Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
NGƯỜI THỦ THƯ THỜI THƠ ẤU
Năm ấy, khi tôi 6, 7 tuổi thì bác đã về hưu rồi. Tôi không biết tuổi tác, công việc của bác; chỉ biết tên bác là Hải. Bác có chòm râu quai nón đã bạc thật đẹp. Bác còn đẹp hơn nữa khi ngồi ở bên cửa lớp học, trong một buổi chiều rét buốt, mơ màng dạo một khúc nhạc réo rắt bằng chiếc đàn măng-đô-lin nho nhỏ của mình.
Những năm ấy, ở trường chưa có thư viện chuyên nghiệp như bây giờ. Chính bác Hải đã đứng ra thu gom sách và lập một tủ sách bé nhỏ, đặt ở một phòng học của ngôi nhà cấp bốn trong trường. Ngày mùa đông khô hanh, chúng tôi say mê đọc từ trưa cho đến xế chiều. Những ngày mùa lũ, mùa mưa thì mới chán, nước ngập đến tận khoeo chân, thư viện nhỏ đóng cửa. Khi đó, chúng tôi vẫn cứ ngong ngóng đợi bác Hải đến trường trên chiếc xe đạp lọc cọc, chòm râu bạc rung rung theo nhịp đạp xe.
Tôi còn nhớ như in ngày đầu đi đăng ký thẻ đọc. Hồi ấy thư viện chỉ nhận các “anh, chị” từ lớp ba trở lên. Tôi học lớp hai, mới 7 tuổi, chưa đủ “điều kiện” sở hữu một cái thẻ đọc bằng bìa màu xanh xám, có ghi tên học sinh, tên lớp trịnh trọng. Tôi không chịu được “bất công” ấy, vẫn đến nhưng không dám nói gì, chỉ mon men đứng nhìn. Bác Hải bảo về nhà thì tôi không chịu, vẫn cứ chăm chắm đứng nhìn đám anh chị lớn hơn tí chút ngồi đọc sách. Ý chừng sốt ruột quá, bác bèn hỏi han tôi học lớp nào, con nhà ai. Biết được mong muốn của tôi, bác đùa: “Thế thì bác phải kiểm tra xem cháu đọc có nhớ gì không!”. Sẵn trên giá có cuốn Búp sen xanh, bác đưa cho tôi bảo mang về.
Chiều hôm đó, tôi ngồi đọc Búp sen xanh. Đến hai, ba ngày sau vẫn say mê đọc. Hết tuần tôi mang trả cuốn sách. Bác hỏi: “Trong sách có bài thơ nào không?”. Tôi đọc ngay một bài thơ nhỏ trong cuốn sách cho bác nghe.
Thế là ngay lập tức tôi được trao một tấm bìa có tên mình, thậm chí, được mượn sách mang về nhà thường xuyên. Sau này gặp mẹ tôi, bác Hải cứ tấm tắc khen mãi trí nhớ của tôi. Bác không nghĩ rằng, với đứa trẻ, trong đầu còn chưa chật chội lắm những gì đã nhớ thì việc nhớ một bài thơ nhỏ chẳng đáng kể gì! Nhưng những lời khen của bác cũng khiến tôi thầm tự hào và bỗng trở nên tự tin lên rất nhiều - đã nhúc nhắc dám viết, dám nói, dám chia sẻ những gì mình nghĩ.
Tôi không nhớ thư viện nhỏ ngày ấy tồn tại đến bao giờ. Chỉ nhớ, sau này, khi tôi lên lớp ba, chúng tôi rất hay đến nhà bác Hải ở khu tập thể của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội để nghe bác đàn, tập hát và... tập kể chuyện. Tôi còn nhớ được một bài hát bác từng đàn cho chúng tôi hát theo là bài Reo vang bình minh. Tiếng đàn măng-đô-lin trong trẻo róc rách như nước chảy buổi sớm từ trên núi cao qua những con suối nhỏ, đưa trí tưởng tượng con trẻ đi rất xa....
(Theo Nguyễn Thụy Anh, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 12, 2016)
Câu chuyện Người thủ thư thời thơ ấu (Nguyễn Thụy Anh) kể về kỉ niệm gì trong thời học sinh của tác giả?
Viết bài văn kể về một kỉ niệm là ghi lại những điều thú vị, có ấn tượng sâu sắc về một sự việc mà em đã chứng kiến và trải nghiệm trong
Khi viết bài văn kể về kỉ niệm của bản thân, chúng ta dùng ngôi kể nào?
Tên kỉ niệm cần được nêu ở phần nào của bài viết kể về kỉ niệm của bản thân?
Để viết một bài văn kể về kỉ niệm của bản thân, chúng ta cần thực hiện mấy bước, đó là những bước nào?
Phần mở bài bài văn kể về kỉ niệm của bản thân cần nêu nội dung gì?
Chọn tên nhan đề kỉ niệm phù hợp với đề bài "Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với người thân trong gia đình".
Phần kết bài của bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân cần nêu những nội dung nào?
Ở phần tìm ý, chúng ta cần đặt ra và trả lời các câu hỏi như thế nào?
Vì sao cần kiểm tra lại bài văn sau khi đã viết xong?
Vì sao cần lập dàn ý trước khi viết?
Nhan đề của bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân cần phải
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây