chia sẻ 1 trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gia đình em có bốn người bố, mẹ, em trai và em. Vì bố mẹ em làm việc ở cơ quan trưa không ăn cơm ở nhà do vậy chỉ có buổi tối gia đình em mới được ăn cơm cùng nhau.
Em thích cảnh gia đình ăn cơm cùng nhau bởi khi đó mọi người mới được nhìn thấy nhau sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Mẹ em là người phụ nữ rất đảm đang mẹ là người trực tiếp nấu bữa tối cho cả gia đình.
Bình thường sau mỗi giờ tan sở mẹ em lại đi vào chợ mua thức ăn về nhà tự chế biến. Mặc dù có mỏi mệt nhưng mẹ vẫn luôn nấu cơm cho gia đình và luôn ăn đúng giờ. Bữa cơm mẹ nấu rất nhiều món như cá rán, thịt xào hành, canh bí đỏ, canh cá với cà chua,…và nhiều món khác.
Mẹ em nấu rất ngon ba bố con đều ăn rất là nhiều. Và trong bữa cơm mọi người thường vừa ăn vừa trò chuyện với nhau. Bố hay hỏi đến việc học tập trên lớp của em và em trai em và hay hỏi điểm số ngày hôm ấy của hai chị em. Nếu ai được mười điểm sẽ được bố thưởng một món quà. Còn mẹ em hay hỏi những chuyện vặt ở lớp như hỏi về các bạn của em, hay em có mắc lỗi gì không.
Cứ như vậy cho đến hết bữa cơm. Em thấy rât vui và hạnh phúc nên em cũng ăn rất nhiều. Ăn xong mẹ là người rửa bát em hay chạy ra phụ mẹ úp bát và khi xong mọi người lại cùng nhau ra xem phim một tiếng rồi ai về phòng người đấy.
Những lúc như vậy em cảm thấy mình thật may mắn vì có một gia đình thật hạnh phúc. Em hứa với bố mẹ sẽ học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ đã tin tưởng và nuôi dạy.
chúc bạn học tốt nhé
Tham khảo nhé:
Nhân dịp Tết tới gần, chung cư nhà em tổ chức hội làng. Buổi sáng, hội chợ - một phần của hội làng bắt đầu. Những gian hàng đầu tiên bày biện hàng hóa. Những hàng bán lì xì thì đỏ rực. Những phong lì xì đề mấy câu chúc Tết đỏ thắm, đỏ rực được bọc trong những cái túi đề giá. Từng chồng lì xì chất lên nhau. Nhưng màu đỏ của lì xì thì chưa đủ. Còn có cả những màu sắc tươi tắn, sặc sỡ của những quần áo mới. Trẻ con níu kéo cha mẹ tới tiệm quần áo, thích chí lay lay những bộ áo mới toanh treo trên giá. Rồi đám trẻ lại kéo cha mẹ tới tiệm đồ chơi. Những chiếc đồ chơi xinh xắn. Có những chú cún bông, lưng đeo một chiếc yếm đỏ đề nét chữ vàng, nhúc nha nhúc nhích không ngừng trên sạp hàng theo sự điều khiển của máy. Có những chú khủng long nhựa, miệng nhe ra để lộ hàm răng sắc, chân giơ ra, những chiếc móng sắc như dao trừng trừng. Những chú thỏ xinh xinh với đôi tai dài vểnh lên, chân ngắn, lông trắng muốt được buộc vào những hộp quà nhiều màu nhỏ xinh. Trước cổng khu chung cư, người ta dựng mô hình một mái lều, dưới mái là những chậu hoa đỏ sặc sỡ, trên xà mái có treo câu đối với những dòng chữ nắn nót. Xếp thành hai hàng quanh ngôi lều là những bức tranh do trẻ con vẽ trông rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Tôi cũng nằm trong số những em bé hôm đó, chạy tung tăng khắp sân chung cư, liếc qua liếc lại những gian hàng bày bán đủ thứ từ bánh kẹo tới lì xì, quần áo...
