Hãy viết đoạn văn tưởng tượng em là một trong những chàng trai trẻ tuổi ở đoàn quân của trần quốc toản, kể lại trận đánh đầu tiên!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cô bé thật xinh xắn
(mik chỉ bt chuyển sang nghĩa gốc thui chứ ko bt chuyển sang nghĩa chuyển 😭💦)
nghĩa gốc : em thật xinh đẹp
nghĩa chuyển : chiếc túi thật xinh xắn
tích nha
Ngày xưa, có một con hổ rất to và mạnh mẽ sống trong rừng. Một hôm, hổ thấy một người nông dân đang cày ruộng với con trâu. Hổ thắc mắc tại sao con người nhỏ bé lại có thể điều khiển được con trâu to lớn như vậy. Hổ hỏi trâu, và trâu trả lời rằng con người có "trí khôn".
Hổ rất tò mò muốn biết trí khôn là gì, nên quyết định hỏi người nông dân. Người nông dân bảo rằng trí khôn đang để ở nhà và đề nghị hổ chờ để đi lấy. Nhưng trước khi đi, người nông dân yêu cầu hổ phải bị trói lại để đảm bảo an toàn cho mình. Hổ đồng ý với ý kiến của người nông dân.
Sau đó, người nông dân nhanh chóng trói hổ thật chặt vào gốc cây rồi đốt lửa quanh hổ và nói rằng đó chính là trí khôn của ta. Hổ hoảng sợ và vùng vẫy, nhưng không thể thoát ra được. Những vết cháy trên lưng hổ tạo thành những vằn đen mà chúng ta thấy trên lưng hổ ngày nay.
Câu truyện Trí khôn của ta đây dạy cho chúng ta một bài học quý giá về sự thông minh và mưu trí. Nhờ có trí khôn, con người có thể vượt qua những khó khăn và nguy hiểm, dù họ có nhỏ bé hơn và yếu đuối hơn so với nhiều loài vật khác.
Từ câu truyện này, em học được rằng trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết suy nghĩ và sử dụng trí tuệ để giải quyết vấn đề, thay vì chỉ dựa vào sức mạnh. Trí khôn không chỉ giúp chúng ta vượt qua khó khăn mà còn giúp chúng ta sống tốt hơn, biết cách đối nhân xử thế và giúp đỡ người khác.
Em sinh ra và lớn lên trên quê hương Hiệp Thuận thân thương. Quê hương gắn bó với em bao kỉ niệm êm đềm. Đó là lũy tre xanh rì rào trong gió, là đầm sen tỏa hương thơm ngát. Đó là vẻ đẹp của cây đa, giếng nước, sân đình, là mái trường mến yêu ngày ngày vang vọng tiếng của thầy cô, bạn bè.. Song có lẽ, dòng sông Đáy hiền hòa là nơi để lại cho em những tình cảm đáng mến.
Em nghe cô giáo của em nói: “ Sông Đáy làm một nhánh của sông Hồng, một con sông lớn nhất miền Bắc”. Đứng từ trên bờ đê nhìn xuống, dòng sông giống như một con trăn khổng lồ uốn mình qua những nương ngô, bãi mía. Con sông Đáy quê em đã đi vào thơ và nhạc:
“Dòng sông Đáy quê em
Sông trăng hay sông lụa
Nong kén vàng như lúa
Tròn vạnh một góc trời.”
Trong mắt em, sông không rộng lắm nhưng em cũng không biết sông chảy đến đâu.
Mùa này, nước sông trong vắt. Đứng trên bờ sông ta có thể nhìn rõ những viên cuội nhỏ bé dưới đáy sông, những cây rong, cây diếp cá mềm mại trôi theo dòng nước như mái tóc của người thiếu nữ đang thả trên sông. Hai bên bờ, những nương ngô, bãi mía nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông làm cho mặt sông khoác trên mình một màu xanh dịu dàng.
Vào những buổi sáng, mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương. Những bè cá trên sông hiện ra mờ mờ, ảo ảo.
