. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt thì nhân dân được ấm no, thanh bình, việc dời đô đã hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa. Nơi ấy là thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay). Sau đó, ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi. Kinh đô Thăng Long quả là cái nối lập đểnghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời. Lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc. Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. Nói cách khác, không có ý chí quyết tâm lớn, không có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công uẩn không thể nói đến chuyện dời đô.

Mởđầu bài chiếu, nhà vua giải thích tại sao lại dời đô. Và bằng lập luận ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chừng thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô không phải là hành động, là ý muốn nhất thời của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Lí Công uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. Dân tộc Việt không chỉ là nước độc lập. Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về một mối. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh, ông tâm đắc và rất vui vì tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, nơi có thể“rồng cuộn hổngồi”, hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dựa núi”. Nơi đây là mảnh đất lí tưởng dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi.” Thật cảm động trước tấm lòng của vị vua anh minh, quan tâm tới nhân dân, tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dáu sự đất thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc.

Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó. Trải qua bao thăng trầm, con rồng ấy vẫn bay lên bầu trời như thách thức sự vô hạn của thời gian.“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổđộc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.

Đọc lại áng văn “Chiếu dời đô “của Lí Công uẩn và bản hùng văn bất hủ muôn đời “Hịch tướng sĩ“ của Trần Quốc Tuấn, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của họ. Qua đó, chúng ta hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam cầnlàm những nhà lãnh đạo giàu tâm và tài như vậy.