Buổi tối hội làng thật vui. Tiếng đàn, tiếng hát vang lên. Mọi người tụ tập tại sân chung cư, cùng nhau hòa vào tiếng hát. Đấy sẽ là một ngày đáng nhớ cho tôi và cho tất cả mọi người.
thương xót, xót thương, thương yêu, yêu thương, thương nhớ, nhớ thương, thương thuyết, thương thảo...
Thương nhân, thương cảm, thương tình, thương nghĩa,thương yêu, thương nhớ,thương nghiệp, thương lái, thương xót,...
Hoàn cảnh: trong nhà
Nhân vật : người em gái biết dùng máy tính online.
..................
Em Minh là một cô bé 12 tuổi sống cùng ông bà nội. Ba mẹ mất trong tai nạn xe. Em không thường đi ra ngoài do khu xóm Minh là khu xóm đông người và phức tạp. Em đi đến trường học và về nhà là hai khu vực hoạt động. Tuổi thơ luôn là quan trọng cho từng người, nên ông bà cho em những thoải mái nhất mà em có thể có.
Hằng ngày em có thể làm bất cứ việc gì em muốn, chỉ cần online với mình, một gia sư online. Cô bé có những câu hỏi rất tư vị và khôi hài ...đến nỗi : " ồ lạ nghe!"
Hôm nay em lại hỏi :
Tại sao phải giúp đỡ bạn Tí , trong khi bạn Tí không làm theo yêu cầu của em?
Học là phải đem điểm 8, 9, 10 về. Vậy nếu không có điểm cao thì sao?
Khi em không hiểu thầy, thì thầy có biết là em đang không hiểu thầy không? Vậy em đang hiểu hay không hiểu đây?
Em nói liến thoắng và cúp máy cái rẹt ! Nhắn tin và gọi ...vẫn không nghe trả lời. Mình phải gọi ông đem Minh trước camera online trần nhà một lần trong ngày. Học tập hay giúp ai đó tốt thì trước hết : phải giũ đúng lời hứa" gặp mặt!"
Khi mùa đông giá lạnh rời đi, xuân đến bằng những chồi non lộc biếc là ta đã biết đã khởi đầu một năm mới.
Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió. Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp, mượt mà xuống mặt đất. Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn. Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân. Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới. Nó vui vẻ, hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.Ngày xuân chính là dịp mọi người đoàn tụ, về với gia đình. Những mâm cỗ được dọn ra trong sự hân hoan, sum vầy của mọi người. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất mà ai cũng mong chờ khi mùa xuân đến. Tôi lặng lẽ đứng ngắm quanh cảnh buổi sáng đầu năm ở khu phố, lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa và con người đã đem đến cho cảnh sắc nơi đây.
Mùa xuân, mùa của sự tươi mới, mùa của sự đổi thay. Mùa xuân đã mang đến cho thiên nhiên, vạn vật và cả cuộc sống của con người những gam màu rực rỡ và tuyệt diệu.
Vẻ đẹp thường lấy cảm hứng sự tự nhiên đem trong tâm thức hài hòa , vui vẻ.
Mùa xuân luôn tìm thấy ở các đôi mắt ngạc nhiên. Bạn từng thấy ai đó ngẩn người khi nhận ra " bé cái lầm" như khoảng khắc ' mùa xuân' vậy !
Hôm nay, bạn cũng có thể làm ra ' khoảng khắc mùa xuân' là bạn hãy đến bên người bạn yêu thương và nói câu với danh từ chỉ ngôi thứ khác : " hôm nay cho em mượn đôi tay của anh " , đồng nghĩa là anh muốn giúp em .
Mùa xuân sẽ có ngay đấy !
1. Tác giả , vài nét và sự nghiệp sáng tác của tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) còn có một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.
- Quê quán: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Sau cách mạng tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn nghệ.
+ Sau 1954, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.
+ Năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Bát cơm Cụ Hồ”, “Giữa trong xanh”, “Gió bấc gió nồm” …
- Ông chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ, trong trẻo và nhẹ nhàng.
2.Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện được viết năm 1970, là kết quả chuyến đi lên Lào Cai của tác giả. Tác phẩm được in trong tập “Giữa trong xanh”
lớp A có số học sinh tham gia thi giải toán là
30 x 70 : 100 = 21 ( học sinh )
lớp A có số học sinh không tham thi giải toán là:
30 - 21 = 9 ( học sinh )
số học sinh lớp A là 100%
số học sinh không tham gia thi toán chiếm số phần trăm số học sinh cả lớp A là:
100% - 70% = 30% ( số học sinh lớp A)
đ/s:...
là nghĩa gốc
đi =>chỉ hành động đi từ điểm này sang điểm khác
Tick mình
~ HT ~
Để con đi là nghĩa gốc
Chỉ hành động của con người hoặc động vật ,'' đi'' từ 1 địa điểm nhất định đến 1 địa điểm khác mà họ muốn
Tham khảo nhé (xin lỗi, bài của tớ trình bày theo kiểu nghị luận nên hơi dài, tớ viết trên Word nên nó mới thế này nhé):
Trước sự thay đổi chóng mặt của cuộc sống, nhịp sống trước kia dần trở nên hối hả. Công nghệ phát triển mạnh mẽ, chúng ta không phải lặn lội đường xa chỉ để gặp nhau một buổi, giờ đây chúng ta có thể nhắn tin cho nhau qua những chiếc điện thoại hay máy tính, không mất công viết thư. Vì vậy mà người ta lãng quên những truyền thống quý báu của dân tộc, cho rằng đó là lạc hậu. Có người nói rằng nên phát huy những truyền thống này.Vậy quan niệm nào là đúng, sai?
Theo tôi, trước tiên chúng ta nên nhớ đến công lao của cha ông. Họ đã đi trước chúng ta nhiều thế hệ, cuộc sống của họ nghèo hơn cuộc sống bây giờ của chúng ta rất nhiều. Họ chất phác, thật thà chứ không mánh khóe, khôn lỏi như một số người chúng ta bây giờ. Cuộc sống nghèo khó đã giúp cha ông đúc kết nên những bài học quý báu truyền lại cho chúng ta. Tại sao tôi dùng từ “quý báu” ở đây? Tôi có thể lược nó đi hay thay thế nó bằng một số từ ngữ khác, nhưng những truyền thống của cha ông là những truyền thống rất tốt đẹp, đáng để chúng ta học tập chứ không cổ hủ hay mê tín dị đoan, vì vậy tôi mới dùng từ “quý báu”. Có thể kể đến như “Lá lành đùm lá rách”. Câu thành ngữ này muốn nhắn nhủ con người phải biết đùm bọc, chia sẻ và giúp đỡ nhau đặc biệt là lúc khó khăn, hoạn nạn. Vì được thấm nhuần vào máu những tư tưởng tốt đẹp nên con người Việt Nam không bao giờ lãng quên nhau, luôn luôn sống đẹp, biết đoàn kết và giúp đỡ nhau. Đó là vì sao chúng ta nên phát huy truyền thống: vì đó là những truyền thống dạy ta cách sống đẹp, sống có ích, đáng học tập.
Những truyền thống này cũng góp phần làm nên lịch sử. Thí dụ như câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu tục ngữ này dạy chúng ta phải biết hợp tác chặt chẽ lúc làm việc chung, biết đoàn kết tương trợ. Nếu không được thấm vào óc tư tưởng này, làm sao chúng ta có thể đánh thắng những kẻ thù hùng mạnh bậc nhất thế giới như Pháp, Mĩ? Những chiến thắng lẫy lừng ấy được làm nên từ sự đoàn kết, hợp tác của quân dân Việt Nam. Hay sau Cách mạng tháng Tám, nếu dân tộc ta không đoàn kết, không có tinh thần “Thương người như thể thương thân” thì làm sao chúng ta có thể đưa đất nước khỏi hiểm nghèo? Đó là vì mỗi người đều thấm nhuần những tư tưởng tốt đẹp của cha ông truyền lại. Tuy mỗi đạo lí khác nhau và đôi lúc không dây mơ rễ má gì với nhau nhưng lại góp phần làm nên cuộc sống ngày nay. Tôi xin nói thêm: không có đạo lí, có truyền thống thì không có lịch sử. Vì lịch sử là từ những con người đã thấm nhuần đạo lí ấy mà ra.