Những trưa hè oi ả, nắng tràn trên mặt sông. Hình như có bao nhiêu nắng, bao nhiêu nóng trời đều dồn hết đổ xuống mặt sông. Nước sông ánh lên, bỏng giãy. Sông như gồng mình lên để chống chọi với cái nắng, cái nóng. Và chắc chỉ có dòng sông Đáy mới có thể làm được điều đó mà thôi.
Chiều về, khi ông mặt trời khuất sau lũy tre, ráng hoàng hôn nhộm đỏ mặt sông, dòng sông khoác trên mình chiếc áo đỏ ráng vàng. Nước sông trở nên mát mẻ. Lúc này, trên bến sông, các bà, các chị đi làm bãi về ra sông rửa chân tay. Những đứa trẻ như chúng em từ Tam Hiệp xuống, Liên Hiệp lên được bố mẹ cho ra sông tập bơi. Những chiếc phao bơi đủ màu sắc bập bềnh trên sóng nước. Tiếng cười, tiếng nói ầm ĩ cả mặt sông làm xao động cả một vùng nước mênh mông.
Trăng lên, mặt sông thay chiếc áo hàng ngày bằng một chiếc áo giáp vàng lóng lánh. Ánh trăng hòa vào nước sông tạo thành một đường trăng lung linh, huyền ảo. Tiếng gió xào xạc, tiếng những chú cá lắp bắp đi kiếm ăn. Xa xa, những ngọn đèn cao áp trên đập Bin lặng lẽ tỏa ánh sáng xuống mặt sông càng tăng thêm vẻ đẹp yên tĩnh của dòng sông trong đêm trăng.
Sông hiền lành là vậy nhưng mùa lũ đến, mặt sông rộng ra mênh mông. Nước sông đục ngầu cuồn cuộn trôi cuốn theo không thương tiếc những nương ngô, bãi mía sắp đến mùa thu hoạch. Lúc đó sao sông đáng ghét đến vậy. Thế nhưng, chỉ sau đó vài hôm, sông thấy mình như có lỗi. Sông liền trả lại cho bà con nông dân một lớp đất phù sa màu mỡ, hứa hẹn một mùa sau bội thu.
Ôi! Dòng sông Đáy quê em! Sông dịu dàng khi trời trong, nắng đẹp, trắng xóa, ồn ào khi mùa lũ. Sông như một người bạn lúc buồn, lúc vui, lúc giận dữ, gắt gỏng, lúc êm dịu, hiền lành. Con sông ấy đã ôm ấp và ghi lại những kỉ niệm tuổi thơ của em. Em yêu sông như người thân, như quê hương Hiệp Thuận thân thương. Dù mai đây có đi đâu xa, em luôn nhớ về dòng sông Đáy, dòng sông tuổi thơ.
Tình cờ, tôi có duyên gia nhập vào đội quân của Hoài Văn Hầu. Lúc này, thái tử nhà Nguyên là Trần Nam Vương Thoát Hoan thống lĩnh năm mươi vạn binh mã đã sang đến nước ta. Đội quân nghe tin, hừng hực khí thế, xin Hoài Văn lên đường đánh giặc. Một buổi sáng nọ, Hoài Văn khăn áo chỉnh tề, lầm rầm khấn trời đất phù hộ nước Nam. Đội quân cũng đọc lời thề. Theo lời Hoài Văn Hầu, đội quân tiến theo hướng Bắc, đi tìm giặc mà đánh. Đội quân đụng độ với người Mán, Hoài Văn Hầu đã có cuộc trò chuyện với người tráng sĩ Mán tự xưng là Nguyễn Thế Lộc, chủ trại Ma Lục, thuộc đạo Lạng Giang. Khi có tin giặc đến, chúng tôi được lệnh cùng các tráng sĩ người Mán chia nhau đi bố trí trên các ngọn núi. Quân giặc lọt vào trận địa, hốt hoảng. Chúng thi nhau bỏ chạy. Chúng tôi phấn khích vô cùng.