Nguyên nhân thứ ba khiến tôi đồng tình với quan điểm phát huy truyền thống là vì nếu không có nó, Việt Nam sẽ chẳng thu hút được nhiều khách du lịch đến thế. Những điều khiến khách du lịch ấn tượng với một nơi nào đó bao gồm thiên nhiên, văn hóa, bản sắc và con người. Vì đã hấp thu những truyền thống tốt đẹp của cha ông, con người Việt Nam ý thức được rằng có thân thiện, mến khách thì mới có người muốn tìm hiểu. Nếu không được dạy bảo những truyền thống ấy, người Việt Nam trong con mắt của người nước ngoài sẽ không còn là “thân thiện, mến khách, nhiệt tình”. Hơn nữa, những truyền thống cũng là một phần bản sắc của dân tộc, phát huy chúng chứng tỏ chúng ta luôn hướng về cội nguồn, về quê hương và có lòng tự tôn dân tộc. Sẽ luôn là đúng khi giữ gìn bản sắc dân tộc trừ phi những truyền thống ấy mang tư tưởng cổ hủ, hẹp hòi, khi ấy chúng sẽ không đáng để học tập
Đối với mỗi đứa trẻ chúng em, quê hương chính là nơi gắn bó nhất. Từng con đường, căn nhà hay góc làng đều đầy ắp những kỉ niệm. Nhưng cánh đồng mới là nơi em cảm thấy yêu thích nhất.
Những ngày hè được về quê thăm ông bà ngoại. Em thường dậy rất sớm và cùng ông ngoại đi dạo trên con đường ven cánh đồng. Khi ấy, ánh mặt trời của ngày mới chỉ vừa bắt đầu ló rạng cũng đủ khiến mọi vật dường như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ánh nắng ấm áp làm tan những giọt sương sớm còn đọng trên những chiếc lá. Những ruộng lúa xanh mướt trải dài mênh mông. Gió từ xa thổi vào khiến cho những hàng lúa đung đưa như nhảy múa trước gió. Từ phía đường làng đi lại, một vài bác nông dân vừa đi vừa trò chuyện thật vui vẻ. Không khí buổi sáng ở cánh đồng thật trong lành mát mẻ làm sao.
Vì là mùa hè nên chẳng mất bao lâu sau, ánh nắng đã lên cao. Những giọt sương cũng tan dần. Bầu trời trở nên xanh hơn và cao hơn, không có một gợn mây nào cả. Tiếng chim gọi nhau ríu rít nghe thật vui tai. Lúc này, cánh đồng như được bao phủ bởi một màu vàng thật ấm áp của nắng. Và của cả những bông lúa vàng ươm, trĩu nặng nữa. Mùi lúa thơm theo những cơn gió lan tỏa khắp cánh đồng. Em thầm nghĩ rằng vụ mùa này chắc hẳn sẽ lại là một vụ mùa bội thu của các bác nông dân đây.
Cũng vào lúc này, các bác nông dân ra đồng làm việc nhiều hơn. Những chú trâu được thả đang thung thăng gặm cỏ ở phía đồi cỏ. Đàn cò trắng chao lượn vài vòng trên không rồi đáp xuống nghỉ ngơi. Mỗi người một công việc của mình, ai cũng thật bận rộn. Sau đó, em còn được thử xuống đồng thu hoạch cùng các bác nông dân. Công việc thật vất vả, nhất là việc sử dụng liềm - một dụng cụ chuyên dùng để cắt lúa. Vậy mà giữa cái nắng nóng của mùa hè, các bác nông dân vẫn cần mẫn làm việc. Thế mới thấy rằng, việc làm nông không hề đơn giản chút nào.
Chuyến về thăm quê đã đem đến cho em một trải nghiệm vô cùng thú vị. Em cảm thấy vô cùng yêu mến làng quê mình